Hội đồng trọng tài: Được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

14/08/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Chiều qua 13/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Trọng tài. Một trong những nội dung được các thường vụ thảo luận sôi nổi là Hội đồng trọng tài có thể được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong khi pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền này chỉ có Tòa án.

Trọng tài có quyền đến đâu?

Theo dự thảo luật, phạm vi thẩm quyền của trọng tài sẽ được mở rộng hơn so với pháp lệnh trọng tài thương mại hiện hành. Theo đó, trọng tài được quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích  của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng và cả ngoài hợp đồng. Dự thảo cũng liệt kê các tranh chấp không thuộc thẩm quyền.

Ủng hộ phương án mở rộng thẩm quyền, Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng: nếu dùng cơ chế của Tòa án giải quyết những tranh chấp ngoài hợp đồng của Tòa án thì không đáp ứng được yêu cầu của các bên tranh chấp. Tuy nhiên ông Thuận băn khoăn, khi chúng ta chỉ có hơn 100 trọng tài thì có thể đảm đương công việc nếu mở rộng phạm vi không? Nếu chưa giải quyết triệt để thì nên để cả hai phương án để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam hiện cả nước có 08 trung tâm trọng tài thương mại tuy nhiên số lượng giải quyết tại các trung tâm chưa nhiều (Trung tâm trọng tài quốc tế VN VIAC năm 2008 thụ lý 58 vụ việc). Với khối lượng công việc như vậy, cùng với việc phân tích một số cơ sở pháp lý theo bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, chưa cần thiết phải mở rộng phạm vi hoạt động của trọng tài. Nhiều ý kiến đồng tình với bà Ba về việc này, và cho rằng nếu có mở rộng thì chỉ mở rộng cho phù hợp với Luật Thương mại mà thôi

Hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp tạm thời?

Dự thảo Luật cho phép Hội đồng trọng tài có quyền nói trên với lập luận với một số tranh chấp có liên quan đến tài sản, hàng hóa mau hỏng, nếu chờ vào thủ tục của Tòa án thì sẽ không kịp thời, có thể gây thiệt hại. Và để ràng buộc cũng như bảo đảm tính khả thi của quy định nói trên, Dự thảo quy định bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chứng minh về sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này và phải chịu trách nhiệm những hậu quả phát sinh từ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không hợp lý.

Nhiều ý kiến không đồng ý với quy định nói trên. Ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội nhấn mạnh: cần hết sức cân nhắc vì đặc thù của trọng tài thương mại khác với cơ quan nhà nước khác. Ta nhấn mạnh nguyên tắc tự nguyện mà lại áp dụng biện pháp này thì không phù hợp. Khi một bên có yêu cầu thì tòa quyết định, đó là biện pháp áp đặt. Cùng là biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng hai cơ quan thực hiện là hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng lại có quan điểm khác: không chỉ Tòa án mà cả Hội đồng cũng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì nó liên quan đến quyền tự định đoạt của các bên. Qua tham khảo kinh nghiệm các nước cũng như thực tế ở Việt Nam thì nên cho các bên đương sự lựa chọn giữa Tòa án và trọng tài. Tuy nhiên, Thứ trưởng Tụng lưu ý: Dự thảo chưa quy định trường hợp một bên đề nghị Tòa án, còn một bên yêu cầu trọng tài thì xử lý thế nào? Ông Tụng đưa ra phương án: cơ quan nào nhận yêu cầu sau thì phải từ chối.

Bình An

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

-  Duy trì hoặc khôi phục hiện trạng tranh chấp;

-  Tiến hành các biện pháp nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình trọng tài

-  Thực hiện biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản bảo đảm cho việc thi hành phán quyết.

-  Bảo toàn chứng cứ liên quan đến tranh chấp;

-  Các hình thức bảo đảm khác

(Điều 48 Dự thảo Luật trọng tài thương mại)

Bộ soạn thảo văn bản có định dạng, NoiDung

Danh sách bình luận

Xem thêm »
@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1