09/11/2009
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Trường Đại học Luật Hà Nội 30 năm xây dựng và phát triển: Vươn đến tầm cao – Khẳng định vị thếĐược thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ, sự ra đời của trường Đại học Luật Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, một mốc son lịch sử đánh dấu sự phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật lớn nhất ở Việt Nam, cũng như đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển nền khoa học pháp lý nước nhà.Khó khăn không lùi bướcNhớ lại ngày đầu mới thành lập, trong bối cảnh chung của đất nước, trường ĐH Luật Hà Nội đã phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đời sống cán bộ, giáo viên, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập hầu như không có; cơ sở vật chất cũng hết sức nghèo nàn. Cùng với đó bộ máy tổ chức của trường chưa ổn định, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu.... Trong điều kiện đó, các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu luật học được Nhà nước tin tưởng giao cho nhà trường hết sức nặng nề. Ngày 7/3/1980, tại lễ khai giảng khoá học đầu tiên do trường chiêu sinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thay mặt Đảng và Nhà nước căn dặn trường ĐH Luật Hà Nội phải là “Trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý”. Nhận thức và xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường đã chung tay, chung sức quyết tâm phấn đấu để trở thành “người lính đi đầu” trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu luật học của đất nước. Vì thế, trong 10 năm đầu – là những năm được coi là khó khăn nhất của nhà trường (11/1979-11/1989), về mặt nhân sự trường ĐH Luật Hà Nội đã có 360 cán bộ viên chức, trong đó có 178 giáo viên, 7 tiến sĩ, 21 giảng viên chính. Giáo viên của trường đã có khả năng đảm nhiệm được phần lớn chương trình của các hệ đào tạo. Trong công tác đào tạo, trường đã xây dựng được các chương trình đào tạo đại học chính quy, tại chức, cao đẳng, chuyên tu, luân huấn, trung học để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Chất lượng đào tạo được củng cố và từng bước nâng cao, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng uy tín của trường và đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước. Năm 1988, Hội đồng khoa học và Trung tâm Thông tin khoa học của trường được thành lập đã phát huy vai trò tư vấn trong việc xác định hướng nghiên cứu, thực hiện chủ trương gắn công tác giảng dạy với nghiên cứu khoa học. Công tác biên soạn giáo trình và tài liệu học tập đã được chú trọng, từ chỗ năm 1979 không có giáo trình đến năm 1989, trường đã có 8 bộ giáo trình và hơn 50% các môn học đã có tập bài giảng...Không ngừng khẳng định vị thế Những thành công trong 10 năm đầu khó khăn và tấm Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1989) đã trở thành nguồn động lực lớn lao nâng bước tập thể cán bộ, giáo viên, sinh trường ĐH Luật Hà Nội vững tâm đi tiếp trên con đường khẳng định vị thế, vai trò là cơ sở đào tạo luật đảm bảo chất lượng, có năng lực và uy tín nhất ở Việt Nam của mình. Minh chứng là năm 2009, trường đã được đoàn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động và xếp trường đạt mức độ 2, mức cao nhất trong các mức đánh giá các trường đại học đang được quy định. Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, trường ĐH Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật có đóng góp lớn nhất cho việc xây dựng đội ngũ luật gia và các nhà luật học cho đất nước. Trong 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất nước hơn 60.000 cán bộ pháp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được đào tạo của cả nước. Bên cạnh đó, trường cũng đã và đang đào tạo 200 cán bộ pháp lý cho các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Yemen và tiếp nhận nhiều thực tập sinh từ các nước như Thuỵ Điển, Nhật Bản... đến học tập, nghiên cứu tại trường.Nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng ngành và cải cách tư pháp, trường ĐH Luật Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, góp phần xứng đáng vào việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ pháp lý đã kéo dài trong nhiều năm; tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng, PBGDPL; nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống pháp luật và cải cách tư pháp... Ghi nhận những nỗ lực và thành tựu này, Nhà nước đã tặng thưởng cho trường ĐH Luật Hà Nội 3 Huân chương Lao động, 1 Huân chương Độc lập cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen… của các cơ quan lãnh đạo và các tổ chức chính trị xã hội.Nỗ lực vươn đến tầm caoKhông ngủ quên trong thành tích, trên nền tảng sẵn có của mình, trường ĐH Luật Hà Nội luôn xác định sẽ không ngừng đổi mới toàn diện công tác đào tạo của nhà trường, tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả và quy mô đào tạo, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật. Và, đó cũng chính là mục tiêu phát triển trường đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Ngay từ bây giờ, để đạt được những mục tiêu quan trọng như: năm 2015, được công nhận là trường trọng điểm quốc gia về chất lượng và quy mô đào tạo cán bộ về pháp luật; năm 2020, năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật của nhà trường được xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới..., lãnh đạo nhà trường cùng tập thể cán bộ, giáo viên, sinh viên đã bắt đầu khởi động để tạo chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo hệ chính quy, thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo hệ không chính quy; mở rộng quy mô đào tạo hệ chính quy, văn bằng 2, thạc sĩ và tiến sĩ; duy trì hợp lý quy mô đào tạo hệ không chính quy; phát triển các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn...Bên cạnh đó, nhằm chiếm thị phần ngày càng lớn trong lĩnh vực đào tạo luật ở Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội chủ trương phát triển mạnh và đa dạng hoá chương trình đào tạo, gồm: đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo nghề, đào tạo hướng nghiệp, đào tạo liên thông. Ngoài ra, trong thời gian tới, trường ĐH Luật Hà Nội cũng quyết tâm đưa tư vấn pháp luật trở thành hoạt động thường xuyên và là một trong những thế mạnh của nhà trường thể hiện qua việc tập trung vào công tác tư vấn, phản biện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng cao... Đăc biệt, nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật, nhà trường sẽ phấn đấu năm 2015, có 1 đến 2 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, đến năm 2020 nâng lên từ 3 đến 4 chuyên ngành, và có từ 30 đến 40 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài kể từ năm 2015...Hồng Minh ĐH Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật đầu tiên đào tạo theo tín chỉ Trường Đại học Luật Hà Nội luôn là cơ sở đi đầu trong việc phát triển các chương trình đào tạo, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước tiếp cận với xu hướng chung của khu vực và thế giới. Hiện nay, trường là cơ sở đào tạo luật đầu tiên trong cả nước hoàn thiện và đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo đại học và sau đại học luật theo học chế tín chỉ, đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những con số Đến năm 2009, Trường đã có 413 cán bộ, viên chức, trong đó có 248 giảng viên. Trong đội ngũ giáo viên có 7 Giáo sư và Phó giáo sư, 87 Tiến sỹ, 116 Thạc sỹ, 5 nhà giáo ưu tú, 84 giảng viên chính… Phần lớn trong số cán bộ giáo viên là do trường tự đào tạo. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng… để nâng cao chất lượng giảng viên. Trong 10 năm 1999-2009, quy mô đào tạo của nhà trường đã được mở rộng không ngừng. Hiện quy mô đào tạo của Trường là 16.984 người, trong đó 47 nghiên cứu sinh, 285 học viên cao học, 6.100 sinh viên đại học hệ chính quy, 1.300 sinh viên đại học hệ văn bằng hai, 8.400 sinh viên đại học hệ vừa làm vừa học và 954 học sinh hệ trung cấp. Chỉ tính từ năm 2004 đến 2009, cán bộ, giáo viên của trường đã chủ trì và tham gia thực hiện 9 đề tài khoa học cấp nhà nước, 25 đề tài khoa cấp bộ và 72 đề tài khoa học cấp trường... Trường hiện có 39 giáo trình hệ đại học, 11 giáo trình hệ trung học và hàng trăm đầu sách tham khảo, chuyên khảo do các cán bộ giảng viên nhà trường biên soạn. Hiện nay, giáo trình, sách của trường không chỉ là nguồn tư liệu cho sinh viên trong học tập mà còn được sử dụng như tài liệu chuẩn để giảng dạy và học tập tại nhiều cơ sở đào tạo luật trong cả nước. Thư viện nhà trường đã có bước phát triển quan trọng, tổng diện tích 579 m2 với 500 chỗ đọc, phòng tự học cho sinh viên có 100 chỗ với diện tích 120 m2. Hệ thống thông tin tư liệu của thư viện được tin học hoá, phần mềm Libol đã được đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Tổng vốn tài liệu hiện có 15.930 tên sách với 195.456 cuốn, bao gồm: sách 98.997 cuốn; giáo trình 91.296 cuốn; luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp 3.916 cuốn; đề tài nghiên cứu khoa học 125 cuốn, báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh: 100 loại.. Phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường sẽ đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Đến năm 2015 đạt 80% giảng viên có trình độ sau đại học và đến năm 2020 đạt 90%. Đến năm 2015, có 40% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và đến năm 2020 tỷ lệ này là 50%. Khai thác hiệu quả đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đến năm 2020 giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm khoảng trên 20% khối lượng công việc giảng dạy của nhà trường. Quy mô đào tạo của nhà trường sẽ ổn định ở mức từ 18.000 đến 20.000 sinh viên đại học và sau đại học vào năm 2020.
Được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ, sự ra đời của trường Đại học Luật Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, một mốc son lịch sử đánh dấu sự phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật lớn nhất ở Việt Nam, cũng như đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển nền khoa học pháp lý nước nhà.
Khó khăn không lùi bước
Nhớ lại ngày đầu mới thành lập, trong bối cảnh chung của đất nước, trường ĐH Luật Hà Nội đã phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đời sống cán bộ, giáo viên, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập hầu như không có; cơ sở vật chất cũng hết sức nghèo nàn. Cùng với đó bộ máy tổ chức của trường chưa ổn định, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu.... Trong điều kiện đó, các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu luật học được Nhà nước tin tưởng giao cho nhà trường hết sức nặng nề. Ngày 7/3/1980, tại lễ khai giảng khoá học đầu tiên do trường chiêu sinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thay mặt Đảng và Nhà nước căn dặn trường ĐH Luật Hà Nội phải là “Trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý”. Nhận thức và xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường đã chung tay, chung sức quyết tâm phấn đấu để trở thành “người lính đi đầu” trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu luật học của đất nước.
Vì thế, trong 10 năm đầu – là những năm được coi là khó khăn nhất của nhà trường (11/1979-11/1989), về mặt nhân sự trường ĐH Luật Hà Nội đã có 360 cán bộ viên chức, trong đó có 178 giáo viên, 7 tiến sĩ, 21 giảng viên chính. Giáo viên của trường đã có khả năng đảm nhiệm được phần lớn chương trình của các hệ đào tạo. Trong công tác đào tạo, trường đã xây dựng được các chương trình đào tạo đại học chính quy, tại chức, cao đẳng, chuyên tu, luân huấn, trung học để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Chất lượng đào tạo được củng cố và từng bước nâng cao, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng uy tín của trường và đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước. Năm 1988, Hội đồng khoa học và Trung tâm Thông tin khoa học của trường được thành lập đã phát huy vai trò tư vấn trong việc xác định hướng nghiên cứu, thực hiện chủ trương gắn công tác giảng dạy với nghiên cứu khoa học. Công tác biên soạn giáo trình và tài liệu học tập đã được chú trọng, từ chỗ năm 1979 không có giáo trình đến năm 1989, trường đã có 8 bộ giáo trình và hơn 50% các môn học đã có tập bài giảng...
Không ngừng khẳng định vị thế
Những thành công trong 10 năm đầu khó khăn và tấm Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1989) đã trở thành nguồn động lực lớn lao nâng bước tập thể cán bộ, giáo viên, sinh trường ĐH Luật Hà Nội vững tâm đi tiếp trên con đường khẳng định vị thế, vai trò là cơ sở đào tạo luật đảm bảo chất lượng, có năng lực và uy tín nhất ở Việt Nam của mình. Minh chứng là năm 2009, trường đã được đoàn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động và xếp trường đạt mức độ 2, mức cao nhất trong các mức đánh giá các trường đại học đang được quy định. Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, trường ĐH Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật có đóng góp lớn nhất cho việc xây dựng đội ngũ luật gia và các nhà luật học cho đất nước. Trong 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất nước hơn 60.000 cán bộ pháp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được đào tạo của cả nước. Bên cạnh đó, trường cũng đã và đang đào tạo 200 cán bộ pháp lý cho các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Yemen và tiếp nhận nhiều thực tập sinh từ các nước như Thuỵ Điển, Nhật Bản... đến học tập, nghiên cứu tại trường.
Nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng ngành và cải cách tư pháp, trường ĐH Luật Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, góp phần xứng đáng vào việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ pháp lý đã kéo dài trong nhiều năm; tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng, PBGDPL; nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống pháp luật và cải cách tư pháp... Ghi nhận những nỗ lực và thành tựu này, Nhà nước đã tặng thưởng cho trường ĐH Luật Hà Nội 3 Huân chương Lao động, 1 Huân chương Độc lập cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen… của các cơ quan lãnh đạo và các tổ chức chính trị xã hội.
Nỗ lực vươn đến tầm cao
Không ngủ quên trong thành tích, trên nền tảng sẵn có của mình, trường ĐH Luật Hà Nội luôn xác định sẽ không ngừng đổi mới toàn diện công tác đào tạo của nhà trường, tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả và quy mô đào tạo, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật. Và, đó cũng chính là mục tiêu phát triển trường đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Ngay từ bây giờ, để đạt được những mục tiêu quan trọng như: năm 2015, được công nhận là trường trọng điểm quốc gia về chất lượng và quy mô đào tạo cán bộ về pháp luật; năm 2020, năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật của nhà trường được xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới..., lãnh đạo nhà trường cùng tập thể cán bộ, giáo viên, sinh viên đã bắt đầu khởi động để tạo chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo hệ chính quy, thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo hệ không chính quy; mở rộng quy mô đào tạo hệ chính quy, văn bằng 2, thạc sĩ và tiến sĩ; duy trì hợp lý quy mô đào tạo hệ không chính quy; phát triển các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn...
Bên cạnh đó, nhằm chiếm thị phần ngày càng lớn trong lĩnh vực đào tạo luật ở Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội chủ trương phát triển mạnh và đa dạng hoá chương trình đào tạo, gồm: đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo nghề, đào tạo hướng nghiệp, đào tạo liên thông. Ngoài ra, trong thời gian tới, trường ĐH Luật Hà Nội cũng quyết tâm đưa tư vấn pháp luật trở thành hoạt động thường xuyên và là một trong những thế mạnh của nhà trường thể hiện qua việc tập trung vào công tác tư vấn, phản biện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng cao...
Đăc biệt, nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật, nhà trường sẽ phấn đấu năm 2015, có 1 đến 2 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, đến năm 2020 nâng lên từ 3 đến 4 chuyên ngành, và có từ 30 đến 40 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài kể từ năm 2015...
Hồng Minh
ĐH Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật đầu tiên đào tạo theo tín chỉ Trường Đại học Luật Hà Nội luôn là cơ sở đi đầu trong việc phát triển các chương trình đào tạo, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước tiếp cận với xu hướng chung của khu vực và thế giới. Hiện nay, trường là cơ sở đào tạo luật đầu tiên trong cả nước hoàn thiện và đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo đại học và sau đại học luật theo học chế tín chỉ, đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Những con số Đến năm 2009, Trường đã có 413 cán bộ, viên chức, trong đó có 248 giảng viên. Trong đội ngũ giáo viên có 7 Giáo sư và Phó giáo sư, 87 Tiến sỹ, 116 Thạc sỹ, 5 nhà giáo ưu tú, 84 giảng viên chính… Phần lớn trong số cán bộ giáo viên là do trường tự đào tạo. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng… để nâng cao chất lượng giảng viên. Trong 10 năm 1999-2009, quy mô đào tạo của nhà trường đã được mở rộng không ngừng. Hiện quy mô đào tạo của Trường là 16.984 người, trong đó 47 nghiên cứu sinh, 285 học viên cao học, 6.100 sinh viên đại học hệ chính quy, 1.300 sinh viên đại học hệ văn bằng hai, 8.400 sinh viên đại học hệ vừa làm vừa học và 954 học sinh hệ trung cấp. Chỉ tính từ năm 2004 đến 2009, cán bộ, giáo viên của trường đã chủ trì và tham gia thực hiện 9 đề tài khoa học cấp nhà nước, 25 đề tài khoa cấp bộ và 72 đề tài khoa học cấp trường... Trường hiện có 39 giáo trình hệ đại học, 11 giáo trình hệ trung học và hàng trăm đầu sách tham khảo, chuyên khảo do các cán bộ giảng viên nhà trường biên soạn. Hiện nay, giáo trình, sách của trường không chỉ là nguồn tư liệu cho sinh viên trong học tập mà còn được sử dụng như tài liệu chuẩn để giảng dạy và học tập tại nhiều cơ sở đào tạo luật trong cả nước. Thư viện nhà trường đã có bước phát triển quan trọng, tổng diện tích 579 m2 với 500 chỗ đọc, phòng tự học cho sinh viên có 100 chỗ với diện tích 120 m2. Hệ thống thông tin tư liệu của thư viện được tin học hoá, phần mềm Libol đã được đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Tổng vốn tài liệu hiện có 15.930 tên sách với 195.456 cuốn, bao gồm: sách 98.997 cuốn; giáo trình 91.296 cuốn; luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp 3.916 cuốn; đề tài nghiên cứu khoa học 125 cuốn, báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh: 100 loại.. Phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường sẽ đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Đến năm 2015 đạt 80% giảng viên có trình độ sau đại học và đến năm 2020 đạt 90%. Đến năm 2015, có 40% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và đến năm 2020 tỷ lệ này là 50%. Khai thác hiệu quả đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đến năm 2020 giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm khoảng trên 20% khối lượng công việc giảng dạy của nhà trường. Quy mô đào tạo của nhà trường sẽ ổn định ở mức từ 18.000 đến 20.000 sinh viên đại học và sau đại học vào năm 2020. |