11/07/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự
Một trong những định hướng quan trọng của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đó là: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp...) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; kết hợp quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp”[1]. Luật sư cùng với các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp khác ngày càng giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nội dung của chiến lược cải cách tư pháp và trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, các hoạt động dịch vụ pháp lý của Luật sư cần phải được quan tâm mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nâng cao hơn nữa về chất lượng.
Trước đây, vai trò của luật sư thường được nhấn mạnh và thể hiện rõ chủ yếu trong các giai đoạn của tiến trình tố tụng, tuy nhiên trước nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý gia tăng như hiện nay thì luật sư còn thực hiện nhiều nhiệm vụ ở cả những giai đoạn sau khi có bản án, quyết định của Tòa án[2]. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự (THADS).
Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư) quy định phạm vi hành nghề của luật sư: “…Thực hiện tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này”.Theo đó, Luật sư có thể đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư. Luật sư có thể tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quá trình thi hành án. Trong giai đoạn THADS, các hoạt động của luật sư rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở các công việc như: tư vấn pháp luật, đại diện cho đương sự theo ủy quyền để tham gia giải quyết việc thi hành án... Với tư cách là người tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và đại diện cho các đương sự trong quá trình THADS, việc tham gia của luật sư vào quá trình THADS là rất cần thiết. Luật sư có vai trò thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, thực tế thời gian vừa qua việc tham gia của luật sư vào giai đoạn THADS vẫn còn khá mờ nhạt, rất ít vụ việc có luật sư tham gia, nếu có tham gia thì cũng ở mức độ hạn chế, nên chưa phát huy hết được vai trò của luật sư trong hoạt động này[3].
Điều này theo chúng tôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, như về chủ quan: do giai đoạn THADS thường kéo dài vì quá trình xử lý tài sản mất rất nhiều thời gian, do đó một số luật sư “ngại” tham gia vào quá trình này. Mặt khác, trong giới luật sư, số luật sư chuyên về pháp luật thi hành án cũng không có nhiều dẫn đến khách hàng cũng có ít sự lựa chọn. Về khách quan: pháp luật về THADS còn thiếu các quy định cụ thể về việc tham gia của luật sư trong giai đoạn thi hành án, nhận thức của người dân về vai trò của luật sư trong THADS còn hạn chế….
Có thể thấy vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án có nhiều tác dụng tích cực không chỉ đối với quyền và lợi ích của các đương sự mà còn góp phần làm minh bạch hóa quá trình tổ chức thi hành án của các chấp hành viên, từ đó thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác thi hành án nói riêng và công tác tư pháp nói chung. Nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động THADS là một yêu cầu quan trọng và cần thiết trong thực tiễn tư pháp hiện nay. Để thực hiện điều này, theo tác giả cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Cần bổ sung các quy định về sự tham gia của luật sư vào quá trình THADS trong pháp luật THADS và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quá trình tố tụng đã được quy định khá rõ ràng, đầy đủ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, trong khi pháp luật về THADS lại chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc tham gia của luật sư trong giai đoạn thi hành án, do đó luật sư cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc viện dẫn cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các đương sự trong quá trình THADS. Mặt khác, vai trò của luật sư khi nhận ủy quyền thực hiện thay các công việc cụ thể của đương sự có những điểm khác với vai trò của luật sư khi tham gia vào quá trình thi hành án để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Vấn đề đặt ra là đối với giai đoạn thi hành án, thì luật sư được tham gia đến mức độ nào và việc tiếp cận hồ sơ của luật sư đến đâu thì pháp luật lại chưa quy định rõ ràng. Do đó pháp luật về THADS, pháp luật Luật sư cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về vai trò của luật sư, sự tham gia, mức độ tham gia, các quyền, nghĩa vụ của luật sư trong giai đoạn THADS để tạo hành lang pháp lý cho luật sư có quyền tham gia đầy đủ vào quá trình thi hành án. Mặt khác cũng cần có các quy định hạn chế, điều chỉnh các hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tác nghiệp ở giai đoạn này.
Thứ hai: Cần thay đổi tư duy của một số cơ quan THADS về vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án. vẫn còn có quan điểm cho rằng sự tham gia của luật sư vào hoạt động THADS sẽ làm phức tạp thêm vụ việc, sẽ vì lợi ích của đương sự được luật sư bảo vệ mà gây khó khăn, cản trở hoạt động THADS, dẫn đến việc phối hợp giữa cơ quan chức năng và luật sư chưa thật sự nhịp nhàng, hiệu quả. Cần nhận thức rõ việc tham gia của luật sư có tác dụng tích cực, thúc đẩy quá trình thi hành án, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự chứ không phải là để nhằm cản trở quá trình thi hành án. Đồng thời đây cũng là một yếu tố để thúc đẩy việc xã hội hóa công tác THADS, nâng cao chất lượng công tác THADS.
Thứ ba: Cần thay đổi tư duy của một số luật sư về lĩnh vực THADS, đây là một mảng dịch vụ pháp lý chuyên môn có nhiều tiềm năng để các luật sư có thể tham gia. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, luật sư cần có những phát hiện kịp thời đối với những sai sót của chấp hành viên, có những đề xuất đúng đắn, chính xác, kịp thời. Đồng thời luật sư cần có những định hướng đúng đắn để các đương sự tuân theo các quy định của pháp luật, khuyến khích, thúc đẩy quá trình thi hành án. Việc tham gia vào quá trình thi hành án không chỉ là một mảng dịch vụ pháp lý của luật sư mà còn có tác dụng đẩy mạnh, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư: Có thể nghiên cứu, xem xét sự tham gia bắt buộc của luật sư trong một số vụ việc THADS cụ thể, ví dụ: đối với những vụ việc thi hành án dân sự có giá trị lớn; những vụ việc thi hành án dân sự kinh tế, tham nhũng liên quan đến việc thu hồi tài sản cho Nhà nước hoặc những vụ thi hành án dù có giá trị kinh tế không lớn nhưng ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền con người, các quyền cơ bản của công dân[4]…để phát huy nhiều hơn nữa vai trò của luật sư trong lĩnh vực này.
Thứ năm: Trong chương trình giảng dạy lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư ở Học viên tư pháp cũng không có nhiều thời gian đào tạo về thi hành án, giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực THADS trực tiếp giảng dạy truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp cho luật sư về thi hành án cũng chưa nhiều[5].Để nâng cao kiến thức, chất lượng hành nghề của luật sư trong các giai đoạn THADS và từng bước xây dựng đội ngũ luật sư chuyên sâu về THADS, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng luật sư ngay từ giai đoạn đào tạo nghề, ví dụ cần có thêm các chuyên đề chuyên sâu về pháp luật, nghiệp vụ THADS trong các chương trình đào tạo luật sư hoặc tập huấn các chuyên đề về pháp luật THADS cho đội ngũ luật sư… Tạo tiền đề để xây dựng đội ngũ luật sư chuyên về thi hành án. Nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư trong lĩnh vực này.
Thứ sáu: Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần có sự phối hợp với Tổng cục THADS và Bộ Tư pháp để có những “tiếng nói chung” trong lĩnh vực này.Từ đó sẽ có nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để đổi mới và nâng cao vai trò của luật sư trong lĩnh vực thi hành án.
Bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn cũng cần có nhiều hơn nữa những hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật Thi hành án dân sự và pháp luật Luật sư để người dân hiểu biết và thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, trong đó có quyền mời luật sư tham gia trợ giúp pháp lý, hoặc thay mặt mình tham gia quá trình thi hành án. Từ đó sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của Luật sư trong lĩnh vực này.
Với chức năng xã hội của mình, hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh[6]. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của luật sư ở giai đoạn THADS còn bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn, trở ngại, chưa phát huy được vai trò tích cực của luật sư và chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn tư pháp nước ta hiện nay. Do đó, việc hoàn thiện về thể chế cũng như có những giải pháp đồng bộ để nhằm nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của luật sư trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đồng tác giả : Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa & LS. Tạ Ngọc Sơn
[1] Bộ chính trị BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam (2005),Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
[2] Xem thêm: Ths. Nguyễn Văn Nghĩa, Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa, Bàn về vai trò của luật sư trong THADS, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=199, ngày đăng: 27/9/2017; trc: 06/7/2018
[3] Ths. Nguyễn Văn Nghĩa, Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa, Bàn về vai trò của luật sư trong THADS, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=199, tlđd
[4] Ths. Nguyễn Văn Nghĩa, Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa, Bàn về vai trò của luật sư trong THADS, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=199, tlđd
[5] Trần Trung, Lê Thị Thu Hằng, Bàn về vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án; http://tapchicongthuong.vn/ban-ve-vai-tro-cua-luat-su-trong-giai-doan-thi-hanh-an-20180613102149358p0c488.htm, ngày đăng:13/6/2018, trc: 6/7/2018
[6] Điều 1 khoản 1 Luật Luật sư
Một trong những định hướng quan trọng của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đó là: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp...) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; kết hợp quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp”[1]. Luật sư cùng với các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp khác ngày càng giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nội dung của chiến lược cải cách tư pháp và trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, các hoạt động dịch vụ pháp lý của Luật sư cần phải được quan tâm mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nâng cao hơn nữa về chất lượng.
Trước đây, vai trò của luật sư thường được nhấn mạnh và thể hiện rõ chủ yếu trong các giai đoạn của tiến trình tố tụng, tuy nhiên trước nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý gia tăng như hiện nay thì luật sư còn thực hiện nhiều nhiệm vụ ở cả những giai đoạn sau khi có bản án, quyết định của Tòa án[2]. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự (THADS).
Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư) quy định phạm vi hành nghề của luật sư: “…Thực hiện tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này”.Theo đó, Luật sư có thể đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư. Luật sư có thể tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quá trình thi hành án. Trong giai đoạn THADS, các hoạt động của luật sư rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở các công việc như: tư vấn pháp luật, đại diện cho đương sự theo ủy quyền để tham gia giải quyết việc thi hành án... Với tư cách là người tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và đại diện cho các đương sự trong quá trình THADS, việc tham gia của luật sư vào quá trình THADS là rất cần thiết. Luật sư có vai trò thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, thực tế thời gian vừa qua việc tham gia của luật sư vào giai đoạn THADS vẫn còn khá mờ nhạt, rất ít vụ việc có luật sư tham gia, nếu có tham gia thì cũng ở mức độ hạn chế, nên chưa phát huy hết được vai trò của luật sư trong hoạt động này[3].
Điều này theo chúng tôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, như về chủ quan: do giai đoạn THADS thường kéo dài vì quá trình xử lý tài sản mất rất nhiều thời gian, do đó một số luật sư “ngại” tham gia vào quá trình này. Mặt khác, trong giới luật sư, số luật sư chuyên về pháp luật thi hành án cũng không có nhiều dẫn đến khách hàng cũng có ít sự lựa chọn. Về khách quan: pháp luật về THADS còn thiếu các quy định cụ thể về việc tham gia của luật sư trong giai đoạn thi hành án, nhận thức của người dân về vai trò của luật sư trong THADS còn hạn chế….
Có thể thấy vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án có nhiều tác dụng tích cực không chỉ đối với quyền và lợi ích của các đương sự mà còn góp phần làm minh bạch hóa quá trình tổ chức thi hành án của các chấp hành viên, từ đó thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác thi hành án nói riêng và công tác tư pháp nói chung. Nâng cao vai trò của luật sư trong hoạt động THADS là một yêu cầu quan trọng và cần thiết trong thực tiễn tư pháp hiện nay. Để thực hiện điều này, theo tác giả cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Cần bổ sung các quy định về sự tham gia của luật sư vào quá trình THADS trong pháp luật THADS và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quá trình tố tụng đã được quy định khá rõ ràng, đầy đủ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, trong khi pháp luật về THADS lại chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc tham gia của luật sư trong giai đoạn thi hành án, do đó luật sư cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc viện dẫn cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các đương sự trong quá trình THADS. Mặt khác, vai trò của luật sư khi nhận ủy quyền thực hiện thay các công việc cụ thể của đương sự có những điểm khác với vai trò của luật sư khi tham gia vào quá trình thi hành án để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Vấn đề đặt ra là đối với giai đoạn thi hành án, thì luật sư được tham gia đến mức độ nào và việc tiếp cận hồ sơ của luật sư đến đâu thì pháp luật lại chưa quy định rõ ràng. Do đó pháp luật về THADS, pháp luật Luật sư cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về vai trò của luật sư, sự tham gia, mức độ tham gia, các quyền, nghĩa vụ của luật sư trong giai đoạn THADS để tạo hành lang pháp lý cho luật sư có quyền tham gia đầy đủ vào quá trình thi hành án. Mặt khác cũng cần có các quy định hạn chế, điều chỉnh các hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tác nghiệp ở giai đoạn này.
Thứ hai: Cần thay đổi tư duy của một số cơ quan THADS về vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án. vẫn còn có quan điểm cho rằng sự tham gia của luật sư vào hoạt động THADS sẽ làm phức tạp thêm vụ việc, sẽ vì lợi ích của đương sự được luật sư bảo vệ mà gây khó khăn, cản trở hoạt động THADS, dẫn đến việc phối hợp giữa cơ quan chức năng và luật sư chưa thật sự nhịp nhàng, hiệu quả. Cần nhận thức rõ việc tham gia của luật sư có tác dụng tích cực, thúc đẩy quá trình thi hành án, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự chứ không phải là để nhằm cản trở quá trình thi hành án. Đồng thời đây cũng là một yếu tố để thúc đẩy việc xã hội hóa công tác THADS, nâng cao chất lượng công tác THADS.
Thứ ba: Cần thay đổi tư duy của một số luật sư về lĩnh vực THADS, đây là một mảng dịch vụ pháp lý chuyên môn có nhiều tiềm năng để các luật sư có thể tham gia. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, luật sư cần có những phát hiện kịp thời đối với những sai sót của chấp hành viên, có những đề xuất đúng đắn, chính xác, kịp thời. Đồng thời luật sư cần có những định hướng đúng đắn để các đương sự tuân theo các quy định của pháp luật, khuyến khích, thúc đẩy quá trình thi hành án. Việc tham gia vào quá trình thi hành án không chỉ là một mảng dịch vụ pháp lý của luật sư mà còn có tác dụng đẩy mạnh, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư: Có thể nghiên cứu, xem xét sự tham gia bắt buộc của luật sư trong một số vụ việc THADS cụ thể, ví dụ: đối với những vụ việc thi hành án dân sự có giá trị lớn; những vụ việc thi hành án dân sự kinh tế, tham nhũng liên quan đến việc thu hồi tài sản cho Nhà nước hoặc những vụ thi hành án dù có giá trị kinh tế không lớn nhưng ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền con người, các quyền cơ bản của công dân[4]…để phát huy nhiều hơn nữa vai trò của luật sư trong lĩnh vực này.
Thứ năm: Trong chương trình giảng dạy lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư ở Học viên tư pháp cũng không có nhiều thời gian đào tạo về thi hành án, giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực THADS trực tiếp giảng dạy truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp cho luật sư về thi hành án cũng chưa nhiều[5].Để nâng cao kiến thức, chất lượng hành nghề của luật sư trong các giai đoạn THADS và từng bước xây dựng đội ngũ luật sư chuyên sâu về THADS, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng luật sư ngay từ giai đoạn đào tạo nghề, ví dụ cần có thêm các chuyên đề chuyên sâu về pháp luật, nghiệp vụ THADS trong các chương trình đào tạo luật sư hoặc tập huấn các chuyên đề về pháp luật THADS cho đội ngũ luật sư… Tạo tiền đề để xây dựng đội ngũ luật sư chuyên về thi hành án. Nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư trong lĩnh vực này.
Thứ sáu: Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần có sự phối hợp với Tổng cục THADS và Bộ Tư pháp để có những “tiếng nói chung” trong lĩnh vực này.Từ đó sẽ có nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để đổi mới và nâng cao vai trò của luật sư trong lĩnh vực thi hành án.
Bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn cũng cần có nhiều hơn nữa những hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật Thi hành án dân sự và pháp luật Luật sư để người dân hiểu biết và thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, trong đó có quyền mời luật sư tham gia trợ giúp pháp lý, hoặc thay mặt mình tham gia quá trình thi hành án. Từ đó sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của Luật sư trong lĩnh vực này.
Với chức năng xã hội của mình, hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh[6]. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của luật sư ở giai đoạn THADS còn bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn, trở ngại, chưa phát huy được vai trò tích cực của luật sư và chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn tư pháp nước ta hiện nay. Do đó, việc hoàn thiện về thể chế cũng như có những giải pháp đồng bộ để nhằm nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của luật sư trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đồng tác giả : Ths. Hoàng Thị Thanh Hoa & LS. Tạ Ngọc Sơn
[1] Bộ chính trị BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam (2005),Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
[6] Điều 1 khoản 1 Luật Luật sư