Thông tư liên tịch hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

19/08/2014
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Ngày 14 tháng 7 năm 2014, liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP thay thế Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Theo đó, Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP có một số điểm mới cần chú ý:

1. Về định mức chi:

- Tăng định mức chi khoảng 50% cho các hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã quy định tại Thông tư liên tịch số 192, xác định những nội dung chi thực sự cần thiết để tăng định mức chi, tác động tích cực đến tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, có tác dụng động viên, khuyến khích đội ngũ CBCC có khả năng hoạch định chính sách như: soạn thảo đề cương, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (không bao gồm thông tư, thông tư liên tịch); soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật (không bao gồm báo cáo đánh giá tác động, báo cáo tình hình thực thi pháp luật).

- Tăng thêm 43-52% tổng định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (trừ thông tư, thông tư liên tịch).

2. Về thủ tục thanh quyết toán: để quản lý chi tiêu theo hướng đơn giản, gọn nhẹ so với quy định hiện hành, tại điểm a, khoản 2 Điều 6 quy định thực hiện phương thức khoán kinh phí trên sản phẩm hoàn thành kèm theo bảng kê chi tiết các nội dung chi, mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch, không cần kèm theo hóa đơn, chứng từ. Việc khoán chi trên sản phẩm hoàn thành sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí khi thanh toán tiền kinh phí xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Xem thêm »