Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề

20/12/2006
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề. Nghị định quy định về mục tiêu, chương trình dạy nghề; chính sách đối với dạy nghề; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề...

Theo đó, các trình độ dạy nghề bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện dưới một năm đối với người có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp THPT. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp THPT; từ một năm rưỡi đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp.

Các đối tượng được hỗ trợ học nghề gồm: người dân tộc thiểu số; bộ đội, công an phục viên xuất ngũ; người học những nghề khó tuyển sinh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; người tàn tật, khuyết tật; lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, người mất việc làm; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, vào trường giáo dưỡng...

(Theo Pháp luật Việt Nam)

Xem thêm »