Theo đó, người kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển theo quy định của pháp luật và chỉ được kinh doanh vận tải biển sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển như sau:
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải biển;
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ như Quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn – ISM Code nếu kinh doanh vận tải biển tuyến quốc tế; An ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng – ISM Code nếu kinh doanh vận tải biển tuyến quốc tế; Hoạt động khai thác tàu biển và thực hiện công tác pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực khai thác tàu biển phải có bằng đại học về một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khai thác tàu biển tối thiểu 03 năm.
- Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý khai thác tàu biển tối thiểu 02 năm; được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ phù hợp theo quy định.
- Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách pháp chế doanh nghiệp phải có bằng đại học về chuyên ngành luật và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tối thiểu 02 năm.
- Có vốn hoặc tài sản khác tối thiểu tương đương 20 tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển quốc tế và 05 tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển nội địa.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 và thay thế Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 05/7/2007 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.