18/12/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng hàng thángNhà nước ta có nhiều chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội, đó là những người yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng (người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai…) nhằm giúp họ hòa nhập xã hội và đảm bảo cuộc sống, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, đề ra chủ trương, chính sách trợ giúp các đối tượng yếu thế và có nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực trợ giúp xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão”. Các chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo nguyên tắc: (i) Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; (ii) Hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng; chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ; (iii) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn khó khăn, không phải tất cả các đối tượng nêu trên đều được hưởng chế độ trợ cấp, nhà nước chỉ có thể lựa chọn hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn. Và để nhận được trợ cấp từ chính sách này, các đối tượng phải thỏa mãn một số điều kiện cụ thể: Là trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già neo đơn, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng…Khi các điều kiện này được khắc phục, không còn tồn tại (trẻ mồ côi có người dân nhận nuôi, người khuyết tật được chữa khỏi…) thì các đối tượng này sẽ thôi được hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Vậy những đối tượng nào, trong trường hợp nào thôi, tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nêu rõ các đối tượng thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
1. Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật; các đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, như: (i) Trẻ em dưới 16 tuổi trước không có nguồn nuôi dưỡng, nay đã có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị bỏ rơi nay có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; (ii) Người thuộc diện quy định tại mục (i) nêu trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi, đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất đã được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, và hiện đã quá 22 tuổi; (iii) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; (iv) Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục (ii) nêu trên; (v) Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a nêu trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng; (vi) Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật; (vii) Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục (i), (iii) và (vi) nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; (viii) Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng; Đối tượng chấp hành án phạt tù ở trại giam hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thôi hưởng trợ cấp xã hội; Đối tượng từ chối nhận chế độ, chính sách; Sau 03 tháng kể từ khi có quyết định tạm dừng chi trả trợ cấp xã hội mà đối tượng vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.
2. Thôi hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp:
a) Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người nhận chăm sóc nuôi dưỡng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
b) Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định;
c) Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện theo quy định, cụ thể:
Đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, sẽ không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng nếu không bảo đảm các điều kiện sau đây: Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; không có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em; đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ không bảo đảm các điều kiện nêu trên; Tuy nhiên, với trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là trẻ mồ côi mà không bảo đảm điều kiện quy định về người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, vẫn được xem xét hưởng chính sách theo quy định; Đồng thời pháp luật cũng quy định nếu người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không thực hiện đầy đủ trách nhiệm như: Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí; Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em; Đối xử bình đẳng đối với trẻ em; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật thì cũng không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. Bên cạnh đó, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, sẽ không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng nếu thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội nếu không đáp ứng các điều kiện, trách nhiệm sau thì cũng không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi; Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi; Có điều kiện kinh tế; Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ không bảo đảm điều kiện quy định nêu trên; Thuộc trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật: Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật; Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật; Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
d) Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật cũng không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
3.Tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau đây: Đối tượng không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên; Đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng; Đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Về thẩm quyền và trình tự thực hiện thủ tục: Công chức phụ trách công tác Lao động- Thương binh và Xã hội cấp xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định theo quy định pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Đinh Quỳnh Mây
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Nhà nước ta có nhiều chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội, đó là những người yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng (người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai…) nhằm giúp họ hòa nhập xã hội và đảm bảo cuộc sống, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, đề ra chủ trương, chính sách trợ giúp các đối tượng yếu thế và có nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực trợ giúp xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão”. Các chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo nguyên tắc: (i) Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; (ii) Hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng; chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ; (iii) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn khó khăn, không phải tất cả các đối tượng nêu trên đều được hưởng chế độ trợ cấp, nhà nước chỉ có thể lựa chọn hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn. Và để nhận được trợ cấp từ chính sách này, các đối tượng phải thỏa mãn một số điều kiện cụ thể: Là trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già neo đơn, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng…Khi các điều kiện này được khắc phục, không còn tồn tại (trẻ mồ côi có người dân nhận nuôi, người khuyết tật được chữa khỏi…) thì các đối tượng này sẽ thôi được hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Vậy những đối tượng nào, trong trường hợp nào thôi, tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nêu rõ các đối tượng thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
1. Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật; các đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, như: (i) Trẻ em dưới 16 tuổi trước không có nguồn nuôi dưỡng, nay đã có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị bỏ rơi nay có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; (ii) Người thuộc diện quy định tại mục (i) nêu trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi, đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất đã được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, và hiện đã quá 22 tuổi; (iii) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; (iv) Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục (ii) nêu trên; (v) Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a nêu trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng; (vi) Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật; (vii) Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục (i), (iii) và (vi) nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; (viii) Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng; Đối tượng chấp hành án phạt tù ở trại giam hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thôi hưởng trợ cấp xã hội; Đối tượng từ chối nhận chế độ, chính sách; Sau 03 tháng kể từ khi có quyết định tạm dừng chi trả trợ cấp xã hội mà đối tượng vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.
2. Thôi hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp:
a) Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người nhận chăm sóc nuôi dưỡng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
b) Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định;
c) Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện theo quy định, cụ thể:
Đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, sẽ không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng nếu không bảo đảm các điều kiện sau đây: Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; không có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em; đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ không bảo đảm các điều kiện nêu trên; Tuy nhiên, với trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là trẻ mồ côi mà không bảo đảm điều kiện quy định về người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, vẫn được xem xét hưởng chính sách theo quy định; Đồng thời pháp luật cũng quy định nếu người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không thực hiện đầy đủ trách nhiệm như: Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí; Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em; Đối xử bình đẳng đối với trẻ em; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật thì cũng không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. Bên cạnh đó, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, sẽ không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng nếu thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội nếu không đáp ứng các điều kiện, trách nhiệm sau thì cũng không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi; Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi; Có điều kiện kinh tế; Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ không bảo đảm điều kiện quy định nêu trên; Thuộc trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật: Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật; Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật; Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
d) Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật cũng không được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
3.Tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau đây: Đối tượng không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên; Đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng; Đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Về thẩm quyền và trình tự thực hiện thủ tục: Công chức phụ trách công tác Lao động- Thương binh và Xã hội cấp xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định theo quy định pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Đinh Quỳnh Mây
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật