Đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước

24/05/2013
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Ngày 22/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về việc đẩy mạnh chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020.

Theo Chỉ thị này để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020: Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; đảm bảo chất lượng của kế hoạch cải cách hành chính hàng năm; xác định rõ kết quả cụ thể phải đạt được, những nhiệm vụ phải thực hiện gắn với trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện và bố trí nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính theo quy định của Bộ Nội vụ.

Kết quả cải cách hành chính hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân các cấp là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp và là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

Cũng theo Chỉ thị này, để đổi mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành thể chế, đảm bảo tính khả thi, giao Bộ Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan có liên quan soạn thảo, trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau khi Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hp nhất) theo hướng: bổ sung các quy định về đánh giá tác động đối với văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và văn bản pháp luật khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có cơ chế, chính sách; thiết lập hệ thống cơ chế kiểm soát chất lượng đánh giá tác động đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có cơ chế, chính sách do Chính ph, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;

-  Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính nhằm khắc phục những hạn chế trong việc ban hành và thi hành các quyết định hành chính hiện nay; xây dựng, trình Chính phủ Đán thí điểm cơ chế kiểm soát tập trung việc ban hành thông tư, thông tư liên tịch trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp triển khai mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính ở tất cả các ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hp với Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hàng năm hoặc đột xuất đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sáng kiến, kiến nghị cải cách quy định hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; lựa chọn những vấn đề đang gây nhiều bức xúc trong xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời xử lý./.

Tô Hoàng

Xem thêm »