14/11/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ở nước ta hiện nayTrong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay, nguồn vốn mà các cá nhân, tổ chức huy động để thực hiện sản xuất, kinh doanh…chủ yếu được thực hiện từ các tổ chức tín dụng. Vì thế, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điểm mấu chốt để đảm báo tính công khai, khách quan, minh bạch của việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế thì việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, vì vậy cần phải có những giải pháp để hoàn thiện quy định này.1. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
Như chúng ta đã biết, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những nội dung rất quan trọng trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức, cá nhân với ngân hàng (hay còn gọi là các tổ chức tín dụng). Việc xử lý tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng thường phát sinh khi bên vay là tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ của mình trong việc trả tiền gốc hoặc lãi hay nói cách khác là đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Hiện nay, các qui định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm được thể hiện trong các văn bản như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là từ Điều từ 303 đến 308 của Bộ luật quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để các quy định này đi vào cuộc sống cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong xử lý tài sản bảo đảm nói chung và trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng nói riêng. Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm: (i) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; (ii) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; (iii) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Cũng theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc xử lý đối với tài sản cầm cố, thế chấp (gọi tắt là tài sản bảo đảm) bao gồm: (i) Bán đấu giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iii) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (iv)Phương thức khác. Đây là các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 303, tuy nhiên thì ngoài các phương thức trên, các bên có thể thỏa thuận các phương thức khác để phù hợp với tính chất của nghĩa vụ như cho thuê tài sản, sử dụng tài sản trong một thời hạn phù hợp để thực hiện giao dịch bảo đảm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự, có bốn phương thức để xử lý tài sản bảo đảm cơ bản mà các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận đó là: bán tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ đối với bên thứ ba. Ngoài ra, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận bất kỳ một phương pháp xử lý tài sản bảo đảm khác. Đối với các doanh nghiệp là bên bảo đảm thì điều quan trọng hơn cả là tài sản bảo đảm cần được bán ở mức giá cao nhất hoặc hợp lý về mặt thương mại để bên bảo đảm có cơ hội nhận được tiền sau khi đã trả nợ cho bên nhận bảo đảm và thanh toán các khoản được ưu tiên khác.
Riêng đối với việc xử lý nợ xấu thì theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016: Đối với những tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại các ngân hàng chủ yếu là bất động sản và phương tiện vận tải. Trong đó hơn 60% khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản như nhà đất, dự án.
Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi xử lý tải sản thế chấp được qui định trong các văn bản: Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014 và Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27/08/2014 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường…Về cơ bản, các văn bản này đã đề cập đến việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp xử lý nợ hợp đồng thế chấp.
Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm. Thông tư quy định phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong một số trường hợp đáng chú ý sau:
Thứ nhất, xử lý tài sản là hàng hóa luân chuyển do bên thế chấp bán, thay thế mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
Bên nhận thế chấp có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền thu hồi tài sản. Nếu thu hồi tài sản, bên nhận thế chấp gửi cho bên nhận chuyển nhượng thông báo về việc thu hồi tài sản kèm theo (01) bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực hoặc (01) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng đồng ý giao lại tài sản, các bên lập biên bản bàn giao có chữ ký, con dấu của các bên. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng không giao lại tài sản, bên nhận thế chấp có thể thu giữ tài sản theo Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về tài sản bảo đảm hoặc khởi kiện vụ án. Nếu không thu hồi tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp có quyền (i) yêu cầu bên thế chấp thanh toán đầy đủ giá trị tài sản nếu tài sản bị bán; hoặc (ii) thu giữ tài sản, xử lý tài sản thay thế và số tiền thanh toán giá trị chênh lệch nếu tài sản bị thay thế.
Thứ hai, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.
Nếu có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp có quyền nhận tiền bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai và giao dịch bảo đảm sau khi có văn bản đề nghị của bên nhận thế chấp và đã gửi thông báo cho bên thế chấp về việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp. Trường hợp không có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp nhận số tiền bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chỉ thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp sau khi có văn bản đồng ý của bên thế chấp. Nếu bên thế chấp không đồng ý, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chuyển số tiền bồi thường vào tài khoản do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập tại ngân hàng và thực hiện việc chi trả sau khi có bản án, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.
Bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện thanh toán cho bên nhận thế chấp trong thời hạn (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của bên nhận thế chấp. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, theo quyết định của mình, bên nhận thế chấp có quyền (i) thu giữ tài sản để xử lý theo Điều 63 Nghị định sô 163/2006/NĐ-CP; hoặc (ii) yêu cầu bên có nghĩa vụ trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn; hoặc (iii) yêu cầu bên thế chấp tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; hoặc (iv) khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Bốn là, xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai
Nếu tài sản bị xử lý là nhà ở thương mại, bên nhận thế chấp sẽ nhận chính tài sản thế chấp trong trường hợp chủ đầu tư chưa bàn giao nhà cho bên thế chấp hoặc nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho bên thế chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho bên mua nhà khi nhà ở đó được bán để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm. Nếu tài sản bị xử lý là nhà ở xã hội, bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng với bên thế chấp để bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho bên thế chấp hoặc nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà, bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật.
Do vậy, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những quy phạm pháp luật được các bên trong giao dịch dân sự đặc biệt là trong hợp đồng tín dụng đặc biệt quan tâm. Với những quy định khác nhau của pháp luật sẽ gây không ít khó khăn cho các bên. Do vậy, để đảm bảo lợi ích thì các bên có thể phải thỏa thuận rõ nội dung, thời điểm cũng như phương thức xử lý tài sản đảm trong các hợp đồng tín dụng.
2. Những khó khăn của việc xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khá cụ thể và chặt chẽ về xử lý tài sản bảo đảm gồm: (i) Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; (ii) Bán tài sản cầm cố, thế chấp; (iii) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (iv) Định giá tài sản bảo đảm; (v) Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; (vi) Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm. Tuy nhiên thì việc áp dụng quy định này vào thực tiễn lại rất khó khăn, vì vậy tác giả kiến nghị nên có những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết vấn đề này.
Bên cạnh đó, việc thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đã được quy định tại Điều 300 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên thì quy định này còn chung chung chưa cụ thể. Vì vậy, cần đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng liên quan đến nghĩa vụ thông báo của bên nhận bảo đảm đối với bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng còn về nguyên tắc “trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”. Như vậy, cần có sự hướng dẫn thế nào là “thời hạn hợp lý”, chi tiết hơn là “thời hạn hợp lý” đối với tài sản là động sản và tài sản là bất động sản tương ứng. Việc quy định rõ ràng và cụ thể sẽ giúp các TCTD chủ động hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ hai, vướng mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm theo hình thức gán nợ
Hình thức gán nợ được quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, nhưng khi xử lý tài sản bảo đảm thì các tổ chức tín dụng đã gặp phải không ít khó khăn đó là: các Tổ chức tín dụng không thể thực hiện được việc sang tên quyền sử dụng đất nên không thể hạch toán được việc dứt điểm các khoản nợ thì các tổ chức, cá nhân nên cũng không thể xử lý được tài sản là bất động sản gán nợ.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp nắm giữa bất động sản do việc xử lý nợ vayvà trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, Tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng, theo đó các cơ quan nhà nước cho rằng Tổ chức tín dụng khi xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản theo hình thức nhận gán nợ để bán chuyển nhượng là kinh doanh bất động sản, nên một số địa phương đã không chấp nhận thực hiện các thủ tục sang tên bất động sản cho Tổ chức tín dụng mà yêu cầu Tổ chức tín dụng phải thực hiện phương án sử dụng bất động phù hợp với chức năng kinh doanh của tổ chức tín dụng, thậm chí bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời thay đổi thời hạn sử dụng đất của bất động từ lâu dài sang hình thức sử dụng đất có thời hạn. Như vậy, vô hình trung đã thay đổi bản chất của bất động sản từ đất ở, có thời hạn sử dụng lâu dài và có giá trị, khi thực hiện thủ tục gán nợ sang Tổ chức tín dụng lại bị hạn chế về mục đích, và thời gian sử dụng đất. Thực chất thực chất là Tổ chức tín dụng nhận gán nợ là để chuyển nhượng lại bất động sản là quyền sử dụng đất, nên quyền sử dụng đất sau khi nhận gán nợ sẽ không sử dụng đúng mục đích theo phương án sử dụng đất đã lập nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Với nội dung này, Tổ chức tín dụng đã vô tình vi phạm quy định của luật đất đai trong việc sử dụng đất không đúng mục đích và theo quy định có thể bị thu hồi đất.
Do vậy, nên quy định thống nhất việc quản lý và nắm giữ bất động sản thế chấp của các tổ chức, cá nhân với các tổ chức tín dụng khi thực hiện việc xử lý nợ là tài sản bảo đảm.
Thứ ba, vướng mắc trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản
Theo quy định pháp luật, Tổ chức tính dụng - người nhận bảo đảm là người xử lý tài sản được quyền thu giữ tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, theo Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản có quy định: Người giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản, hết thời hạn theo thông báo bên giữ tài sản không giao tài sản người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Người xử lý tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan công an áp dụng các biện pháp để thực hiện quyền thu giữ. Quy định là như vậy nhưng trên thực tế, phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không thực hiện được quyền trên khi bên bảo đảm không hợp tác, chống đối. Nhiều trường hợp giao lại cho bên bảo đảm khai thác và sử dụng tài sản bảo đảm khi đấu giá tài sản thành công, bên giữ tài sản chống đối, cản trở không bàn giao tài sản bảo đảm; Không thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản, thậm chí tổ chức tín dụng có nguy cơ vi phạm hợp đồng bán tài sản trong trường hợp đã bán tài sản nhưng bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản cho bên mua tài sản; Không thực hiện được quyền thu giữ tài sản, tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản theo nguyên tắc thỏa thuận quy định tại Bộ luật Dân sự và thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm. Tổ chức tín dụng buộc phải khởi kiện - thực hiện theo con đường tố tụng, thi hành án.
Thứ tư, đối với việc thực hiện quyền chuyển nhượng khi xử lý tài sản
Khâu cuối cùng của bán tài sản, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ là thanh toán tiền chuyển nhượng tài sản và thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua. Theo quy định thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho bên mua được thực hiện ngay cả khi bên bảo đảm không hợp tác. Cụ thể: Điều 70 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN quy định trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền ký ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu đó nhưng trong hồ sơ chuyển quyền phải bổ sung 01 bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện nếu không có sự hợp tác của bên bảo đảm ký hợp đồng chuyển nhượng. Thậm chí cả những trường hợp bên bảo đảm đã chết, không có di chúc về tài sản thì phải được người thừa kế theo pháp luật ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản.
Các quyền của Tổ chức tín dụng bị hạn chế, bị vi phạm…Tổ chức tín dụng đã không được bảo vệ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm và nguyên tắc của Bộ luật dân sự thì khi đó buộc Tổ chức tín dụng phải đi theo con đường “trần ai” đó là tố tụng, thi hành án.
Thứ năm, về đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo đảm
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về vật quyền (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản…), bên cạnh đó, Bộ luật cũng đã quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (gồm 9 biện pháp được quy định tại Điều 292). Tuy nhiên, đối với xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản cầm cố, thế chấp để bảo đảm tiền vay của các tổ chức, cá nhân được thực hiện đối với các tổ chức tín dụng thì pháp luật chưa quy định cụ thể. Vì vậy, nên quy định rõ các đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo đảm, đó là các quyền đeo đuổi tài sản, quyền ưu tiên lấy nợ trên tài sản của bất kì một chủ nợ nào. Các bên sẽ tự do thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm nếu không đạt được thỏa thuận, quyền xử lý sẽ thuộc về chủ nợ. Pháp luật cần tạo cơ sở pháp lý cho các Tổ chức tín dụng xử lý tài sản, chẳng hạn như quy định về việc thực hiện phương thức bán, chuyển nhượng tài sản của Tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
Thứ sáu, về trình tự tố tụng đối với việc khởi kiện thu hồi nợ
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về cụ thể về trình tự, thủ tục đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, giữa các Tòa án đã có những quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ án, các Tòa án hiện nay hiểu rất khác nhau, có Tòa án tôn trọng việc thỏa thuận của các bên được thỏa thuận trong các Hợp đồng tín dụng hoặc Hợp đồng thế chấp, tạo điều kiện cho Tổ chức tín dụng tập trung xử lý các vụ việc thuận lợi, chấp nhận nội dung thỏa thuận chọn Tòa án nơi có trụ sở hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh, Phòng giao dịch của Tổ chức tín dụng. Trên thực tế có rất nhiều Tòa án đã đồng ý thụ lý và xử lý theo nội dung thỏa thuận này, nhưng có nhiều Tòa án không chấp nhận mà cho rằng phải là Tòa án nơi có tài sản thế chấp hoặc nơi thường trú của bị đơn. Do vậy, để các vụ kiện được thuận lợi thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên thống nhất quan điểm để cho Tổ chức tín dụng và khách hàng, bên thế chấp chủ động chọn Tòa án tiến hành xử lý vụ việc khi có tranh chấp.
Thứ bảy, về triển khai việc thu giữ tài sản bảo đảm
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm đã quy định về thu giữa tài sản bảo đảm. Tuy nhiên thì thực tiễn áp dụng, việc thu giữ tài sản bảo đảm vẫn có những vướng mắc nên gây khó khăn cho việc thu giữ dứt điểm tài sản bảo đảm như: hành vi trây ỳ không bàn giao tài sản bảo đảm của bên thế chấp.... Vì vậy, cần quy định chế tài rất cụ thể đối với việc chây ỳ, không bàn giao tài sản bảo của bên thế chấp, bên quản lý tài sản đồng thời cho phép các cơ quan Thi hành án được tổ chức cưỡng chế bàn giao tài sản bảo đảm cho bên trúng đấu giá khi hoàn tất việc đấu giá tài sản theo quy định.
Như vậy, để khắc phục được những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, thiết nghĩ nên quy định thống nhất giữa các văn bản pháp luật hiện hành nhằm tào thuận lợi cho các bên cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết về tài sản bảo đảm./.
ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải - Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Xem, Bộ luật Dân sự năm 2015 (các điều từ Điều 303 đến Điều 308);
2. Xem, Luật Đất đai năm 2013 và một số văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Xem, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Tài sản bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm;
4. Xem, Luật sư Nguyễn Văn Hải “khó khăn, vướng mắc khi tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm”.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay, nguồn vốn mà các cá nhân, tổ chức huy động để thực hiện sản xuất, kinh doanh…chủ yếu được thực hiện từ các tổ chức tín dụng. Vì thế, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điểm mấu chốt để đảm báo tính công khai, khách quan, minh bạch của việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế thì việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, vì vậy cần phải có những giải pháp để hoàn thiện quy định này.
1. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
Như chúng ta đã biết, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những nội dung rất quan trọng trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức, cá nhân với ngân hàng (hay còn gọi là các tổ chức tín dụng). Việc xử lý tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng thường phát sinh khi bên vay là tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ của mình trong việc trả tiền gốc hoặc lãi hay nói cách khác là đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Hiện nay, các qui định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm được thể hiện trong các văn bản như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là từ Điều từ 303 đến 308 của Bộ luật quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để các quy định này đi vào cuộc sống cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong xử lý tài sản bảo đảm nói chung và trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng nói riêng. Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm: (i) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; (ii) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; (iii) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Cũng theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc xử lý đối với tài sản cầm cố, thế chấp (gọi tắt là tài sản bảo đảm) bao gồm: (i) Bán đấu giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iii) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (iv)Phương thức khác. Đây là các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 303, tuy nhiên thì ngoài các phương thức trên, các bên có thể thỏa thuận các phương thức khác để phù hợp với tính chất của nghĩa vụ như cho thuê tài sản, sử dụng tài sản trong một thời hạn phù hợp để thực hiện giao dịch bảo đảm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự, có bốn phương thức để xử lý tài sản bảo đảm cơ bản mà các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận đó là: bán tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ đối với bên thứ ba. Ngoài ra, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận bất kỳ một phương pháp xử lý tài sản bảo đảm khác. Đối với các doanh nghiệp là bên bảo đảm thì điều quan trọng hơn cả là tài sản bảo đảm cần được bán ở mức giá cao nhất hoặc hợp lý về mặt thương mại để bên bảo đảm có cơ hội nhận được tiền sau khi đã trả nợ cho bên nhận bảo đảm và thanh toán các khoản được ưu tiên khác.
Riêng đối với việc xử lý nợ xấu thì theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016: Đối với những tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại các ngân hàng chủ yếu là bất động sản và phương tiện vận tải. Trong đó hơn 60% khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản như nhà đất, dự án.
Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi xử lý tải sản thế chấp được qui định trong các văn bản: Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014 và Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27/08/2014 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường…Về cơ bản, các văn bản này đã đề cập đến việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp xử lý nợ hợp đồng thế chấp.
Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm. Thông tư quy định phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong một số trường hợp đáng chú ý sau:
Thứ nhất, xử lý tài sản là hàng hóa luân chuyển do bên thế chấp bán, thay thế mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
Bên nhận thế chấp có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền thu hồi tài sản. Nếu thu hồi tài sản, bên nhận thế chấp gửi cho bên nhận chuyển nhượng thông báo về việc thu hồi tài sản kèm theo (01) bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực hoặc (01) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng đồng ý giao lại tài sản, các bên lập biên bản bàn giao có chữ ký, con dấu của các bên. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng không giao lại tài sản, bên nhận thế chấp có thể thu giữ tài sản theo Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về tài sản bảo đảm hoặc khởi kiện vụ án. Nếu không thu hồi tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp có quyền (i) yêu cầu bên thế chấp thanh toán đầy đủ giá trị tài sản nếu tài sản bị bán; hoặc (ii) thu giữ tài sản, xử lý tài sản thay thế và số tiền thanh toán giá trị chênh lệch nếu tài sản bị thay thế.
Thứ hai, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.
Nếu có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp có quyền nhận tiền bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai và giao dịch bảo đảm sau khi có văn bản đề nghị của bên nhận thế chấp và đã gửi thông báo cho bên thế chấp về việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp. Trường hợp không có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp nhận số tiền bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chỉ thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp sau khi có văn bản đồng ý của bên thế chấp. Nếu bên thế chấp không đồng ý, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chuyển số tiền bồi thường vào tài khoản do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập tại ngân hàng và thực hiện việc chi trả sau khi có bản án, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.
Bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện thanh toán cho bên nhận thế chấp trong thời hạn (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của bên nhận thế chấp. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, theo quyết định của mình, bên nhận thế chấp có quyền (i) thu giữ tài sản để xử lý theo Điều 63 Nghị định sô 163/2006/NĐ-CP; hoặc (ii) yêu cầu bên có nghĩa vụ trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn; hoặc (iii) yêu cầu bên thế chấp tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; hoặc (iv) khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Bốn là, xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai
Nếu tài sản bị xử lý là nhà ở thương mại, bên nhận thế chấp sẽ nhận chính tài sản thế chấp trong trường hợp chủ đầu tư chưa bàn giao nhà cho bên thế chấp hoặc nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho bên thế chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho bên mua nhà khi nhà ở đó được bán để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm. Nếu tài sản bị xử lý là nhà ở xã hội, bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng với bên thế chấp để bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho bên thế chấp hoặc nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà, bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật.
Do vậy, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những quy phạm pháp luật được các bên trong giao dịch dân sự đặc biệt là trong hợp đồng tín dụng đặc biệt quan tâm. Với những quy định khác nhau của pháp luật sẽ gây không ít khó khăn cho các bên. Do vậy, để đảm bảo lợi ích thì các bên có thể phải thỏa thuận rõ nội dung, thời điểm cũng như phương thức xử lý tài sản đảm trong các hợp đồng tín dụng.
2. Những khó khăn của việc xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khá cụ thể và chặt chẽ về xử lý tài sản bảo đảm gồm: (i) Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; (ii) Bán tài sản cầm cố, thế chấp; (iii) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (iv) Định giá tài sản bảo đảm; (v) Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; (vi) Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm. Tuy nhiên thì việc áp dụng quy định này vào thực tiễn lại rất khó khăn, vì vậy tác giả kiến nghị nên có những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết vấn đề này.
Bên cạnh đó, việc thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đã được quy định tại Điều 300 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên thì quy định này còn chung chung chưa cụ thể. Vì vậy, cần đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng liên quan đến nghĩa vụ thông báo của bên nhận bảo đảm đối với bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng còn về nguyên tắc “trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”. Như vậy, cần có sự hướng dẫn thế nào là “thời hạn hợp lý”, chi tiết hơn là “thời hạn hợp lý” đối với tài sản là động sản và tài sản là bất động sản tương ứng. Việc quy định rõ ràng và cụ thể sẽ giúp các TCTD chủ động hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ hai, vướng mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm theo hình thức gán nợ
Hình thức gán nợ được quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, nhưng khi xử lý tài sản bảo đảm thì các tổ chức tín dụng đã gặp phải không ít khó khăn đó là: các Tổ chức tín dụng không thể thực hiện được việc sang tên quyền sử dụng đất nên không thể hạch toán được việc dứt điểm các khoản nợ thì các tổ chức, cá nhân nên cũng không thể xử lý được tài sản là bất động sản gán nợ.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp nắm giữa bất động sản do việc xử lý nợ vayvà trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, Tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng, theo đó các cơ quan nhà nước cho rằng Tổ chức tín dụng khi xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản theo hình thức nhận gán nợ để bán chuyển nhượng là kinh doanh bất động sản, nên một số địa phương đã không chấp nhận thực hiện các thủ tục sang tên bất động sản cho Tổ chức tín dụng mà yêu cầu Tổ chức tín dụng phải thực hiện phương án sử dụng bất động phù hợp với chức năng kinh doanh của tổ chức tín dụng, thậm chí bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời thay đổi thời hạn sử dụng đất của bất động từ lâu dài sang hình thức sử dụng đất có thời hạn. Như vậy, vô hình trung đã thay đổi bản chất của bất động sản từ đất ở, có thời hạn sử dụng lâu dài và có giá trị, khi thực hiện thủ tục gán nợ sang Tổ chức tín dụng lại bị hạn chế về mục đích, và thời gian sử dụng đất. Thực chất thực chất là Tổ chức tín dụng nhận gán nợ là để chuyển nhượng lại bất động sản là quyền sử dụng đất, nên quyền sử dụng đất sau khi nhận gán nợ sẽ không sử dụng đúng mục đích theo phương án sử dụng đất đã lập nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Với nội dung này, Tổ chức tín dụng đã vô tình vi phạm quy định của luật đất đai trong việc sử dụng đất không đúng mục đích và theo quy định có thể bị thu hồi đất.
Do vậy, nên quy định thống nhất việc quản lý và nắm giữ bất động sản thế chấp của các tổ chức, cá nhân với các tổ chức tín dụng khi thực hiện việc xử lý nợ là tài sản bảo đảm.
Thứ ba, vướng mắc trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản
Theo quy định pháp luật, Tổ chức tính dụng - người nhận bảo đảm là người xử lý tài sản được quyền thu giữ tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, theo Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản có quy định: Người giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản, hết thời hạn theo thông báo bên giữ tài sản không giao tài sản người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Người xử lý tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan công an áp dụng các biện pháp để thực hiện quyền thu giữ. Quy định là như vậy nhưng trên thực tế, phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không thực hiện được quyền trên khi bên bảo đảm không hợp tác, chống đối. Nhiều trường hợp giao lại cho bên bảo đảm khai thác và sử dụng tài sản bảo đảm khi đấu giá tài sản thành công, bên giữ tài sản chống đối, cản trở không bàn giao tài sản bảo đảm; Không thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản, thậm chí tổ chức tín dụng có nguy cơ vi phạm hợp đồng bán tài sản trong trường hợp đã bán tài sản nhưng bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản cho bên mua tài sản; Không thực hiện được quyền thu giữ tài sản, tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản theo nguyên tắc thỏa thuận quy định tại Bộ luật Dân sự và thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm. Tổ chức tín dụng buộc phải khởi kiện - thực hiện theo con đường tố tụng, thi hành án.
Thứ tư, đối với việc thực hiện quyền chuyển nhượng khi xử lý tài sản
Khâu cuối cùng của bán tài sản, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ là thanh toán tiền chuyển nhượng tài sản và thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua. Theo quy định thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho bên mua được thực hiện ngay cả khi bên bảo đảm không hợp tác. Cụ thể: Điều 70 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN quy định trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền ký ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu đó nhưng trong hồ sơ chuyển quyền phải bổ sung 01 bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện nếu không có sự hợp tác của bên bảo đảm ký hợp đồng chuyển nhượng. Thậm chí cả những trường hợp bên bảo đảm đã chết, không có di chúc về tài sản thì phải được người thừa kế theo pháp luật ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản.
Các quyền của Tổ chức tín dụng bị hạn chế, bị vi phạm…Tổ chức tín dụng đã không được bảo vệ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm và nguyên tắc của Bộ luật dân sự thì khi đó buộc Tổ chức tín dụng phải đi theo con đường “trần ai” đó là tố tụng, thi hành án.
Thứ năm, về đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo đảm
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về vật quyền (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản…), bên cạnh đó, Bộ luật cũng đã quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (gồm 9 biện pháp được quy định tại Điều 292). Tuy nhiên, đối với xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản cầm cố, thế chấp để bảo đảm tiền vay của các tổ chức, cá nhân được thực hiện đối với các tổ chức tín dụng thì pháp luật chưa quy định cụ thể. Vì vậy, nên quy định rõ các đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo đảm, đó là các quyền đeo đuổi tài sản, quyền ưu tiên lấy nợ trên tài sản của bất kì một chủ nợ nào. Các bên sẽ tự do thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm nếu không đạt được thỏa thuận, quyền xử lý sẽ thuộc về chủ nợ. Pháp luật cần tạo cơ sở pháp lý cho các Tổ chức tín dụng xử lý tài sản, chẳng hạn như quy định về việc thực hiện phương thức bán, chuyển nhượng tài sản của Tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
Thứ sáu, về trình tự tố tụng đối với việc khởi kiện thu hồi nợ
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về cụ thể về trình tự, thủ tục đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, giữa các Tòa án đã có những quan điểm khác nhau về thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ án, các Tòa án hiện nay hiểu rất khác nhau, có Tòa án tôn trọng việc thỏa thuận của các bên được thỏa thuận trong các Hợp đồng tín dụng hoặc Hợp đồng thế chấp, tạo điều kiện cho Tổ chức tín dụng tập trung xử lý các vụ việc thuận lợi, chấp nhận nội dung thỏa thuận chọn Tòa án nơi có trụ sở hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh, Phòng giao dịch của Tổ chức tín dụng. Trên thực tế có rất nhiều Tòa án đã đồng ý thụ lý và xử lý theo nội dung thỏa thuận này, nhưng có nhiều Tòa án không chấp nhận mà cho rằng phải là Tòa án nơi có tài sản thế chấp hoặc nơi thường trú của bị đơn. Do vậy, để các vụ kiện được thuận lợi thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên thống nhất quan điểm để cho Tổ chức tín dụng và khách hàng, bên thế chấp chủ động chọn Tòa án tiến hành xử lý vụ việc khi có tranh chấp.
Thứ bảy, về triển khai việc thu giữ tài sản bảo đảm
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm đã quy định về thu giữa tài sản bảo đảm. Tuy nhiên thì thực tiễn áp dụng, việc thu giữ tài sản bảo đảm vẫn có những vướng mắc nên gây khó khăn cho việc thu giữ dứt điểm tài sản bảo đảm như: hành vi trây ỳ không bàn giao tài sản bảo đảm của bên thế chấp.... Vì vậy, cần quy định chế tài rất cụ thể đối với việc chây ỳ, không bàn giao tài sản bảo của bên thế chấp, bên quản lý tài sản đồng thời cho phép các cơ quan Thi hành án được tổ chức cưỡng chế bàn giao tài sản bảo đảm cho bên trúng đấu giá khi hoàn tất việc đấu giá tài sản theo quy định.
Như vậy, để khắc phục được những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, thiết nghĩ nên quy định thống nhất giữa các văn bản pháp luật hiện hành nhằm tào thuận lợi cho các bên cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết về tài sản bảo đảm./.
ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải - Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Xem, Bộ luật Dân sự năm 2015 (các điều từ Điều 303 đến Điều 308);
2. Xem, Luật Đất đai năm 2013 và một số văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Xem, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Tài sản bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP - BTNMT- NHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm;
4. Xem, Luật sư Nguyễn Văn Hải “khó khăn, vướng mắc khi tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm”.