07/06/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian quaNgày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Một trong những điểm mới quan trọng của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là đã bổ sung vào tiêu chí thứ 18 “Hệ thống chính trị và pháp luật” tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định”. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, khẳng định vị thế của pháp luật trong quản lý nhà nước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.Việc chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Qua đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Tại Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg) và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 08/7/2017 của Bộ Tư pháp đã quy định tiêu chí tiếp cận pháp luật gồm 05 tiêu chí thành phần: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và Pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện: Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa; tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III; kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 quy định này đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên; trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
Sau gần 05 năm thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg, đa số các đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã nhận thức được nhiệm vụ hàng năm để thực hiện theo đúng quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, giảm dần theo từng năm; tình trạng khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cấp xã năm sau giảm hơn năm trước, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn.
Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã được niêm yết công khai khá đầy đủ, kịp thời. Công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
Uỷ ban nhân dân cấp xã đã thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật khá đầy đủ, kịp thời; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp như: Hội nghị tuyên truyền PBGDPL; tổ chức các cuộc thi; tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thông phát thanh cơ sở. Đa số các xã có một số mô hình về phổ biến, giáo dục pháp luật như: Tổ tự quản, các Câu lạc bộ pháp luật…. UBND xã đã quan tâm bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định.
Các tổ hoà giải được công nhận, kiện toàn kịp thời. Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên, hòa giải thành đạt tỷ lệ khá cao.
Các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở được công khai, minh bạch; cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Kết quả của công tác triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực, không chỉ đáp ứng được các mục tiêu Quyết định số 619/QĐ-TTg đã đề ra mà còn giúp chính quyền cấp xã nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành nói chung và quản lý nhà nước về công tác tư pháp nói riêng. Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 355/460 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 77,17%, tăng 32 đơn vị so với năm 2020. Trong đó, các đơn vị cấp huyện có tỷ lệ đạt chuẩn cao bao gồm thành phố Vinh, huyện Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thấp, chủ yếu nằm ở khu vực miền núi như huyện Nghĩa Đàn, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Các đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu do vi phạm điều kiện trong năm đánh giá có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên; kinh phí bố trí để thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật còn hạn chế; cơ sở vật chất tại một số đơn vị cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu; điểm số chấm đối với các chỉ tiêu chưa đạt số điểm theo quy định. Mặt khác, một số tiêu chí, chỉ tiêu và việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Nội dung một số chỉ tiêu còn chung chung, chưa cụ thể, khó triển khai trong thực tiễn, khó thu thập tài liệu kiểm chứng. Có chỉ tiêu quy định còn hình thức, chưa thực chất, mang tính định tính nên khó chấm điểm …
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, ngày 22/7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Ngày 15/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông tư 09/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Việc ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp và có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong triển khai công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 318/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 320/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, quy định nêu rõ nội dung xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới tại tiêu chí thành phần 18.4 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và bổ sung nội dung tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao tại tiêu chí 16; huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại tiêu chí thành phần 9.6 về hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công.
Việc bổ sung tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp huyện bảo đảm tính tương thích, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, gắn kết các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới với xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở và thúc đẩy, cải thiện, nâng cao chất lượng, đời sống tinh thần nói chung và đời sống pháp lý của người dân. Việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật và xây dựng nền hành chính cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức hành chính ở cấp xã. /.
Thùy Dương
Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Một trong những điểm mới quan trọng của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là đã bổ sung vào tiêu chí thứ 18 “Hệ thống chính trị và pháp luật” tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định”. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, khẳng định vị thế của pháp luật trong quản lý nhà nước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Việc chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Qua đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Tại Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg) và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 08/7/2017 của Bộ Tư pháp đã quy định tiêu chí tiếp cận pháp luật gồm 05 tiêu chí thành phần: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và Pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện: Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa; tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III; kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 quy định này đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên; trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
Sau gần 05 năm thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg, đa số các đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã nhận thức được nhiệm vụ hàng năm để thực hiện theo đúng quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, giảm dần theo từng năm; tình trạng khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cấp xã năm sau giảm hơn năm trước, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn.
Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã được niêm yết công khai khá đầy đủ, kịp thời. Công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
Uỷ ban nhân dân cấp xã đã thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật khá đầy đủ, kịp thời; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp như: Hội nghị tuyên truyền PBGDPL; tổ chức các cuộc thi; tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thông phát thanh cơ sở. Đa số các xã có một số mô hình về phổ biến, giáo dục pháp luật như: Tổ tự quản, các Câu lạc bộ pháp luật…. UBND xã đã quan tâm bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định.
Các tổ hoà giải được công nhận, kiện toàn kịp thời. Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên, hòa giải thành đạt tỷ lệ khá cao.
Các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở được công khai, minh bạch; cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Kết quả của công tác triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực, không chỉ đáp ứng được các mục tiêu Quyết định số 619/QĐ-TTg đã đề ra mà còn giúp chính quyền cấp xã nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành nói chung và quản lý nhà nước về công tác tư pháp nói riêng. Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 355/460 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 77,17%, tăng 32 đơn vị so với năm 2020. Trong đó, các đơn vị cấp huyện có tỷ lệ đạt chuẩn cao bao gồm thành phố Vinh, huyện Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thấp, chủ yếu nằm ở khu vực miền núi như huyện Nghĩa Đàn, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Các đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu do vi phạm điều kiện trong năm đánh giá có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên; kinh phí bố trí để thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật còn hạn chế; cơ sở vật chất tại một số đơn vị cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu; điểm số chấm đối với các chỉ tiêu chưa đạt số điểm theo quy định. Mặt khác, một số tiêu chí, chỉ tiêu và việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Nội dung một số chỉ tiêu còn chung chung, chưa cụ thể, khó triển khai trong thực tiễn, khó thu thập tài liệu kiểm chứng. Có chỉ tiêu quy định còn hình thức, chưa thực chất, mang tính định tính nên khó chấm điểm …
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, ngày 22/7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Ngày 15/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông tư 09/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Việc ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp và có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong triển khai công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 318/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 320/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, quy định nêu rõ nội dung xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới tại tiêu chí thành phần 18.4 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật và bổ sung nội dung tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao tại tiêu chí 16; huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại tiêu chí thành phần 9.6 về hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công.
Việc bổ sung tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật đối với xã nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp huyện bảo đảm tính tương thích, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, gắn kết các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới với xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở và thúc đẩy, cải thiện, nâng cao chất lượng, đời sống tinh thần nói chung và đời sống pháp lý của người dân. Việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật và xây dựng nền hành chính cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức hành chính ở cấp xã. /.
Thùy Dương
Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An