01/09/2016
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Một số điểm mới của Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư phápĐể triển khai các văn bản mới của Đảng cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp trong tình hình mới, ngày 12/7/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1486/QĐ-BTP ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp thay thế Quyết định số 406/QĐ-BTP ngày 29/3/2011 (sau đây gọi là Quy chế).Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại gồm 8 Chương, 47 Điều, quy định nội dung, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp. Quy chế bao gồm các quy định chung liên quan tới phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, nội dung hoạt động đối ngoại, nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại, thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại; đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm; tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào, tiếp khách quốc tế; quản lý chương trình, dự án, phi dự hợp tác quốc tế về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác như lễ tân trong công tác đối ngoại, quà tặng, tiếp nhận và xét khen thưởng có yếu tố nước ngoài, thông tin đối ngoại, phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, quan lý công hàm, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, xác nhận chuyên gia dài hạn nước ngoài.
Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích những điểm mới của Quyết định số 1486/QĐ-BTP so với Quyết định số 406/QĐ-BTP ngày 29/03/2011
1. Về quy định chung (chương I)
Chương này quy định các vấn đề chung trong quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp bao gồm: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế; nội dung các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp; nguyên tắc hoạt động đối ngoại; thẩm quyền quyết định các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã có điều chỉnh, bổ sung các thuật ngữ trong quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức; quy định cụ thể về nội dung hoạt động đối ngoại trên cơ sở bổ sung các nội dung phù hợp với Quyết định số 272-QĐ/TW và Hướng dẫn số 01-HD/BĐNTW, trong đó bổ sung hoạt động thông tin đối ngoại trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, việc phóng viên nước ngoài đăng ký phỏng vấn Lãnh đạo Bộ, tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân, nước ngoài; bổ sung vai trò của Ban cán sự Đảng trong việc quyết định định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đối ngoại và việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của Bộ, dự kiến Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ hàng năm; sửa đổi một số quy định trong nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với các nguyên tắc mới theo Quyết định số 272-QĐ/TW; quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại phù hợp với Quyết định số 272-QĐ/TW.
2. Đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (Chương II)
Chương này quy định về việc đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Để bảo đảm việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được hiệu quả, khắc phục tình trạng ký kết nhưng không thực hiện, Quy chế đã quy định cụ thể hơn về quy trình, trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và bổ sung thêm quy định về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm (Chương III)
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã có các điều chỉnh nội dung quy định về Kế hoạch hoạt động đối ngoại phù hợp với Quyết định số 272-QĐ/TW, theo đó Kế hoạch hoạt động đối ngoại chỉ bao gồm Đoàn ra, Đoàn vào, bổ sung quy trình xin ý kiến Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Bộ phù hợp với thẩm quyền của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp theo Quyết định số 272-QĐ/TW, bổ sung quy định về điều chỉnh và bổ sung hoạt động đối ngoại ngoài Kế hoạch đã được phê duyệt, bổ sung quy định về trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động đối ngoại đã được phê duyệt.
4. Tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào, tiếp khách quốc tế (Chương IV)
Chương này quy định rõ về việc tổ chức đoàn ra, đoàn vào, trong đó bổ sung các quy định về Đề án tổ chức đoàn đi, các quy định về thời hạn tổ chức đoàn và việc tham vấn với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định số 272 và Chỉ thị số 38-CT/TW và thực tiễn tổ chức, triển khai thực hiện các đoàn ra, đoàn vào của Bộ.
Đồng thời, để khắc phục một số vướng mắc trong thời gian qua và bảo đảm tính hiệu quả, tiết kiệm trong tổ chức Đoàn ra, đón tiếp Đoàn vào, Quy chế cũng đã có điều chỉnh về thời hạn, trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp có liên quan theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trong việc tổ chức đoàn, tham dự các buổi làm việc, đặc biệt là trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Bộ.
5. Quản lý chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật (Chương V)
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã bổ sung 01 Chương riêng quy định về quy trình quản lý chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật. Quy chế cũng đã xây dựng quy trình quản lý chương trình, dự án, phi dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cụ thể là: bổ sung quy định mới về các hình thức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, quy định cụ thể hơn về vai trò của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc vận động, điều phối hoạt động hợp tác quốc tế, đồng thời tạo sự chủ động cho các đơn vị trong Bộ trong công tác vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi chính phủ nước ngoài, sửa đổi quy trình tiếp nhận, phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án theo quy định mới của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, bao gồm quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án, viện trợ phi dự án, quy định cụ thể về quy trình điều phối hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hoạt động của các chương trình, dự án.
6. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (Chương VI)
Chương này cơ bản kế thừa Quyết định số 406/QĐ-BTP và bổ sung quy định về xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan tới hồ sơ trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch tổ chức hội nghị hội thảo để đảm bảo sự phù hợp với các quy định tại Nghị định số 113/2014/NĐ-CP và Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
7. Các hoạt động đối ngoại khác (Chương VII)
Chương này quy định về các hoạt động đối ngoại khác bao gồm: các hoạt động lễ tân trong công tác đối ngoại (Điều 37); quà tặng (Điều 38); tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; kiến nghị tặng, xét các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc với Bộ Tư pháp và có thành tích xuất sắc được Bộ Tư pháp công nhận (Điều 39, 40); thông tin đối ngoại của Bộ Tư pháp (Điều 40); việc phóng viên nước ngoài đăng ký phỏng vấn lãnh đạo Bộ (Điều 42); quản lý Công hàm (Điều 43); sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (Điều 44) và xác nhận chuyên gia nước ngoài dài hạn (Điều 45).
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã bổ sung quy định về tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; kiến nghị tặng, xét các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc với Bộ Tư pháp và có thành tích xuất sắc được Bộ Tư pháp công nhận, thông tin đối ngoại; việc phóng viên nước ngoài đăng ký phỏng vấn lãnh đạo Bộ. Việc sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và xác nhận chuyên gia nước ngoài dài hạn được thực hiện theo Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Ngoài ra, Quy chế ủy quyền việc xây dựng và trả lời Công hàm tương trợ tư pháp về dân sự cho Vụ Pháp luật quốc tế và thực hiện thủ tục xác nhậ và đăng ký sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam cho Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và các trường Trung cấp Luật.
Việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại mới hy vọng sẽ góp phần bảo đảm công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp của Bộ Tư pháp được triển khai một cách thực chất, hiệu quả và là nguồn lực hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của của Bộ, Ngành tư pháp trong giai đoạn mới.
Bùi Hương Quế - Vũ Hà Thu, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp
Để triển khai các văn bản mới của Đảng cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp trong tình hình mới, ngày 12/7/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1486/QĐ-BTP ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp thay thế Quyết định số 406/QĐ-BTP ngày 29/3/2011 (sau đây gọi là Quy chế).
Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại gồm 8 Chương, 47 Điều, quy định nội dung, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp. Quy chế bao gồm các quy định chung liên quan tới phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, nội dung hoạt động đối ngoại, nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại, thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại; đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm; tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào, tiếp khách quốc tế; quản lý chương trình, dự án, phi dự hợp tác quốc tế về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác như lễ tân trong công tác đối ngoại, quà tặng, tiếp nhận và xét khen thưởng có yếu tố nước ngoài, thông tin đối ngoại, phỏng vấn của phóng viên nước ngoài, quan lý công hàm, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, xác nhận chuyên gia dài hạn nước ngoài.
Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích những điểm mới của Quyết định số 1486/QĐ-BTP so với Quyết định số 406/QĐ-BTP ngày 29/03/2011
1. Về quy định chung (chương I)
Chương này quy định các vấn đề chung trong quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp bao gồm: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế; nội dung các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp; nguyên tắc hoạt động đối ngoại; thẩm quyền quyết định các hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp.
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã có điều chỉnh, bổ sung các thuật ngữ trong quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức; quy định cụ thể về nội dung hoạt động đối ngoại trên cơ sở bổ sung các nội dung phù hợp với Quyết định số 272-QĐ/TW và Hướng dẫn số 01-HD/BĐNTW, trong đó bổ sung hoạt động thông tin đối ngoại trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, việc phóng viên nước ngoài đăng ký phỏng vấn Lãnh đạo Bộ, tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân, nước ngoài; bổ sung vai trò của Ban cán sự Đảng trong việc quyết định định hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đối ngoại và việc tổ chức thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của Bộ, dự kiến Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Bộ hàng năm; sửa đổi một số quy định trong nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với các nguyên tắc mới theo Quyết định số 272-QĐ/TW; quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong hoạt động đối ngoại phù hợp với Quyết định số 272-QĐ/TW.
2. Đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (Chương II)
Chương này quy định về việc đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Để bảo đảm việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được hiệu quả, khắc phục tình trạng ký kết nhưng không thực hiện, Quy chế đã quy định cụ thể hơn về quy trình, trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và bổ sung thêm quy định về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm (Chương III)
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã có các điều chỉnh nội dung quy định về Kế hoạch hoạt động đối ngoại phù hợp với Quyết định số 272-QĐ/TW, theo đó Kế hoạch hoạt động đối ngoại chỉ bao gồm Đoàn ra, Đoàn vào, bổ sung quy trình xin ý kiến Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Bộ phù hợp với thẩm quyền của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp theo Quyết định số 272-QĐ/TW, bổ sung quy định về điều chỉnh và bổ sung hoạt động đối ngoại ngoài Kế hoạch đã được phê duyệt, bổ sung quy định về trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động đối ngoại đã được phê duyệt.
4. Tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào, tiếp khách quốc tế (Chương IV)
Chương này quy định rõ về việc tổ chức đoàn ra, đoàn vào, trong đó bổ sung các quy định về Đề án tổ chức đoàn đi, các quy định về thời hạn tổ chức đoàn và việc tham vấn với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định số 272 và Chỉ thị số 38-CT/TW và thực tiễn tổ chức, triển khai thực hiện các đoàn ra, đoàn vào của Bộ.
Đồng thời, để khắc phục một số vướng mắc trong thời gian qua và bảo đảm tính hiệu quả, tiết kiệm trong tổ chức Đoàn ra, đón tiếp Đoàn vào, Quy chế cũng đã có điều chỉnh về thời hạn, trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp có liên quan theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trong việc tổ chức đoàn, tham dự các buổi làm việc, đặc biệt là trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Bộ.
5. Quản lý chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật (Chương V)
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã bổ sung 01 Chương riêng quy định về quy trình quản lý chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật. Quy chế cũng đã xây dựng quy trình quản lý chương trình, dự án, phi dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cụ thể là: bổ sung quy định mới về các hình thức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, quy định cụ thể hơn về vai trò của Vụ Hợp tác quốc tế trong việc vận động, điều phối hoạt động hợp tác quốc tế, đồng thời tạo sự chủ động cho các đơn vị trong Bộ trong công tác vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi chính phủ nước ngoài, sửa đổi quy trình tiếp nhận, phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án theo quy định mới của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, bao gồm quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án, viện trợ phi dự án, quy định cụ thể về quy trình điều phối hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hoạt động của các chương trình, dự án.
6. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (Chương VI)
Chương này cơ bản kế thừa Quyết định số 406/QĐ-BTP và bổ sung quy định về xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan tới hồ sơ trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch tổ chức hội nghị hội thảo để đảm bảo sự phù hợp với các quy định tại Nghị định số 113/2014/NĐ-CP và Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
7. Các hoạt động đối ngoại khác (Chương VII)
Chương này quy định về các hoạt động đối ngoại khác bao gồm: các hoạt động lễ tân trong công tác đối ngoại (Điều 37); quà tặng (Điều 38); tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; kiến nghị tặng, xét các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc với Bộ Tư pháp và có thành tích xuất sắc được Bộ Tư pháp công nhận (Điều 39, 40); thông tin đối ngoại của Bộ Tư pháp (Điều 40); việc phóng viên nước ngoài đăng ký phỏng vấn lãnh đạo Bộ (Điều 42); quản lý Công hàm (Điều 43); sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (Điều 44) và xác nhận chuyên gia nước ngoài dài hạn (Điều 45).
So với Quyết định số 406/QĐ-BTP, Quy chế đã bổ sung quy định về tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; kiến nghị tặng, xét các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc với Bộ Tư pháp và có thành tích xuất sắc được Bộ Tư pháp công nhận, thông tin đối ngoại; việc phóng viên nước ngoài đăng ký phỏng vấn lãnh đạo Bộ. Việc sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và xác nhận chuyên gia nước ngoài dài hạn được thực hiện theo Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Ngoài ra, Quy chế ủy quyền việc xây dựng và trả lời Công hàm tương trợ tư pháp về dân sự cho Vụ Pháp luật quốc tế và thực hiện thủ tục xác nhậ và đăng ký sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam cho Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và các trường Trung cấp Luật.
Việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại mới hy vọng sẽ góp phần bảo đảm công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp của Bộ Tư pháp được triển khai một cách thực chất, hiệu quả và là nguồn lực hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của của Bộ, Ngành tư pháp trong giai đoạn mới.
Bùi Hương Quế - Vũ Hà Thu, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp