18/07/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng (bài viết nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025)Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các ưu đãi đối với người có công với cách mạng như các chế độ trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ y tế, giáo dục,... Trong đó trợ giúp pháp lý cũng là một ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có công với cách mạng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh người có công với cách mạng thì Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý còn quy định người nhiễm chất độc da cam và cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính cũng được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công (trong đó có hơn 139.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, gần 800.000 thương binh, bệnh binh và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến, gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng.v.v...).
Theo thống kê của các địa phương, từ khi thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý năm 1997 đến hết năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện được hơn 327 nghìn lượt người có công với cách mạng và cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, trong đó có nhiều vụ việc hiệu quả, thành công.
Để hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), bài viết xin điểm qua hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng, cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính trong một số vụ việc cụ thể như sau:
Bào chữa cho người có công với cách mạng là người bị buộc tội trong vụ việc cố ý gây thương tích
Ngày 21/01/2019, ông C và ông D xảy ra mâu thuẫn, xích mích rồi đánh nhau. Ông D bị thương, tỉ lệ tổn thương cơ thể 5%. Ông C bị thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể 14%. Sau khi bị khởi tố về hành vi gây thương tích cho ông C, ông D đã làm đơn yêu cầu khởi tố đối với ông C về hành vi gây thương tích cho mình trước đó và yêu cầu giám định thương tích. Về trách nhiệm dân sự: ông C yêu cầu ông D bồi thường số tiền là 47.250.000 đồng. Ông D yêu cầu ông C bồi thường số tiền là 15.270.000 đồng .
Tại phiên tòa sơ thẩm: Viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm đề nghị áp dụng điểm a khoản 1 Điều 134, các điểm b, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật Hình sự xử phạt ông C mức án từ 09 tháng đến 12 tháng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 đến 24 tháng về tội “Cố ý gây thương tích”.
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện bào chữa cho ông C là người có công với cách mạng, là bị cáo trong vụ việc nêu trên. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc và gặp gỡ, trao đổi với bị cáo và bị hại, tại phiên tòa Trợ giúp viên pháp lý đưa ra quan điểm bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ và căn cứ khoản 3 Điều 54, Điều 65 Bộ luật Hình sự cho các bị cáo hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và cho hưởng án treo.
Quyết định của Tòa án sơ thẩm: Tòa án nhân dân huyện H ra bản án hình sự sơ thẩm xử phạt bị cáo ông C phạm tội “Cố ý gây thương tích”, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 134, khoản 1 Điều 38, các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo C 08 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo thi hành án. Về án phí, căn cứ Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí, bị cáo C là người cao tuổi, có công với cách mạng nên miễn toàn bộ án phí hình sự.
Kháng cáo: Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, trợ giúp viên pháp lý nhận thấy có thể áp dụng chính sách pháp luật hiện hành để đề nghị mức hình phạt nhẹ hơn so với quyết định của Tòa sơ thẩm, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo C, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn bị cáo C kháng cáo bản án sơ thẩm. Trợ giúp viên pháp lý đã giúp bị cáo đã có đơn kháng cáo lên TAND đề nghị chuyển hình phạt tù giam sang hưởng án treo, tạo điều kiện cho bị cáo không bị cách ly khỏi đời sống xã hội tiếp tục được học tập, lao động, phụ giúp gia đình.
Tại phiên tòa Phúc thẩm: Tại cấp phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án án sơ thẩm, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo C, giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H.
Lập luận của trợ giúp viên pháp lý: Trợ giúp viên pháp lý khẳng định Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H đã xử phạt bị cáo C 8 tháng tù là quá nghiêm khắc, chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chưa thể hiện dược tính khoan hồng, nhân đạo của pháp luật. Việc bị cáo C kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm là hoàn toàn có sơ sở, cần được xem xét. Trợ giúp viên pháp lý đưa ra các căn cứ pháp lý để chứng minh bị cáo hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển hình phạt tù sang hưởng án treo. Trợ giúp viên pháp lý đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 335, khoản 1 Điều 357 Bộ Luật tố tụng hình sự; điểm b, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, 54, 65 và Điều 134 BLHS, Điều 2 nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018 về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo: chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo C, sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H theo hướng cho bị cáo C giữ nguyên mức hình phạt, nhưng cho bị cáo hưởng án treo. Về án phí, ông C là người có công với cách mạng đề nghị HĐXX áp dụng Điều 12 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 miễn án phí phúc thẩm cho bị cáo.
Quyết định của Tòa án phúc thẩm: Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo và sửa bản án sơ thẩm theo hướng tuyên phạt bị cáo 8 tháng tù phạm tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo. Về án phí, ông C là người có công với cách mạng căn cứ Điều 12 Nghị Quyết 32/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 đề nghị miễn án phí phúc thẩm cho ông C.
Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý: Trong vụ án này, Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa cho người được TGPL là người có công với cách mạng, là bị cáo trong vụ án “Cố ý gây thương tích”. Trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu kỹ quy định của Bộ luật hình sự về các yếu tố cấu thành tội phạm của tội “Cố ý gây thương tích”, đặc biệt là nghiên cứu, phân tích kỹ hành vi, mục đích, nguyên nhân của việc phạm tội, nhân thân của người phạm tội, các quy định hiện hành khác về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... đồng thời cũng đã gặp gỡ bị cáo nhằm tìm hiểu bản chất, nguyên nhân phạm tội của bị cáo để đưa ra các lập luận bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo trong vụ việc tố tụng hình sự này. Bên cạnh đó, Trợ giúp viên pháp lý còn: Hướng dẫn bị cáo làm đơn kháng cáo, tư vấn, thỏa thuận hòa giải giữa bị cáo và bị hại; làm việc với Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân nơi bị cáo tham gia sinh hoạt…
Tính thành công của vụ việc:
- Tại cấp sơ thẩm: Giảm mức hình phạt cho bị cáo so với đề xuất của Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm đề nghị mức án từ 09 tháng đến 12 tháng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 đến 24 tháng về tội “Cố ý gây thương tích”. Trợ giúp viên pháp lý đề nghị cho các bị cáo hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và cho hưởng án treo. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên bố xử phạt bị cáo C 08 tháng tù.
- Tại cấp phúc thẩm: Chuyển từ hình phạt tù giam sang hưởng án treo. HĐXX sửa bản án sơ thẩm: tuyên phạt bị cáo 8 tháng tù phạm tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có công với cách mạng trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản
Cụ A, cụ B (đã chết) có 05 người con. Trong quá trình sinh sống, hai ông bà đã tạo lập được khối tài sản gồm: Diện tích đất và một số công trình trên đất. Sau khi ông bà chết, bà N (con cụ AB) đã phá toàn bộ các công trình, xây dựng các công trình nhà mới, thay đổi hiện trạng thửa đất và quản lý toàn bộ di sản thừa kế. Năm 2020, họp gia đình gồm 5 người con, bà N đồng ý chia cho ông M diện tích đất khoảng 230m2 của bố mẹ để ông M làm nhà thờ, phần đất thổ còn lại và đất ao bà N quản lý, sử dụng. Năm 2023, 3 người con còn lại của ông bà AB làm đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với diện tích đất ao và phần đất trống còn lại giáp nhà ông M đến nhà bà N chạy dọc thửa đất.
- Quan điểm của VKS: Đề nghị HĐXX đình chỉ yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của các nguyên đơn. Giao cho bà N là người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai đối với bất động sản trong thời gian 30 năm được quyền sử dụng diện tích đất. Đối với diện tích đất ông M đang quản lý, sử dụng, do các đương sự đã phân chia và chia đều đồng ý cho ông M nên giao cho ông M được quyền sử dụng.
Trợ giúp viên pháp lý cho bà N là người có công với cách mạng, là bị đơn trong vụ việc nêu trên.
- Quan điểm của TGVPL: Do di sản thừa kế của cụ AB có nhà ở cho nên thời hiệu mà nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế trong vụ án này là 32 năm 06 tháng. Ngày 04/8/2023, các nguyên đơn mới làm đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, như vậy thời hiệu khởi kiện đã hết. Đề nghị Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện và xác định phần đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của N và giao cho bà N sử dụng. Đối với phần đất ông M đang quản lý, sử dụng theo thì xác định thuộc quyền quản lý và sử dụng của ông M và giao cho ông M sử dụng.
- HĐXX quyết định: Đình chỉ giải quyết và không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Chấp nhận yêu cầu của bị đơn bà N và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc đề nghị Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện và giao di sản thừa kế cho bà N và ông M được quyền sử dụng.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ liệt sĩ có khó khăn về tài chính là bị hại trong vụ việc vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ
Ngày 20/9/2018, H.P điều khiển xe mô tô và gây tai nạn với bà L, hậu quả tỉ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn gây nên là 90%. H.P đã tự nguyện bồi thường cho bà L là 50 triệu đồng.
Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 260; áp dụng điểm b, x, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, truy tố bị cáo về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, đề nghị xử phạt bị cáo H.P từ 12 tháng đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện TGPL cho bà L, vợ liệt sĩ có khó khăn về tài chính, là bị hại trong vụ việc trên. Sau khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự, Trợ giúp viên pháp lý nhất trí với lời luận tội của Kiểm sát viên về tội danh quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo H.P gây ra cho bị hại bà L là đặc biệt nghiêm trọng, gây thương tích cho bà L đến 90% sức khỏe và gây tổn hại tinh thần cho bà L rất lớn. Hiện tại bà L phải nằm một chỗ, không nhận thức được, mọi sinh hoạt cá nhân phải có người chăm sóc, phục vụ. Mặc dù bị cáo đã tự nguyện bồi thường trước cho bị hại 50 triệu đồng nhưng do chi phí cứu chữa tăng cao không đủ để chi phí cho bị hại, hoàn cảnh của gia đình bị hại sức khó khăn. Vì vậy, đề nghị bị cáo bồi thường thêm 30 triệu đồng để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng bà L.
Quyết định của Tòa án: Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên về tội danh đối với bị cáo H.P: áp dụng điểm khoản 1 Điều 260; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội danh “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; về tình tiết giảm nhẹ: áp dụng điểm b, x khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 24 tháng. Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 584 và khoản 2 Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 buộc bị cáo H.P phải bồi thường thêm cho người bị hại L số tiền là 20.000.000 đồng về tổn thất tinh thần.
Trong vụ án này, Trợ giúp pháp lý đã nắm vững quy định của pháp luật về bồi thường dân sự trong vụ án hình sự và đã chứng minh được khoản tiền hợp lý để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người phải chịu trách nhiệm. Tính thành công của vụ việc là bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, chứng minh được thiệt hại về tinh thần hợp lý và được Tòa án chấp nhận tăng số tiền được bồi thường thiệt hại từ 50 triệu đồng lên 70 triệu đồng cho người bị hại, giúp bị hại có thêm điều kiện để chăm sóc, chữa trị do sức khỏe bị suy giảm bởi hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” gây ra.
Có thể thấy rằng, thông qua việc thực hiện các vụ việc cụ thể, thời gian qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng đã đóng góp tích cực vào công tác đền ơn đáp nghĩa, góp phần bảo vệ quyền của người có công với cách mạng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Với sự vào cuộc của người thực hiện trợ giúp pháp lý đã giúp người có công với cách mạng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật, trên cơ sở đó để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.
Thanh Trịnh
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
(bài viết nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025)

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các ưu đãi đối với người có công với cách mạng như các chế độ trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ y tế, giáo dục,... Trong đó trợ giúp pháp lý cũng là một ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có công với cách mạng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh người có công với cách mạng thì Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý còn quy định người nhiễm chất độc da cam và cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính cũng được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công (trong đó có hơn 139.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, gần 800.000 thương binh, bệnh binh và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến, gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng.v.v...).
Theo thống kê của các địa phương, từ khi thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý năm 1997 đến hết năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện được hơn 327 nghìn lượt người có công với cách mạng và cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, trong đó có nhiều vụ việc hiệu quả, thành công.
Để hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), bài viết xin điểm qua hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng, cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính trong một số vụ việc cụ thể như sau:
- Bào chữa cho người có công với cách mạng là người bị buộc tội trong vụ việc cố ý gây thương tích
Ngày 21/01/2019, ông C và ông D xảy ra mâu thuẫn, xích mích rồi đánh nhau. Ông D bị thương, tỉ lệ tổn thương cơ thể 5%. Ông C bị thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể 14%. Sau khi bị khởi tố về hành vi gây thương tích cho ông C, ông D đã làm đơn yêu cầu khởi tố đối với ông C về hành vi gây thương tích cho mình trước đó và yêu cầu giám định thương tích. Về trách nhiệm dân sự: ông C yêu cầu ông D bồi thường số tiền là 47.250.000 đồng. Ông D yêu cầu ông C bồi thường số tiền là 15.270.000 đồng .
Tại phiên tòa sơ thẩm: Viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm đề nghị áp dụng điểm a khoản 1 Điều 134, các điểm b, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật Hình sự xử phạt ông C mức án từ 09 tháng đến 12 tháng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 đến 24 tháng về tội “Cố ý gây thương tích”.
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện bào chữa cho ông C là người có công với cách mạng, là bị cáo trong vụ việc nêu trên. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc và gặp gỡ, trao đổi với bị cáo và bị hại, tại phiên tòa Trợ giúp viên pháp lý đưa ra quan điểm bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ và căn cứ khoản 3 Điều 54, Điều 65 Bộ luật Hình sự cho các bị cáo hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và cho hưởng án treo.
Quyết định của Tòa án sơ thẩm: Tòa án nhân dân huyện H ra bản án hình sự sơ thẩm xử phạt bị cáo ông C phạm tội “Cố ý gây thương tích”, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 134, khoản 1 Điều 38, các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo C 08 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo thi hành án. Về án phí, căn cứ Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí, bị cáo C là người cao tuổi, có công với cách mạng nên miễn toàn bộ án phí hình sự.
Kháng cáo: Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, trợ giúp viên pháp lý nhận thấy có thể áp dụng chính sách pháp luật hiện hành để đề nghị mức hình phạt nhẹ hơn so với quyết định của Tòa sơ thẩm, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo C, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn bị cáo C kháng cáo bản án sơ thẩm. Trợ giúp viên pháp lý đã giúp bị cáo đã có đơn kháng cáo lên TAND đề nghị chuyển hình phạt tù giam sang hưởng án treo, tạo điều kiện cho bị cáo không bị cách ly khỏi đời sống xã hội tiếp tục được học tập, lao động, phụ giúp gia đình.
Tại phiên tòa Phúc thẩm: Tại cấp phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án án sơ thẩm, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo C, giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H.
Lập luận của trợ giúp viên pháp lý: Trợ giúp viên pháp lý khẳng định Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H đã xử phạt bị cáo C 8 tháng tù là quá nghiêm khắc, chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chưa thể hiện dược tính khoan hồng, nhân đạo của pháp luật. Việc bị cáo C kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm là hoàn toàn có sơ sở, cần được xem xét. Trợ giúp viên pháp lý đưa ra các căn cứ pháp lý để chứng minh bị cáo hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển hình phạt tù sang hưởng án treo. Trợ giúp viên pháp lý đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 335, khoản 1 Điều 357 Bộ Luật tố tụng hình sự; điểm b, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, 54, 65 và Điều 134 BLHS, Điều 2 nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018 về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo: chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo C, sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện H theo hướng cho bị cáo C giữ nguyên mức hình phạt, nhưng cho bị cáo hưởng án treo. Về án phí, ông C là người có công với cách mạng đề nghị HĐXX áp dụng Điều 12 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 miễn án phí phúc thẩm cho bị cáo.
Quyết định của Tòa án phúc thẩm: Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo và sửa bản án sơ thẩm theo hướng tuyên phạt bị cáo 8 tháng tù phạm tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo. Về án phí, ông C là người có công với cách mạng căn cứ Điều 12 Nghị Quyết 32/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 đề nghị miễn án phí phúc thẩm cho ông C.
Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý: Trong vụ án này, Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa cho người được TGPL là người có công với cách mạng, là bị cáo trong vụ án “Cố ý gây thương tích”. Trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu kỹ quy định của Bộ luật hình sự về các yếu tố cấu thành tội phạm của tội “Cố ý gây thương tích”, đặc biệt là nghiên cứu, phân tích kỹ hành vi, mục đích, nguyên nhân của việc phạm tội, nhân thân của người phạm tội, các quy định hiện hành khác về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... đồng thời cũng đã gặp gỡ bị cáo nhằm tìm hiểu bản chất, nguyên nhân phạm tội của bị cáo để đưa ra các lập luận bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo trong vụ việc tố tụng hình sự này. Bên cạnh đó, Trợ giúp viên pháp lý còn: Hướng dẫn bị cáo làm đơn kháng cáo, tư vấn, thỏa thuận hòa giải giữa bị cáo và bị hại; làm việc với Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân nơi bị cáo tham gia sinh hoạt…
Tính thành công của vụ việc:
- Tại cấp sơ thẩm: Giảm mức hình phạt cho bị cáo so với đề xuất của Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm đề nghị mức án từ 09 tháng đến 12 tháng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 đến 24 tháng về tội “Cố ý gây thương tích”. Trợ giúp viên pháp lý đề nghị cho các bị cáo hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và cho hưởng án treo. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên bố xử phạt bị cáo C 08 tháng tù.
- Tại cấp phúc thẩm: Chuyển từ hình phạt tù giam sang hưởng án treo. HĐXX sửa bản án sơ thẩm: tuyên phạt bị cáo 8 tháng tù phạm tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có công với cách mạng trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản
Cụ A, cụ B (đã chết) có 05 người con. Trong quá trình sinh sống, hai ông bà đã tạo lập được khối tài sản gồm: Diện tích đất và một số công trình trên đất. Sau khi ông bà chết, bà N (con cụ AB) đã phá toàn bộ các công trình, xây dựng các công trình nhà mới, thay đổi hiện trạng thửa đất và quản lý toàn bộ di sản thừa kế. Năm 2020, họp gia đình gồm 5 người con, bà N đồng ý chia cho ông M diện tích đất khoảng 230m2 của bố mẹ để ông M làm nhà thờ, phần đất thổ còn lại và đất ao bà N quản lý, sử dụng. Năm 2023, 3 người con còn lại của ông bà AB làm đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với diện tích đất ao và phần đất trống còn lại giáp nhà ông M đến nhà bà N chạy dọc thửa đất.
- Quan điểm của VKS: Đề nghị HĐXX đình chỉ yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của các nguyên đơn. Giao cho bà N là người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai đối với bất động sản trong thời gian 30 năm được quyền sử dụng diện tích đất. Đối với diện tích đất ông M đang quản lý, sử dụng, do các đương sự đã phân chia và chia đều đồng ý cho ông M nên giao cho ông M được quyền sử dụng.
Trợ giúp viên pháp lý cho bà N là người có công với cách mạng, là bị đơn trong vụ việc nêu trên.
- Quan điểm của TGVPL: Do di sản thừa kế của cụ AB có nhà ở cho nên thời hiệu mà nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế trong vụ án này là 32 năm 06 tháng. Ngày 04/8/2023, các nguyên đơn mới làm đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, như vậy thời hiệu khởi kiện đã hết. Đề nghị Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện và xác định phần đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của N và giao cho bà N sử dụng. Đối với phần đất ông M đang quản lý, sử dụng theo thì xác định thuộc quyền quản lý và sử dụng của ông M và giao cho ông M sử dụng.
- HĐXX quyết định: Đình chỉ giải quyết và không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Chấp nhận yêu cầu của bị đơn bà N và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc đề nghị Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện và giao di sản thừa kế cho bà N và ông M được quyền sử dụng.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ liệt sĩ có khó khăn về tài chính là bị hại trong vụ việc vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ
Ngày 20/9/2018, H.P điều khiển xe mô tô và gây tai nạn với bà L, hậu quả tỉ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn gây nên là 90%. H.P đã tự nguyện bồi thường cho bà L là 50 triệu đồng.
Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 260; áp dụng điểm b, x, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, truy tố bị cáo về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, đề nghị xử phạt bị cáo H.P từ 12 tháng đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện TGPL cho bà L, vợ liệt sĩ có khó khăn về tài chính, là bị hại trong vụ việc trên. Sau khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự, Trợ giúp viên pháp lý nhất trí với lời luận tội của Kiểm sát viên về tội danh quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo H.P gây ra cho bị hại bà L là đặc biệt nghiêm trọng, gây thương tích cho bà L đến 90% sức khỏe và gây tổn hại tinh thần cho bà L rất lớn. Hiện tại bà L phải nằm một chỗ, không nhận thức được, mọi sinh hoạt cá nhân phải có người chăm sóc, phục vụ. Mặc dù bị cáo đã tự nguyện bồi thường trước cho bị hại 50 triệu đồng nhưng do chi phí cứu chữa tăng cao không đủ để chi phí cho bị hại, hoàn cảnh của gia đình bị hại sức khó khăn. Vì vậy, đề nghị bị cáo bồi thường thêm 30 triệu đồng để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng bà L.
Quyết định của Tòa án: Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên về tội danh đối với bị cáo H.P: áp dụng điểm khoản 1 Điều 260; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội danh “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; về tình tiết giảm nhẹ: áp dụng điểm b, x khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 24 tháng. Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 584 và khoản 2 Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 buộc bị cáo H.P phải bồi thường thêm cho người bị hại L số tiền là 20.000.000 đồng về tổn thất tinh thần.
Trong vụ án này, Trợ giúp pháp lý đã nắm vững quy định của pháp luật về bồi thường dân sự trong vụ án hình sự và đã chứng minh được khoản tiền hợp lý để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người phải chịu trách nhiệm. Tính thành công của vụ việc là bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, chứng minh được thiệt hại về tinh thần hợp lý và được Tòa án chấp nhận tăng số tiền được bồi thường thiệt hại từ 50 triệu đồng lên 70 triệu đồng cho người bị hại, giúp bị hại có thêm điều kiện để chăm sóc, chữa trị do sức khỏe bị suy giảm bởi hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” gây ra.
Có thể thấy rằng, thông qua việc thực hiện các vụ việc cụ thể, thời gian qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng đã đóng góp tích cực vào công tác đền ơn đáp nghĩa, góp phần bảo vệ quyền của người có công với cách mạng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Với sự vào cuộc của người thực hiện trợ giúp pháp lý đã giúp người có công với cách mạng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật, trên cơ sở đó để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.
Thanh Trịnh
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý