Triển khai thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhi năngănTTLT-BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội Tư pháp thuộc Ủy ban thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tư pháp thuuộc Trung ương,ư p huyng, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tư số 07/2020/TT-BTP được ban hành nhằm kịp thời hướng dẫn các địa phương kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân cấp huyện trong bối cảnh cả hệ thống chính trị thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thông tư đã khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời cập nhật bổ sung, thay thế các quy định đã không còn phù hợp của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Thông tư số 07/2020/TT-BTP có một số điểm mới nổi bật như sau:
Bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
Điều 1 và Điều 2 của Thông tư số 07/2020/TT-BTP đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; hòa giải thương mại; thừa phát lại. Đây là những nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
Bên cạnh đó, Thông tư đã bỏ các quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp về công tác kiểm soát thủ tục hành chính sau khi chức năng, nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính được chuyển giao từ Sở Tư pháp về Văn phòng ủy ban dân dân tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính phù hợp với quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
Đồng thời, Thông tư số 07/2020/TT-BTP đã cập nhật, sửa đổi một số nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để đảm bảo phù hợp, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.
Quy định Phòng Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng
Theo quy định tại khoản 9, Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu, cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là chủ thể được sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc không có hình biểu tượng (không có hình Quốc huy). Đồng thời, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp. Việc cụ thể hóa quy định về con dấu của Phòng Tư pháp tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho Phòng Tư pháp trong việc quản lý và sử dụng con dấu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Không quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
Để đảm bảo phù hợp quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về “Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuộc sở” theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thông tư số 07/2020/TT-BTP không quy định về cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp phù hợp với hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng Phó Giám đốc của sở phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các tiêu chí theo quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP.