18/09/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự trong lĩnh vực thi hành án dân sựLuật Tương trợ tư pháp năm 2007 và Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp đã quy định những nội dung cơ bản về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.
Ngày 15/09/2011, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp. Sau 05 năm thực hiện, Thông tư này đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc biệt là thiếu các quy định cần thiết về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự; xuất hiện những khoảng trống pháp lý về việc thu, nộp chi phíthực tế thực hiện ủy thác tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện ủy thác tư pháp cũng chưa được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này, v.v. Trong khi đó, những quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ trước đây, mà sau này là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thi hành án dân sự lại dẫn chiếu đến pháp luật về tương trợ tư pháp. Việc thiếu căn cứ pháp lý cụ thể để thực hiện có hiệu quả các yêu cầu về tương trợ tư pháp trong một thời gian dài đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của công tác tương trợ tư pháp nói chung, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng đối với những vụ việc có yêu cầu tương trợ tư pháp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ án dân sự tồn đọng[1]và ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trong thời gian qua.
Để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 19/10/2016 Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/12/2016 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC) thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC (trừ các hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài được lập trước ngày 06/12/2016).Trên cơ sở so sánh với quy định trước đây của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, bài viết dưới đây sẽ nêu và phân tích những điểm sửa đổi, bổ sung và nội dung các quy địnhvềtrách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, của Bộ Tư pháp trong việc thực hiệntrình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực này theo Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
1. Những điểm sửa đổi, bổ sung về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo quy định của Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
Một là, Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bổ sung quy định về giải thích từ ngữ nhằm làm rõ nội hàm một số khái niệm trong tương trợ tư pháp. Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 mới chỉ nêu các khái niệm về ủy thác tư pháp và tương trợ tư pháp. Theo đó, Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên[2]. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp[3]. Để tạo thuận lợi cho việc áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn, Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung một Điều về giải thích từ ngữ[4]. Theo đó, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Ủy thác tư pháp của Việt Nam là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.
- Ủy thác tư pháp của nước ngoài là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.
- Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm:
+ Đương sự quy định tại Điều 152 và Điều 153 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đối với các yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự và tống đạt quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài làm phát sinh ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
- Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có yêu cầu ủy thác tư pháp với Việt Nam.
- Công ước Tống đạt là Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.
- Kênh tống đạt chính là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan Trung ương của nước được yêu cầu theo quy định từ Điều 2 đến Điều 7 của Công ước Tống đạt.
- Kênh lãnh sự gián tiếp là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan đại diện lãnh sự của nước yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định tại đoạn 1 Điều 9 của Công ước Tống đạt.
- Kênh ngoại giao gián tiếp là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của nước yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định tại đoạn 2 Điều 9 của Công ước Tống đạt.
- Kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt cho người nhận thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước gửi mà không thông qua cơ quan có thẩm quyền của nước nhận theo quy định tại Điều 8 của Công ước Tống đạt.
Hai là,Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã sửa đổi toàn diện và bổ sung nhiều quy định quan trọng liên quan đến chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự (Điều 6 và Điều 7), đặc biệt là các quy định về trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự trong việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam (điểm b khoản 2 Điều 7). Luật Tương trợ tư pháp và Nghị định 92/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp đều có quy định về nguyên tắc đối với việc thu chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, tuy nhiên lại không có quy định cụ thể về cơ chế thu nộp các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự nhưng Thông tư này chỉ điều chỉnh việc thu nộp phí thực hiện ủy thác tư pháp. Trong khi đó, việc thu nộp các chi phí thực tế là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện ủy thác tư pháp. Việc không có cơ chế đóng chi phí theo yêu cầu của phía nước ngoài nên nhiều hồ sơ ủy thác tư pháp của phía Việt Nam gửi đi không được thực hiện[5]. Đồng thời, ở chiều ngược lại, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng không thu được các khoản chi phí thực hiện ủy thác tư pháp cho phía nước ngoài. Đây là một khoảng trống pháp lý về thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, làm hạn chế và ảnh hưởng đến kết quả cũng như tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp[6].
Để khắc phục những vướng mắc, bất cập nêu trên, khoản 5 và khoản 6 Điều 6 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung các quy định về chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và của nước ngoài như sau:
- Căn cứ nội dung yêu cầu ủy thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
+ Chi phí dịch thuật, công chứng, chứng thực hồ sơ ủy thác tư pháp;
+ Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài;
+ Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;
+ Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.
- Căn cứ nội dung yêu cầu ủy thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
+ Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp do tổ chức, cá nhân có chức năng tống đạt thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ;
+ Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu đặc biệt của nước ngoài;
+ Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC cũng quy định cụ thể về việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và của nước ngoài, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam[7] được thực hiện như sau:
- Các chi phí thực tế phát sinh trong nước do người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thanh toán trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ.
- Đối với chi phí thực tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thu được thực hiện như sau:
+ Trường hợp chi phí thực tế đã xác định được theo quy định của phía nước ngoài tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam thông báo người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thanh toán chi phí này với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia liên quan.
+ Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam phải nộp tạm ứng 3 triệu đồng tại cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam có trụ sở. Số tiền tạm ứng này được thanh toán cho chi phí thực tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện.
Một trong những lý do cơ bản để giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh làm đầu mối thu nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự là nhằm tạo điều kiện cho người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp (phí và chi phí thực tế) cùng một thời điểm và cùng một cơ quan thu. Hiện nay, cơ quan thi hành án dân sự đang thu phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Thông tư số 18/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện ủy thác tư pháp. Đồng thời, người có nghĩa vụ nộp chi phí đến cơ quan thi hành án cấp tỉnh nộp phí ủy thác tư pháp đồng thời nộp tạm ứng chi phí là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tránh phải đi lại nhiều lần hoặc qua nhiều các cơ quan nhà nước khác nhau để nộp các loại tiền trong cùng một vụ việc dân sự[8].
Thứ hai, việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài[9] được thực hiện như sau:
- Trường hợp các chi phí thực tế đã xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nộp chi phí thực tế cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam.
- Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được chi phí thực tế, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về mức chi phí, phương thức nộp và thông báo thời gian nộp không quá 60 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trong thông báo mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không nộp chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thông báo về việc không thực hiện được ủy thác tư pháp và trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Quy trình thông báo về việc thu, nộp chi phí và trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được thực hiện theo quy trình tại Điều 21 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
Ba là,Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc chuyển và thanh toán tạm ứng chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam[10]. Theo đó, việc chuyển và thanh toán tạm ứng chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC được thực hiện theo trình tự như sau:
- Cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để thực hiện việc chuyển chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi văn bản này cho cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam theo quy trình tại Điều 15 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi văn bản này và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự và người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam về chi phí thực tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam, cơ quan thi hành án dân sự thanh toán chi phí thực tế cho phía nước ngoài như sau:
+ Trường hợp tiền tạm ứng đủ để thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự chuyển tiền cho phía nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
+ Trường hợp tiền tạm ứng không đủ để thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thông báo khoản tiền còn thiếu và thời hạn cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam nộp bổ sung.
Hết thời hạn thông báo mà người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam không nộp bổ sung, cơ quan thi hành dân sự chuyển số tiền tạm ứng cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài sau khi đã trừ đi các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã trả kết quả ủy thác tư pháp hoặc thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp để xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp phía nước ngoài yêu cầu nộp đủ chi phí thực tế trước khi thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam.
- Sau khi chuyển tiền cho phía nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam và người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam về công việc đã thực hiện, khoản tiền còn thiếu phải nộp bổ sung hoặc khoản tiền tạm ứng còn thừa.
Trong thông báo, cơ quan thi hành án dân sự nêu rõ thời hạn cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam nhận lại khoản tiền tạm ứng còn thừa (nếu có) đối với yêu cầu ủy thác tư pháp về thi hành án dân sự, tống đạt quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đối với yêu cầu ủy thác tư pháp của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trả lại khoản tiền tạm ứng còn thừa cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam khi có quyết định của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó.
- Trường hợp không nhận được kết quả ủy thác tư pháp; ủy thác tư pháp không thực hiện được do người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp không nộp bổ sung tạm ứng chi phí; hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo không thu chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam ra quyết định hoàn trả cho người nộp tiền tạm ứng khi giải quyết xong vụ việc. Cơ quan thi hành án dân sự hoàn trả cho người nộp tiền tạm ứng theo quyết định này.
Bốn là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bổ sung quy định về thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam và thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam trong lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC là Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự có phát sinh ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Luật tương trợ tư pháp và Điều 11 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, gửi tới Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC để thực hiện theo thủ tục chung.
- Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC là Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.Ngoài ra, điểm c khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC cũng bổ sung quy định về thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài đối với Thừa phát lại, theo đó Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được xác định như sau:
+ Nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở, chi nhánh của tổ chức đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
+ Nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
+ Nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ.
Năm là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bổ sung quy định về xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam[11]. Theo đó, việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự[12].
Sáu là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã sửa đổi, bổ sung cơ bản trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp nói chung, thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng theo nguyên tắc đơn giản hóa về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính và bảo đảm hài hòa hóa với quy định của các điều ước về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là Công ước La Hay năm 1965 vềTống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.
Trước đây, Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/09/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp đã quy định trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp tại 03 Chương,gồm: Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự (Chương 2); Thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Chương 3) và Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài (Chương 4). Thực tiễn cho thấy, việc tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài (Chương 3Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC) được thực hiện như quy trình ủy thác tư pháp đối với công dân nước ngoài ở nước sở tại và phải qua nhiều khâu trung gian (từ tòa án/cơ quan thi hành án địa phương ® Bộ Tư pháp ® Bộ Ngoại giao ® Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ® Công dân Việt Nam). Quy trình này mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng trong nước. Trong khi đó, về bản chất thì việc tống đạt cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoàn toàn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện, không thông qua kênh tương trợ tư pháp của nước sở tại. Vì vậy, qua tổng kết về công tác tương trợ tư pháp[13], nhiều tòa án, cơ quan thi hành án đã đề nghị cần nghiên cứu, sửa đổi nhằm đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian thực hiện tống đạt cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Do vậy, để phù hợp với pháp luật về tương trợ tư pháp trong nước và thông lệ tương trợ tư pháp của các nước, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người dân trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã không quy định thành một chương riêng về việc thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, về trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp, Thông tư này đã quy định ngắn gọntrong hai chương, đó là Chương IIvề trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và Chương III về trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
Bảy là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung một chương (Chương IV) quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, bao gồm (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam), trong đóđáng chú ý là các quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự, cụ thể như sau:
- Về trách nhiệm của Bộ Tư pháp[14], bao gồm:
+ Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư pháp của Việt Nam trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
+ Cập nhật điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam[15], bao gồm:
+ Thực hiện ủy thác tư pháp theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTCvà các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự về mức và phương thức nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
+ Cập nhật về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao theo định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự và của Bộ Tư pháptrong việc thực hiện các trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Một là,trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp của Việt Nam liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự và của Bộ Tư phápđược quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền[16] yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam trong lĩnh vực thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).Trường hợp việc thi hành án đang do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành cần yêu cầu tương trợ tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để thực hiện việc ủy thác tư pháp.
Thứ hai, hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam được quy định,[17] như sau:
- Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập thành ba bộ và có các văn bản quy định tại Điều 11 của Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể bao gồm:
+ Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
+ Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp được lập theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Trường hợp ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ được thực hiện theo kênh chính của Công ước Tống đạt, văn bản ủy thác tư pháp được lập theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
+ Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác (nếu có);
+ Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
- Hồ sơ ủy thác tư pháp được cơ quan có thẩm quyền lập theo cách thức sau đây:
+ Các văn bản tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC phải do người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có yêu cầu ủy thác tư pháp ký trừ trường hợp văn bản ủy thác tư pháp được lập theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC được thực hiện theo hướng dẫn;
+ Văn bản quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC là bản chính và các văn bản, giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản sao. Bản sao và bản dịch của các văn bản, giấy tờ, tài liệu tại điểm b, c và d của khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC phải được chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật. Đối với các giấy tờ không phải của cơ quan có thẩm quyền lập hoặc xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền, nơi lập hồ sơ ủy thác tư pháp phải đối chiếu bản sao các giấy tờ này với bản gốc và đóng dấu xác nhận;
+ Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp có liên quan đến một hoặc nhiều đương sự có địa chỉ khác nhau thì phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp theo từng địa chỉ của đương sự;
+ Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp có phạm vi khác nhau theo quy định tại Điều 10 của Luật Tương trợ tư pháp thì phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp theo từng phạm vi ủy thác tư pháp, trừ trường hợp hồ sơ ủy thác tống đạt giấy tờ có yêu cầu đương sự cung cấp lời khai, giấy tờ, tài liệu.
- Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập theo ngôn ngữ quy định tại Điều 5 của Luật Tương trợ tư pháp. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ khác mà được nước được yêu cầu chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp, Bộ Ngoại giao phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông tin về ngôn ngữ tương trợ tư pháp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Thứ ba,điều kiện hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam[18]. Hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo đúng quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
- Biên lai thu phí, lệ phí và giấy tờ xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 hoặc biên lai thu tiền tạm ứng chi phí thực tế tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
Thứ tư, trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Tư pháp[19], được quy định như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC và thực hiện các công việc sau đây:
- Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện một trong các thủ tục sau:
+ Chuyển hồ sơ qua kênh tống đạt chính hoặc cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên;
+ Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao để chuyển qua đường ngoại giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc chưa thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại;
+ Tống đạt giấy tờ qua kênh ngoại giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam hoặc trong trường hợp không thể chuyển qua kênh tống đạt chính.
- Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp và nêu rõ lý do.
Thứ năm, về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc nhận kết quả thực hiện ủy thác tư pháp,khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài liệu kèm theo (nếu có) cho cơ quan đã yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam có văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì việc gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác và thông báo việc trả lời của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện theo quy trình tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
Thứ sáu,việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam, được quy định tại khoản 2Điều 16 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, theo đó việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Cụ thể, khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định định về nội dung này như sau:
- Sau khi nhận được đủ kết quả ủy thác tư pháp theo đúng nội dung yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
-Trường hợp kết quả ủy thác chưa đáp ứng theo nội dung đã yêu cầu hoặc sau 06 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ nhất mà cơ quan thi hành án dân sự đã yêu cầu ủy thác tư pháp không nhận được thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác tư pháp lần thứ hai;
- Trường hợp sau 03 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào những tài liệu đã có để giải quyết việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Kể từ thời điểm này, nếu cần yêu cầu tương trợ tư pháp đối với cùng một đương sự trong cùng một việc thi hành án thì thời hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP là 03 tháng; thời hạn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP là 01 tháng.
- Trường hợp ủy thác tư pháp về việc giao trả giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp lần hai không có kết quả hoặc đương sự không đến nhận thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hoặc hết thời hạn thông báo mà đương sự không đến nhận, cơ quan thi hành án làm thủ tục gửi cho người đó; trường hợp không xác định được địa chỉ người nhận thì gửi cho cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu hoặc cơ quan đại diện của nước có cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu.
Hai là,trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoàiliên quan đến trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự và của Bộ Tư pháp được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài[20]liên quan đến thi hành án dân sự làcơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
Thứ hai, về hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC[21] quy định hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm những văn bản sau đây:
- Các văn bản theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp.
- Biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành về phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự và chi phí thực tế (nếu có).
Thứ ba, việc nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài. Điểm a khoản 2 Điều 19 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, Bộ Tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện một trong các công việc sau đây:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan, có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 17 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại hoặc chuyển Bộ Ngoại giao trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và nêu rõ lý do.
Thứ tư, về trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bao gồm các nội dung sau đây:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một trong các công việc sau đây:
+ Tiến hành tiếp nhận để thực hiện ủy thác tư pháp trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan hoặc việc thực hiện ủy thác làm phát sinh chi phí thực tế, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được thông tin, tài liệu cần bổ sung hoặc chi phí thực tế phát sinh, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để bổ sung thông tin, tài liệu theo quy trình tại Điều 21 hoặc nộp chi phí thực tế theo quy trình tại Điều 9 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam áp dụng các phương thức sau đây để thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài:
+ Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự tương tự như các vụ việc trong nước;
+ Theo phương thức đặc biệt trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã quyết định áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng phương thức đặc biệt không thực hiện được trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện phải thông báo lại ngay cho Bộ Tư pháp để trả lời cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy trình trả kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác định thời hạn thực hiện thì thời hạn này không quá 90 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp.
Quá thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vẫn chưa thực hiện được ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông báo lại cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do.
- Trường hợp việc thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài làm phát sinh chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chỉ thực hiện sau khi đã thu đủ chi phí thực tế.
Thứ năm, trình tự, thủ tục và thời hạn thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 21 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC,cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong phương thức quy định tại Điều 20 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp theo Mẫu số 03 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC với số lượng 02 bản và tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tư pháp gửi thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế hoặc cho Bộ Ngoại giao đối với trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi thông qua Bộ Ngoại giao.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì trình tự nhận, gửi và trả lời yêu cầu này được thực hiện như trình tự nhận, gửi và thông báo kết quả ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thời hạn thực hiện tại từng cơ quan có thẩm quyền Việt Nam là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại liên quan đến nhiều quốc gia sẽ ngày càng phát triển và tất yếu sẽ phát sinh các tranh chấpliên quan, trong đó có các tội phạm về tham nhũng, kinh tếcó yếu tố nước ngoài. Kết quả là nhu cầu về tương trợ tư pháp giữa các quốc giasẽ ngày càng cao về số lượng và tính chất các vụ việc tương trợ tư pháp cũngsẽ phức tạp hơn.Trước yêu cầu của thực tiễn đó, việc nghiên cứu để nắm vững vàcập nhậtnhững quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sựđểkhông ngừng nâng cao trình độ pháp lý,áp dụng đúng đắn, hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực nàylà đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết./.
[1]Xem thêm bài “Ủy thác tư pháp còn nhiều khó khăn”,http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=&Category=&ItemID=2424&Mode=1, truy cập ngày 09.08.2017.
[2]Khoản 1 Điều 6
[3]Khoản 2 Điều 6
[4]Điều 3.
[5]Kể từ khi có Luật Tương trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã nhận được 8823 hồ sơ ủy thác tư pháp ra nước ngoài, nhưng kết quả gửi về chỉ có 792 hồ sơ (tỷ lệ 0,9%); trong khi đó Việt Nam đã nhận được 826 hồ sơ của nước ngoài yêu cầu tương trợ tư pháp và đã thực hiện 288 đạt tỷ lệ 34,9%, xem thêm bài “Ủy thác tư pháp còn nhiều khó khăn”,http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=&Category=&ItemID=2424&Mode=1, truy cập ngày 09.08.2017.
[6]Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, Tờ trình về Dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT/BTP-BNG-TANDTC giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao ngày 15/9/2011 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp, tr.2.
[7]Điều 7Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[8]Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, tlđd, tr.11.
[9]Điều 9Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[10]Điều 8 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[11]Điều 16.
[12]Khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
[13]Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, tlđd, tr.2.
[14]Điều 22 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[15]Điều 25 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[16]Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[17]Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[18]Điều 12 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
[19]Điều 13 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
[20]Điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[21]Điều 18.
Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp đã quy định những nội dung cơ bản về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.
Ngày 15/09/2011, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp. Sau 05 năm thực hiện, Thông tư này đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc biệt là thiếu các quy định cần thiết về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự; xuất hiện những khoảng trống pháp lý về việc thu, nộp chi phíthực tế thực hiện ủy thác tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện ủy thác tư pháp cũng chưa được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này, v.v. Trong khi đó, những quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ trước đây, mà sau này là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thi hành án dân sự lại dẫn chiếu đến pháp luật về tương trợ tư pháp. Việc thiếu căn cứ pháp lý cụ thể để thực hiện có hiệu quả các yêu cầu về tương trợ tư pháp trong một thời gian dài đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của công tác tương trợ tư pháp nói chung, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng đối với những vụ việc có yêu cầu tương trợ tư pháp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ án dân sự tồn đọng[1]và ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trong thời gian qua.
Để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 19/10/2016 Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/12/2016 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC) thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC (trừ các hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài được lập trước ngày 06/12/2016).Trên cơ sở so sánh với quy định trước đây của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, bài viết dưới đây sẽ nêu và phân tích những điểm sửa đổi, bổ sung và nội dung các quy địnhvềtrách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, của Bộ Tư pháp trong việc thực hiệntrình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực này theo Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
1. Những điểm sửa đổi, bổ sung về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo quy định của Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
Một là, Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bổ sung quy định về giải thích từ ngữ nhằm làm rõ nội hàm một số khái niệm trong tương trợ tư pháp. Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 mới chỉ nêu các khái niệm về ủy thác tư pháp và tương trợ tư pháp. Theo đó, Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên[2]. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp[3]. Để tạo thuận lợi cho việc áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn, Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung một Điều về giải thích từ ngữ[4]. Theo đó, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Ủy thác tư pháp của Việt Nam là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.
- Ủy thác tư pháp của nước ngoài là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.
- Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm:
+ Đương sự quy định tại Điều 152 và Điều 153 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đối với các yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự và tống đạt quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài làm phát sinh ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
- Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có yêu cầu ủy thác tư pháp với Việt Nam.
- Công ước Tống đạt là Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.
- Kênh tống đạt chính là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan Trung ương của nước được yêu cầu theo quy định từ Điều 2 đến Điều 7 của Công ước Tống đạt.
- Kênh lãnh sự gián tiếp là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan đại diện lãnh sự của nước yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định tại đoạn 1 Điều 9 của Công ước Tống đạt.
- Kênh ngoại giao gián tiếp là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của nước yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định tại đoạn 2 Điều 9 của Công ước Tống đạt.
- Kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt cho người nhận thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước gửi mà không thông qua cơ quan có thẩm quyền của nước nhận theo quy định tại Điều 8 của Công ước Tống đạt.
Hai là,Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã sửa đổi toàn diện và bổ sung nhiều quy định quan trọng liên quan đến chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự (Điều 6 và Điều 7), đặc biệt là các quy định về trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự trong việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam (điểm b khoản 2 Điều 7). Luật Tương trợ tư pháp và Nghị định 92/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp đều có quy định về nguyên tắc đối với việc thu chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, tuy nhiên lại không có quy định cụ thể về cơ chế thu nộp các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự nhưng Thông tư này chỉ điều chỉnh việc thu nộp phí thực hiện ủy thác tư pháp. Trong khi đó, việc thu nộp các chi phí thực tế là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện ủy thác tư pháp. Việc không có cơ chế đóng chi phí theo yêu cầu của phía nước ngoài nên nhiều hồ sơ ủy thác tư pháp của phía Việt Nam gửi đi không được thực hiện[5]. Đồng thời, ở chiều ngược lại, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng không thu được các khoản chi phí thực hiện ủy thác tư pháp cho phía nước ngoài. Đây là một khoảng trống pháp lý về thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, làm hạn chế và ảnh hưởng đến kết quả cũng như tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp[6].
Để khắc phục những vướng mắc, bất cập nêu trên, khoản 5 và khoản 6 Điều 6 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung các quy định về chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và của nước ngoài như sau:
- Căn cứ nội dung yêu cầu ủy thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
+ Chi phí dịch thuật, công chứng, chứng thực hồ sơ ủy thác tư pháp;
+ Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài;
+ Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;
+ Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.
- Căn cứ nội dung yêu cầu ủy thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
+ Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp do tổ chức, cá nhân có chức năng tống đạt thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ;
+ Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu đặc biệt của nước ngoài;
+ Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC cũng quy định cụ thể về việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và của nước ngoài, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam[7] được thực hiện như sau:
- Các chi phí thực tế phát sinh trong nước do người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thanh toán trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ.
- Đối với chi phí thực tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thu được thực hiện như sau:
+ Trường hợp chi phí thực tế đã xác định được theo quy định của phía nước ngoài tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam thông báo người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thanh toán chi phí này với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia liên quan.
+ Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam phải nộp tạm ứng 3 triệu đồng tại cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam có trụ sở. Số tiền tạm ứng này được thanh toán cho chi phí thực tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện.
Một trong những lý do cơ bản để giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh làm đầu mối thu nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự là nhằm tạo điều kiện cho người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp (phí và chi phí thực tế) cùng một thời điểm và cùng một cơ quan thu. Hiện nay, cơ quan thi hành án dân sự đang thu phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Thông tư số 18/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện ủy thác tư pháp. Đồng thời, người có nghĩa vụ nộp chi phí đến cơ quan thi hành án cấp tỉnh nộp phí ủy thác tư pháp đồng thời nộp tạm ứng chi phí là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tránh phải đi lại nhiều lần hoặc qua nhiều các cơ quan nhà nước khác nhau để nộp các loại tiền trong cùng một vụ việc dân sự[8].
Thứ hai, việc thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài[9] được thực hiện như sau:
- Trường hợp các chi phí thực tế đã xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nộp chi phí thực tế cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam.
- Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được chi phí thực tế, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về mức chi phí, phương thức nộp và thông báo thời gian nộp không quá 60 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trong thông báo mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không nộp chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thông báo về việc không thực hiện được ủy thác tư pháp và trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Quy trình thông báo về việc thu, nộp chi phí và trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được thực hiện theo quy trình tại Điều 21 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
Ba là,Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc chuyển và thanh toán tạm ứng chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam[10]. Theo đó, việc chuyển và thanh toán tạm ứng chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC được thực hiện theo trình tự như sau:
- Cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để thực hiện việc chuyển chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi văn bản này cho cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam theo quy trình tại Điều 15 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi văn bản này và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự và người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam về chi phí thực tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam, cơ quan thi hành án dân sự thanh toán chi phí thực tế cho phía nước ngoài như sau:
+ Trường hợp tiền tạm ứng đủ để thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự chuyển tiền cho phía nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
+ Trường hợp tiền tạm ứng không đủ để thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thông báo khoản tiền còn thiếu và thời hạn cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam nộp bổ sung.
Hết thời hạn thông báo mà người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam không nộp bổ sung, cơ quan thi hành dân sự chuyển số tiền tạm ứng cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài sau khi đã trừ đi các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã trả kết quả ủy thác tư pháp hoặc thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp để xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp phía nước ngoài yêu cầu nộp đủ chi phí thực tế trước khi thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam.
- Sau khi chuyển tiền cho phía nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam và người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam về công việc đã thực hiện, khoản tiền còn thiếu phải nộp bổ sung hoặc khoản tiền tạm ứng còn thừa.
Trong thông báo, cơ quan thi hành án dân sự nêu rõ thời hạn cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam nhận lại khoản tiền tạm ứng còn thừa (nếu có) đối với yêu cầu ủy thác tư pháp về thi hành án dân sự, tống đạt quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đối với yêu cầu ủy thác tư pháp của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trả lại khoản tiền tạm ứng còn thừa cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam khi có quyết định của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó.
- Trường hợp không nhận được kết quả ủy thác tư pháp; ủy thác tư pháp không thực hiện được do người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp không nộp bổ sung tạm ứng chi phí; hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo không thu chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt Nam ra quyết định hoàn trả cho người nộp tiền tạm ứng khi giải quyết xong vụ việc. Cơ quan thi hành án dân sự hoàn trả cho người nộp tiền tạm ứng theo quyết định này.
Bốn là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bổ sung quy định về thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam và thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam trong lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC là Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự có phát sinh ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Luật tương trợ tư pháp và Điều 11 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, gửi tới Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC để thực hiện theo thủ tục chung.
- Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC là Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.Ngoài ra, điểm c khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC cũng bổ sung quy định về thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài đối với Thừa phát lại, theo đó Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được xác định như sau:
+ Nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở, chi nhánh của tổ chức đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
+ Nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
+ Nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ.
Năm là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bổ sung quy định về xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam[11]. Theo đó, việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự[12].
Sáu là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã sửa đổi, bổ sung cơ bản trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp nói chung, thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng theo nguyên tắc đơn giản hóa về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính và bảo đảm hài hòa hóa với quy định của các điều ước về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là Công ước La Hay năm 1965 vềTống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.
Trước đây, Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/09/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp đã quy định trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp tại 03 Chương,gồm: Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự (Chương 2); Thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Chương 3) và Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài (Chương 4). Thực tiễn cho thấy, việc tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài (Chương 3Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC) được thực hiện như quy trình ủy thác tư pháp đối với công dân nước ngoài ở nước sở tại và phải qua nhiều khâu trung gian (từ tòa án/cơ quan thi hành án địa phương ® Bộ Tư pháp ® Bộ Ngoại giao ® Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ® Công dân Việt Nam). Quy trình này mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng trong nước. Trong khi đó, về bản chất thì việc tống đạt cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoàn toàn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện, không thông qua kênh tương trợ tư pháp của nước sở tại. Vì vậy, qua tổng kết về công tác tương trợ tư pháp[13], nhiều tòa án, cơ quan thi hành án đã đề nghị cần nghiên cứu, sửa đổi nhằm đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian thực hiện tống đạt cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Do vậy, để phù hợp với pháp luật về tương trợ tư pháp trong nước và thông lệ tương trợ tư pháp của các nước, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người dân trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã không quy định thành một chương riêng về việc thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, về trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp, Thông tư này đã quy định ngắn gọntrong hai chương, đó là Chương IIvề trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và Chương III về trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
Bảy là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã bổ sung một chương (Chương IV) quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, bao gồm (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam), trong đóđáng chú ý là các quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự, cụ thể như sau:
- Về trách nhiệm của Bộ Tư pháp[14], bao gồm:
+ Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư pháp của Việt Nam trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
+ Cập nhật điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam[15], bao gồm:
+ Thực hiện ủy thác tư pháp theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTCvà các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự về mức và phương thức nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
+ Cập nhật về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao theo định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự và của Bộ Tư pháptrong việc thực hiện các trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Một là,trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp của Việt Nam liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự và của Bộ Tư phápđược quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền[16] yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam trong lĩnh vực thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).Trường hợp việc thi hành án đang do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành cần yêu cầu tương trợ tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp và gửi cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh để thực hiện việc ủy thác tư pháp.
Thứ hai, hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam được quy định,[17] như sau:
- Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập thành ba bộ và có các văn bản quy định tại Điều 11 của Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể bao gồm:
+ Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
+ Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp được lập theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Trường hợp ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ được thực hiện theo kênh chính của Công ước Tống đạt, văn bản ủy thác tư pháp được lập theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
+ Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác (nếu có);
+ Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
- Hồ sơ ủy thác tư pháp được cơ quan có thẩm quyền lập theo cách thức sau đây:
+ Các văn bản tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC phải do người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có yêu cầu ủy thác tư pháp ký trừ trường hợp văn bản ủy thác tư pháp được lập theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC được thực hiện theo hướng dẫn;
+ Văn bản quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC là bản chính và các văn bản, giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản sao. Bản sao và bản dịch của các văn bản, giấy tờ, tài liệu tại điểm b, c và d của khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC phải được chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật. Đối với các giấy tờ không phải của cơ quan có thẩm quyền lập hoặc xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền, nơi lập hồ sơ ủy thác tư pháp phải đối chiếu bản sao các giấy tờ này với bản gốc và đóng dấu xác nhận;
+ Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp có liên quan đến một hoặc nhiều đương sự có địa chỉ khác nhau thì phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp theo từng địa chỉ của đương sự;
+ Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp có phạm vi khác nhau theo quy định tại Điều 10 của Luật Tương trợ tư pháp thì phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp theo từng phạm vi ủy thác tư pháp, trừ trường hợp hồ sơ ủy thác tống đạt giấy tờ có yêu cầu đương sự cung cấp lời khai, giấy tờ, tài liệu.
- Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập theo ngôn ngữ quy định tại Điều 5 của Luật Tương trợ tư pháp. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ khác mà được nước được yêu cầu chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp, Bộ Ngoại giao phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông tin về ngôn ngữ tương trợ tư pháp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Thứ ba,điều kiện hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam[18]. Hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo đúng quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
- Biên lai thu phí, lệ phí và giấy tờ xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 hoặc biên lai thu tiền tạm ứng chi phí thực tế tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
Thứ tư, trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Tư pháp[19], được quy định như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC và thực hiện các công việc sau đây:
- Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện một trong các thủ tục sau:
+ Chuyển hồ sơ qua kênh tống đạt chính hoặc cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên;
+ Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao để chuyển qua đường ngoại giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc chưa thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại;
+ Tống đạt giấy tờ qua kênh ngoại giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam hoặc trong trường hợp không thể chuyển qua kênh tống đạt chính.
- Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp và nêu rõ lý do.
Thứ năm, về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc nhận kết quả thực hiện ủy thác tư pháp,khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài liệu kèm theo (nếu có) cho cơ quan đã yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam có văn bản yêu cầu Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì việc gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác và thông báo việc trả lời của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện theo quy trình tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
Thứ sáu,việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam, được quy định tại khoản 2Điều 16 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, theo đó việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Cụ thể, khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định định về nội dung này như sau:
- Sau khi nhận được đủ kết quả ủy thác tư pháp theo đúng nội dung yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
-Trường hợp kết quả ủy thác chưa đáp ứng theo nội dung đã yêu cầu hoặc sau 06 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ nhất mà cơ quan thi hành án dân sự đã yêu cầu ủy thác tư pháp không nhận được thông báo về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác tư pháp lần thứ hai;
- Trường hợp sau 03 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào những tài liệu đã có để giải quyết việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Kể từ thời điểm này, nếu cần yêu cầu tương trợ tư pháp đối với cùng một đương sự trong cùng một việc thi hành án thì thời hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP là 03 tháng; thời hạn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP là 01 tháng.
- Trường hợp ủy thác tư pháp về việc giao trả giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp lần hai không có kết quả hoặc đương sự không đến nhận thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hoặc hết thời hạn thông báo mà đương sự không đến nhận, cơ quan thi hành án làm thủ tục gửi cho người đó; trường hợp không xác định được địa chỉ người nhận thì gửi cho cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu hoặc cơ quan đại diện của nước có cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu.
Hai là,trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoàiliên quan đến trách nhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự và của Bộ Tư pháp được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài[20]liên quan đến thi hành án dân sự làcơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
Thứ hai, về hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC[21] quy định hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm những văn bản sau đây:
- Các văn bản theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp.
- Biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành về phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự và chi phí thực tế (nếu có).
Thứ ba, việc nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài. Điểm a khoản 2 Điều 19 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, Bộ Tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện một trong các công việc sau đây:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan, có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 17 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại hoặc chuyển Bộ Ngoại giao trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và nêu rõ lý do.
Thứ tư, về trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC bao gồm các nội dung sau đây:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một trong các công việc sau đây:
+ Tiến hành tiếp nhận để thực hiện ủy thác tư pháp trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan hoặc việc thực hiện ủy thác làm phát sinh chi phí thực tế, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được thông tin, tài liệu cần bổ sung hoặc chi phí thực tế phát sinh, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để bổ sung thông tin, tài liệu theo quy trình tại Điều 21 hoặc nộp chi phí thực tế theo quy trình tại Điều 9 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam áp dụng các phương thức sau đây để thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài:
+ Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự tương tự như các vụ việc trong nước;
+ Theo phương thức đặc biệt trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC đã quyết định áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng phương thức đặc biệt không thực hiện được trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện phải thông báo lại ngay cho Bộ Tư pháp để trả lời cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy trình trả kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác định thời hạn thực hiện thì thời hạn này không quá 90 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp.
Quá thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vẫn chưa thực hiện được ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông báo lại cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do.
- Trường hợp việc thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài làm phát sinh chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chỉ thực hiện sau khi đã thu đủ chi phí thực tế.
Thứ năm, trình tự, thủ tục và thời hạn thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 21 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC,cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong phương thức quy định tại Điều 20 của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp theo Mẫu số 03 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC với số lượng 02 bản và tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tư pháp gửi thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế hoặc cho Bộ Ngoại giao đối với trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi thông qua Bộ Ngoại giao.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì trình tự nhận, gửi và trả lời yêu cầu này được thực hiện như trình tự nhận, gửi và thông báo kết quả ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thời hạn thực hiện tại từng cơ quan có thẩm quyền Việt Nam là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại liên quan đến nhiều quốc gia sẽ ngày càng phát triển và tất yếu sẽ phát sinh các tranh chấpliên quan, trong đó có các tội phạm về tham nhũng, kinh tếcó yếu tố nước ngoài. Kết quả là nhu cầu về tương trợ tư pháp giữa các quốc giasẽ ngày càng cao về số lượng và tính chất các vụ việc tương trợ tư pháp cũngsẽ phức tạp hơn.Trước yêu cầu của thực tiễn đó, việc nghiên cứu để nắm vững vàcập nhậtnhững quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sựđểkhông ngừng nâng cao trình độ pháp lý,áp dụng đúng đắn, hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực nàylà đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết./.
[6]Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, Tờ trình về Dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT/BTP-BNG-TANDTC giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao ngày 15/9/2011 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp, tr.2.
[7]Điều 7Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[8]Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, tlđd, tr.11.
[9]Điều 9Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[10]Điều 8 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[12]Khoản 3 Điều 50 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
[13]Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, tlđd, tr.2.
[14]Điều 22 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[15]Điều 25 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[16]Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[17]Điều 11 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.
[18]Điều 12 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
[19]Điều 13 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
[20]Điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC.