11/11/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Một số quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng tại cộng đồngChính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu. Là một quốc gia đang phát triển, Nhà nước ta luôn coi thực hiện chính sách trợ giúp xã hội là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là một trong các hình thức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là một trong các hình thức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trẻ em dưới 16 tuổi, không có nguồn nuôi dưỡng là các đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
1. Đối tượng trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng thuộc dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
- Mồ côi cả cha và mẹ;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Chế độ đối với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trẻ em thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng sẽ được hưởng:
- Trợ cấp xã hội hàng tháng. Cụ thể:
+ Đối với trẻ em dưới 4 tuổi được hưởng trợ cấp: 900.000 đồng/tháng (360.000 đồng x hệ số 2,5).
+ Đối với trẻ em trên 4 tuổi được hưởng trợ cấp: 540.000 đồng/tháng (360.000 đồng x hệ số 1,5).
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề;
- Hỗ trợ chi phí mai táng.
3. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng
Hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng được hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng trẻ em bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (360 nghìn đồng/ tháng) nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi tương ứng với 900.000 đồng/tháng.
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi tương ứng với 540.000 đồng/tháng.
4. Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cộng đồng (Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP)
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây: (i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (ii) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; (iii) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; (iv) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em; (v) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện (i) và (ii).
Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội mà không bảo đảm điều kiện bao gồm Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi ở ổn định và các điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em thì vẫn được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước quy định tại Điều 12, Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm: (i) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí; (ii) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em; (iii) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em; (iv) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: (i) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; (ii) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; (iii) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; (iv) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
5. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng tại cộng đồng
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này. Theo đó:
- Người nhận nuôi sẽ nộp Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b gửi cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện./.
Nguyễn Thị Tâm
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Chính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu. Là một quốc gia đang phát triển, Nhà nước ta luôn coi thực hiện chính sách trợ giúp xã hội là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội.
Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là một trong các hình thức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là một trong các hình thức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trẻ em dưới 16 tuổi, không có nguồn nuôi dưỡng là các đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
1. Đối tượng trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng thuộc dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
- Mồ côi cả cha và mẹ;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Chế độ đối với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trẻ em thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng sẽ được hưởng:
- Trợ cấp xã hội hàng tháng. Cụ thể:
+ Đối với trẻ em dưới 4 tuổi được hưởng trợ cấp: 900.000 đồng/tháng (360.000 đồng x hệ số 2,5).
+ Đối với trẻ em trên 4 tuổi được hưởng trợ cấp: 540.000 đồng/tháng (360.000 đồng x hệ số 1,5).
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề;
- Hỗ trợ chi phí mai táng.
3. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng
Hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng được hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng trẻ em bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (360 nghìn đồng/ tháng) nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi tương ứng với 900.000 đồng/tháng.
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi tương ứng với 540.000 đồng/tháng.
4. Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cộng đồng (Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP)
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây: (i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (ii) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; (iii) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; (iv) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em; (v) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện (i) và (ii).
Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội mà không bảo đảm điều kiện bao gồm Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi ở ổn định và các điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em thì vẫn được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước quy định tại Điều 12, Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm: (i) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí; (ii) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em; (iii) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em; (iv) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: (i) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; (ii) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; (iii) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; (iv) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
5. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hàng tháng tại cộng đồng
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này. Theo đó:
- Người nhận nuôi sẽ nộp Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b gửi cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện./.
Nguyễn Thị Tâm
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật