24/06/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Singapore với cơ chế pháp lý thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế Sandbox1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với những công nghệ lõi như blockchain, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, robot, in 3D cùng với quá trình chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp bách về hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tận dụng cơ hội, ứng phó với những thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và khu vực công. Chẳng hạn, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, tài sản ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa/tiền ảo ngày càng phổ biến và thu hút sự quan tâm của công chúng, các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, pháp lý; các chính phủ và tổ chức quốc tế. Nhiều thứ “ảo” đã và đang dần trở nên “thật”, qua đó làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bên cạnh mục đích khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đảm bảo sự ứng phó với những mặt trái do cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại.
Tuy nhiên, trước những hiện tượng mới, có những khía cạnh chưa dễ hình dung hoặc chưa thể lường trước các diễn biến, tác động, việc áp dụng các cơ chế pháp lý thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế (Sandbox) là lựa chọn mà không ít quốc gia đã làm. Sandbox cho phép thử nghiệm trong môi trường thực tiễn, nhưng có phạm vi và thời gian xác định, cùng với các biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn bất kỳ hậu quả nào của sự thất bại mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hệ thống tài chính quốc gia. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cơ chế quản lý thử nghiệm, phổ biến nhất là yêu cầu xúc tiến cạnh tranh và nâng cao hiệu quả trên các thị trường dịch vụ tài chính thông qua các sáng kiến đổi mới.
2. Cuối năm 2016, Chính phủ Singapore với tham vọng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ tài chính đã chính thức cho áp dụng Sandbox - cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - cho phép các công ty công nghệ trong những lĩnh vực chưa có quy định rõ ràng được phép thử nghiệm các giải pháp của họ trên thị trường, dưới sự giám sát của cơ quan quản lý. Theo đó, ngày 16 tháng 11 năm 2016, cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) đã công bố Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines) để khuyến khích và cho phép thử nghiệm các giải pháp sử dụng công nghệ một cách sáng tạo để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính[1].
MAS công bố Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính hướng tới mục tiêu cụ thể là khuyến khích những khởi nghiệp sáng tạo về công nghệ tài chính có thể được thử nghiệm ở thị trường sau đó được áp dụng tại Singapore và nhiều quốc gia khác. Những thử nghiệm này sẽ được tiến hành trong một không gian và thời gian được xác định rõ ràng và với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ cho “hệ thống tài chính” của Singapore[2]. Tuy nhiên, MAS cũng có thể gia hạn về thời gian để tiến hành thử nghiệm trong khung pháp lý Sandbox.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực tài chính muốn tham gia vào khung pháp lý Sandbox phải thỏa mãn những yêu cầu, nguyên tắc được quy định tại mục 5 và 6 Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines) của MAS. Theo đó, một trong những tiêu chuẩn của Sandbox là đòi hỏi các dịch vụ tài chính phải có “tính mới”, hoặc công nghệ sử dụng trong dịch vụ đó phải sáng tạo. Đặc biệt, Mục 5.5.a. Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính khẳng định không áp dụng khung pháp lý Sandbox nếu những dịch vụ tài chính đó đã được cung cấp ở Singapore, trừ phi doanh nghiệp chứng minh được sự khác biệt, sự sáng tạo của công nghệ sử dụng/hoặc hỗ trợ dịch vụ so với các dịch vụ tương ứng đã có trên thị trường.
MAS có quyền quyết định các yêu cầu pháp lý và quy định cụ thể nào sẽ được áp dụng trong từng trường hợp tùy thuộc vào dịch vụ tài chính và tư cách pháp lý của người nộp đơn có liên quan. Chẳng hạn, tại phụ lục A của Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính, MAS đã đưa ra những trường hợp có thể được MAS “thay đổi” tiêu chuẩn, bao gồm: Duy trì tài sản kỹ thuật số, số dư tiền mặt, vốn và yêu cầu về độ thanh khoản tài chính, lệ phí cấp phép, kinh nghiệm quản lý…. Tuy nhiên, có những yêu cầu là quy định “cứng” mang tính chất bắt buộc, MAS yêu cầu doanh nghiệp tham gia Sandbox phải tuân thủ. Đó là 4 nhóm yêu cầu: Bảo mật thông tin khách hàng; các quy định về phòng chống rửa tiền; đảm bảo an toàn cho tiền và tài sản của khách hàng; và tiêu chí về sự phù hợp và tính đúng đắn của “dịch vụ thử nghiệm” đặc biệt là về sự trung thực và liêm chính[3].
Nếu thử nghiệm thành công và thoát ra khỏi khung pháp lý Sandbox, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực tài chính sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của Singapore.
Hiện nay, ngay cả các hoạt động ICO (Initial Coin Offering - Phát hành tiền kỹ thuật số/tiền mã hóa hay còn gọi là “tiền ảo”) tại Singapore cũng chưa có khung pháp lý riêng để điều chỉnh. Ngày 14 tháng 11 năm 2017, MAS tiếp tục công bố Bản hướng dẫn tạm thời về ICOs mang tính chất tham khảo, hướng dẫn và không có giá trị pháp lý[4]. Quan điểm của MAS khi đưa ra bản hướng dẫn này là ICO sẽ được xem xét cho từng trường hợp cụ thể nhằm mục đích xác định việc ICO này có được coi là một hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng hay không. Nếu ICO bao gồm việc cam kết chia cổ tức hay bất cứ lợi ích kinh tế nào thì có thể được coi là một hình thức chào bán chứng khoán và sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật về Chứng khoán và Hợp đồng kỳ hạn của Singapore, trong đó quan trọng nhất là hoạt động chào bán phải đi kèm với một Bản cáo bạch và phải được đăng ký với MAS[5]. Các công ty có quyền nộp đơn đề nghị MAS cho phép áp dụng khung pháp lý thử nghiệm (Sandbox) đối với các dịch vụ tài chính mới mang tính thử nghiệm sáng tạo theo đó các công ty này sẽ được giảm bớt các yêu cầu tuân thủ về pháp lý và quản lý trong thời gian thử nghiệm và MAS có quyền cho phép đối với từng trường hợp cụ thể[6]. Các tiêu chí để được hưởng quy chế Sandbox được quy định cụ thể tại Hướng dẫn về khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines).
3. Với kinh nghiệm và trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam, cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế (Sandbox) cũng có thể là một gợi ý đáng tham khảo. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế thử nghiệm này cho lĩnh vực nào, trong điều kiện nào thì chỉ có câu trả lời chính xác khi phân tích từng tình huống chính sách cụ thể[7].
Nếu hàng loạt câu hỏi về việc khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đầu tư, kinh doanh, quản lý tiền mã hóa/tiền ảo… vẫn còn bỏ ngỏ ở Việt Nam như hiện nay thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để “rủi ro” len lỏi khắp ngõ ngách trong cuộc sống. Khoảng trống của pháp luật đã tạo ra “đất” để một số loại tội phạm thực hiện các giao dịch phi pháp... qua các hình thức kinh doanh, gọi vốn, mua bán tiền mã hóa trá hình mà vụ đổ bể tiền ảo iFan gây chấn động vừa qua là một ví dụ.
Hoặc, một hiện tượng khác là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, do đội ngũ người Việt sáng lập ra nhưng lại đăng ký kinh doanh tại Singapore, là thực tế của nhiều startup hiện nay[8]. Trên thực tế, với nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái khởi nghiệp linh động với cơ chế cho phép áp dụng Sandbox, cơ hội gọi vốn và vươn ra thế giới dễ dàng hơn,...Singapore đang trở thành điểm dừng chân của các startup ngoại, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, nhiều startup, bằng cách này hay cách khác đang thành lập công ty ở Singapore nhưng đội ngũ chủ chốt vẫn ở Việt Nam. Các công ty tại Singapore chỉ được dùng làm đại diện pháp nhân, với văn phòng rất nhỏ và nhân sự rất ít để tiết kiệm chi phí tối đa, mọi công việc khác thực tế đều do nhân sự tại Việt Nam đảm trách. Do đó, trong khi chờ các văn bản chính thức được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung ở tầm Luật thì Việt Nam có thể xem xét xây dựng khung pháp lý theo cơ chế Sandbox.
Sandbox phải được xây dựng và triển khai áp dụng với quan điểm doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm để không làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khung pháp lý Sandbox phải có “không gian và thời gian được xác định rõ ràng” vì “thử nghiệm thất bại có thể xảy ra”.
Việc áp dụng cơ chế thử nghiệm trong phạm vi hạn chế - Sandbox này cho từng lĩnh vực và trong điều kiện nhất định phải được thực hiện khi phân tích từng tình huống chính sách cụ thể. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tài chính, sự phát triển của lĩnh vực fintech trên thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã mang đến những thay đổi tích cực đối với tổng thể hệ thống ngân hàng truyền thống, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức đối với sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển và mới nổi khác, mức độ phổ cập tài chính thấp còn phổ biến, nên đổi mới được coi là có hứa hẹn sẽ thay đổi nhanh chóng và tích cực. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính phải có trách nhiệm trước cơ hội này. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đang đối mặt với những thách thức như: Thiếu nguồn lực điều chỉnh thích hợp, cả về cán bộ, kiến thức và công cụ; cơ sở hạ tầng tài chính còn thấp, thị trường dịch vụ tài chính bán lẻ còn hạn chế; phức tạp và khó khăn trong việc cân bằng các mục tiêu điều chỉnh chủ chốt liên quan đến vấn đề phổ cập tài chính, tính ổn định, toàn vẹn, bảo vệ khách hàng, và cạnh tranh, …[9] Do đó, việc áp dụng Sandbox - cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - có thể làm cho mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước (Ngân hàng, Bộ Tài chính) và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính theo hướng cởi mở và chủ động đối thoại, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý rà soát và xây dựng khung chính sách và giám sát thực thi một cách linh hoạt.
Trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam có thể xây dựng Sandbox cho ICO, là hình thức gọi vốn cho doanh nghiệp, có điểm tương đồng với IPO của chứng khoán, có thể dùng pháp luật chứng khoán và quản lý ngoại hối để quản lý, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động này.
TS. Chu Thị Hoa – Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
[1] "Regulatory Sandbox" Guidelines for FinTech Experiments, http://www.mas.gov.sg/News-and-Publications/Media-Releases/2016/MAS-Issues-Regulatory-Sandbox-Guidelines-for-FinTech-Experiments.aspx, truy cập ngày 17/6/2019.
[2] Understanding and applying to the sandbox, http://www.mas.gov.sg/News-and-Publications/Media-Releases/2016/MAS-Issues-Regulatory-Sandbox-Guidelines-for-FinTech-Experiments.aspx, truy cập ngày 17/6/2019.
[3] Sandbox FinTech “Regulatory Sandbox Guidelines, http://www.mas.gov.sg/~/media/Smart%20Financial%20Centre/Sandbox/FinTech%20Regulatory%20Sandbox%20Guidelines%2019Feb2018.pdf , truy cập ngày 17/6/2019.
[4] Monetary Authority of Singapore, A Guide to Digital Token Offerings, http://www.mas.gov.sg/~/media/MAS/Regulations%20and%20Financial%20Stability/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Securities%20Futures%20and%20Fund%20Management/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Guidelines/A%20Guide%20to%20Digital%20Token%20Offerings%20%2014%20Nov%202017.pdf, truy cập ngày 16/6/2019.
[5] Đối với các vụ chào bán chứng khoán quy mô nhỏ dưới 5 triệu đô la Singapore, chào bán cổ phần riêng lẻ cho dưới 50 nhà đầu tư hoặc việc chào bán chỉ hướng tới các nhà đầu tư là tổ chức hoặc các nhà đầu tư được công nhận có khả năng đầu tư mạo hiểm thì tùy từng trường hợp cụ thể, MAS sẽ quyết định miễn yêu cầu về Bản cáo bạch khi ICO.
[6] Monetary Authority of Singapore, A Guide to Digital Token Offerings, http://www.mas.gov.sg/~/media/MAS/Regulations%20and%20Financial%20Stability/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Securities%20Futures%20and%20Fund%20Management/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Guidelines/A%20Guide%20to%20Digital%20Token%20Offerings%20%2014%20Nov%202017.pdf
[7] Đối thoại trực tuyến về những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam thời 4.0, http://baophapluat.vn/tu-phap/doi-thoai-truc-tuyen-ve-nhung-van-de-phap-ly-dat-ra-cho-viet-nam-thoi-40-454704.html?fbclid=IwAR0MePkkJ9DDPWLV6G3yERdy8wneoy9JPKHIM8BzyUggJrA-KGJmNroxQTA&gidzl=kioI2NOP_2Y-qP05TGVwBhpObG9lNF1-eukPK6rOft6ZtPnPRWsdSgJVpLjgMwHxhzkSKMJzvbqOTXp_A0, truy cập ngày 17/6/2019.
[8] Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo? http://cafebiz.vn/startup-viet-chay-sang-singapore-khoi-nghiep-nen-mung-hay-lo-20190414075401574.chn; truy cập 18/6/2019.
[9] https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV333783&rightWidth=0%25¢erWidth=100%25&_afrLoop=15414362582677577#%40%3F_afrLoop%3D15414362582677577%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV333783%26leftWidth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D81ulp2tm6_9, truy cập 18/6/2019.
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với những công nghệ lõi như blockchain, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, robot, in 3D cùng với quá trình chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp bách về hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tận dụng cơ hội, ứng phó với những thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và khu vực công. Chẳng hạn, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, tài sản ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa/tiền ảo ngày càng phổ biến và thu hút sự quan tâm của công chúng, các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, pháp lý; các chính phủ và tổ chức quốc tế. Nhiều thứ “ảo” đã và đang dần trở nên “thật”, qua đó làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bên cạnh mục đích khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đảm bảo sự ứng phó với những mặt trái do cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại.
Tuy nhiên, trước những hiện tượng mới, có những khía cạnh chưa dễ hình dung hoặc chưa thể lường trước các diễn biến, tác động, việc áp dụng các cơ chế pháp lý thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế (Sandbox) là lựa chọn mà không ít quốc gia đã làm. Sandbox cho phép thử nghiệm trong môi trường thực tiễn, nhưng có phạm vi và thời gian xác định, cùng với các biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn bất kỳ hậu quả nào của sự thất bại mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hệ thống tài chính quốc gia. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cơ chế quản lý thử nghiệm, phổ biến nhất là yêu cầu xúc tiến cạnh tranh và nâng cao hiệu quả trên các thị trường dịch vụ tài chính thông qua các sáng kiến đổi mới.
2. Cuối năm 2016, Chính phủ Singapore với tham vọng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ tài chính đã chính thức cho áp dụng Sandbox - cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - cho phép các công ty công nghệ trong những lĩnh vực chưa có quy định rõ ràng được phép thử nghiệm các giải pháp của họ trên thị trường, dưới sự giám sát của cơ quan quản lý. Theo đó, ngày 16 tháng 11 năm 2016, cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) đã công bố Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines) để khuyến khích và cho phép thử nghiệm các giải pháp sử dụng công nghệ một cách sáng tạo để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính[1].
MAS công bố Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính hướng tới mục tiêu cụ thể là khuyến khích những khởi nghiệp sáng tạo về công nghệ tài chính có thể được thử nghiệm ở thị trường sau đó được áp dụng tại Singapore và nhiều quốc gia khác. Những thử nghiệm này sẽ được tiến hành trong một không gian và thời gian được xác định rõ ràng và với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ cho “hệ thống tài chính” của Singapore[2]. Tuy nhiên, MAS cũng có thể gia hạn về thời gian để tiến hành thử nghiệm trong khung pháp lý Sandbox.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực tài chính muốn tham gia vào khung pháp lý Sandbox phải thỏa mãn những yêu cầu, nguyên tắc được quy định tại mục 5 và 6 Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines) của MAS. Theo đó, một trong những tiêu chuẩn của Sandbox là đòi hỏi các dịch vụ tài chính phải có “tính mới”, hoặc công nghệ sử dụng trong dịch vụ đó phải sáng tạo. Đặc biệt, Mục 5.5.a. Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính khẳng định không áp dụng khung pháp lý Sandbox nếu những dịch vụ tài chính đó đã được cung cấp ở Singapore, trừ phi doanh nghiệp chứng minh được sự khác biệt, sự sáng tạo của công nghệ sử dụng/hoặc hỗ trợ dịch vụ so với các dịch vụ tương ứng đã có trên thị trường.
MAS có quyền quyết định các yêu cầu pháp lý và quy định cụ thể nào sẽ được áp dụng trong từng trường hợp tùy thuộc vào dịch vụ tài chính và tư cách pháp lý của người nộp đơn có liên quan. Chẳng hạn, tại phụ lục A của Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính, MAS đã đưa ra những trường hợp có thể được MAS “thay đổi” tiêu chuẩn, bao gồm: Duy trì tài sản kỹ thuật số, số dư tiền mặt, vốn và yêu cầu về độ thanh khoản tài chính, lệ phí cấp phép, kinh nghiệm quản lý…. Tuy nhiên, có những yêu cầu là quy định “cứng” mang tính chất bắt buộc, MAS yêu cầu doanh nghiệp tham gia Sandbox phải tuân thủ. Đó là 4 nhóm yêu cầu: Bảo mật thông tin khách hàng; các quy định về phòng chống rửa tiền; đảm bảo an toàn cho tiền và tài sản của khách hàng; và tiêu chí về sự phù hợp và tính đúng đắn của “dịch vụ thử nghiệm” đặc biệt là về sự trung thực và liêm chính[3].
Nếu thử nghiệm thành công và thoát ra khỏi khung pháp lý Sandbox, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực tài chính sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật của Singapore.
Hiện nay, ngay cả các hoạt động ICO (Initial Coin Offering - Phát hành tiền kỹ thuật số/tiền mã hóa hay còn gọi là “tiền ảo”) tại Singapore cũng chưa có khung pháp lý riêng để điều chỉnh. Ngày 14 tháng 11 năm 2017, MAS tiếp tục công bố Bản hướng dẫn tạm thời về ICOs mang tính chất tham khảo, hướng dẫn và không có giá trị pháp lý[4]. Quan điểm của MAS khi đưa ra bản hướng dẫn này là ICO sẽ được xem xét cho từng trường hợp cụ thể nhằm mục đích xác định việc ICO này có được coi là một hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng hay không. Nếu ICO bao gồm việc cam kết chia cổ tức hay bất cứ lợi ích kinh tế nào thì có thể được coi là một hình thức chào bán chứng khoán và sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật về Chứng khoán và Hợp đồng kỳ hạn của Singapore, trong đó quan trọng nhất là hoạt động chào bán phải đi kèm với một Bản cáo bạch và phải được đăng ký với MAS[5]. Các công ty có quyền nộp đơn đề nghị MAS cho phép áp dụng khung pháp lý thử nghiệm (Sandbox) đối với các dịch vụ tài chính mới mang tính thử nghiệm sáng tạo theo đó các công ty này sẽ được giảm bớt các yêu cầu tuân thủ về pháp lý và quản lý trong thời gian thử nghiệm và MAS có quyền cho phép đối với từng trường hợp cụ thể[6]. Các tiêu chí để được hưởng quy chế Sandbox được quy định cụ thể tại Hướng dẫn về khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines).
3. Với kinh nghiệm và trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam, cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế (Sandbox) cũng có thể là một gợi ý đáng tham khảo. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế thử nghiệm này cho lĩnh vực nào, trong điều kiện nào thì chỉ có câu trả lời chính xác khi phân tích từng tình huống chính sách cụ thể[7].
Nếu hàng loạt câu hỏi về việc khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đầu tư, kinh doanh, quản lý tiền mã hóa/tiền ảo… vẫn còn bỏ ngỏ ở Việt Nam như hiện nay thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để “rủi ro” len lỏi khắp ngõ ngách trong cuộc sống. Khoảng trống của pháp luật đã tạo ra “đất” để một số loại tội phạm thực hiện các giao dịch phi pháp... qua các hình thức kinh doanh, gọi vốn, mua bán tiền mã hóa trá hình mà vụ đổ bể tiền ảo iFan gây chấn động vừa qua là một ví dụ.
Hoặc, một hiện tượng khác là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, do đội ngũ người Việt sáng lập ra nhưng lại đăng ký kinh doanh tại Singapore, là thực tế của nhiều startup hiện nay[8]. Trên thực tế, với nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái khởi nghiệp linh động với cơ chế cho phép áp dụng Sandbox, cơ hội gọi vốn và vươn ra thế giới dễ dàng hơn,...Singapore đang trở thành điểm dừng chân của các startup ngoại, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, nhiều startup, bằng cách này hay cách khác đang thành lập công ty ở Singapore nhưng đội ngũ chủ chốt vẫn ở Việt Nam. Các công ty tại Singapore chỉ được dùng làm đại diện pháp nhân, với văn phòng rất nhỏ và nhân sự rất ít để tiết kiệm chi phí tối đa, mọi công việc khác thực tế đều do nhân sự tại Việt Nam đảm trách. Do đó, trong khi chờ các văn bản chính thức được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung ở tầm Luật thì Việt Nam có thể xem xét xây dựng khung pháp lý theo cơ chế Sandbox.
Sandbox phải được xây dựng và triển khai áp dụng với quan điểm doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm để không làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khung pháp lý Sandbox phải có “không gian và thời gian được xác định rõ ràng” vì “thử nghiệm thất bại có thể xảy ra”.
Việc áp dụng cơ chế thử nghiệm trong phạm vi hạn chế - Sandbox này cho từng lĩnh vực và trong điều kiện nhất định phải được thực hiện khi phân tích từng tình huống chính sách cụ thể. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tài chính, sự phát triển của lĩnh vực fintech trên thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã mang đến những thay đổi tích cực đối với tổng thể hệ thống ngân hàng truyền thống, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức đối với sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển và mới nổi khác, mức độ phổ cập tài chính thấp còn phổ biến, nên đổi mới được coi là có hứa hẹn sẽ thay đổi nhanh chóng và tích cực. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính phải có trách nhiệm trước cơ hội này. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đang đối mặt với những thách thức như: Thiếu nguồn lực điều chỉnh thích hợp, cả về cán bộ, kiến thức và công cụ; cơ sở hạ tầng tài chính còn thấp, thị trường dịch vụ tài chính bán lẻ còn hạn chế; phức tạp và khó khăn trong việc cân bằng các mục tiêu điều chỉnh chủ chốt liên quan đến vấn đề phổ cập tài chính, tính ổn định, toàn vẹn, bảo vệ khách hàng, và cạnh tranh, …[9] Do đó, việc áp dụng Sandbox - cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế - có thể làm cho mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước (Ngân hàng, Bộ Tài chính) và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính theo hướng cởi mở và chủ động đối thoại, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý rà soát và xây dựng khung chính sách và giám sát thực thi một cách linh hoạt.
Trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam có thể xây dựng Sandbox cho ICO, là hình thức gọi vốn cho doanh nghiệp, có điểm tương đồng với IPO của chứng khoán, có thể dùng pháp luật chứng khoán và quản lý ngoại hối để quản lý, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động này.
TS. Chu Thị Hoa – Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
[3] Sandbox FinTech “Regulatory Sandbox Guidelines, http://www.mas.gov.sg/~/media/Smart%20Financial%20Centre/Sandbox/FinTech%20Regulatory%20Sandbox%20Guidelines%2019Feb2018.pdf , truy cập ngày 17/6/2019.
[4] Monetary Authority of Singapore, A Guide to Digital Token Offerings, http://www.mas.gov.sg/~/media/MAS/Regulations%20and%20Financial%20Stability/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Securities%20Futures%20and%20Fund%20Management/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Guidelines/A%20Guide%20to%20Digital%20Token%20Offerings%20%2014%20Nov%202017.pdf, truy cập ngày 16/6/2019.
[5] Đối với các vụ chào bán chứng khoán quy mô nhỏ dưới 5 triệu đô la Singapore, chào bán cổ phần riêng lẻ cho dưới 50 nhà đầu tư hoặc việc chào bán chỉ hướng tới các nhà đầu tư là tổ chức hoặc các nhà đầu tư được công nhận có khả năng đầu tư mạo hiểm thì tùy từng trường hợp cụ thể, MAS sẽ quyết định miễn yêu cầu về Bản cáo bạch khi ICO.
[6] Monetary Authority of Singapore, A Guide to Digital Token Offerings, http://www.mas.gov.sg/~/media/MAS/Regulations%20and%20Financial%20Stability/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Securities%20Futures%20and%20Fund%20Management/Regulations%20Guidance%20and%20Licensing/Guidelines/A%20Guide%20to%20Digital%20Token%20Offerings%20%2014%20Nov%202017.pdf
[7] Đối thoại trực tuyến về những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam thời 4.0, http://baophapluat.vn/tu-phap/doi-thoai-truc-tuyen-ve-nhung-van-de-phap-ly-dat-ra-cho-viet-nam-thoi-40-454704.html?fbclid=IwAR0MePkkJ9DDPWLV6G3yERdy8wneoy9JPKHIM8BzyUggJrA-KGJmNroxQTA&gidzl=kioI2NOP_2Y-qP05TGVwBhpObG9lNF1-eukPK6rOft6ZtPnPRWsdSgJVpLjgMwHxhzkSKMJzvbqOTXp_A0, truy cập ngày 17/6/2019.
[8] Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo? http://cafebiz.vn/startup-viet-chay-sang-singapore-khoi-nghiep-nen-mung-hay-lo-20190414075401574.chn; truy cập 18/6/2019.
[9] https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV333783&rightWidth=0%25¢erWidth=100%25&_afrLoop=15414362582677577#%40%3F_afrLoop%3D15414362582677577%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV333783%26leftWidth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D81ulp2tm6_9, truy cập 18/6/2019.