29/07/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản để góp phần phát triển xã hội bền vữngVới chiều dài 3.260km bờ biển và nhiều ao, hồ, đầm, sông ngòi, kênh rạch, nước ta có rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế từ hoạt động thủy sản. Vì vậy, thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Hiện nay số hộ gia đình, người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; các doanh nghiệp hoạt động thủy sản chiếm tỷ lệ lớn (các doanh nghiệp thủy sản sử dụng 39,88 nghìn lao động, chiếm 16% ). Để tạo cơ sở thực hiện hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản, gần đây có nhiều chính sách, văn bản mới được ban hành; cùng với Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ngày 29/7/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030. Trong đó có mục tiêu và giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045[1] hướng tới mục tiêu đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh... Một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2045 là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó có việc đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả, tổ chức thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động thủy sản.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050[2] hướng tới mục tiêu bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân. Với 07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược, đầu tiên là đổi mới tư duy của các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân. Trong đó có các nội dung về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật: Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững”... Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò của bảo vệ môi trường trong hoạch định chính sách phát triển. Tăng cường giáo dục đạo đức môi trường, tình yêu thiên nhiên, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường của con người Việt Nam. Phát huy ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về môi trường trên các phương triện thông tin đại chúng; tăng cường và phát huy thế mạnh của các công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến... Nâng cao nhận thức, biến ý thức thành hành động về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Hình thành và phát triển lối sống xanh, chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường...
Một trong các mục tiêu cụ thể được xác định rõ trong Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 là 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản; 80% doanh nghiệp thủy sản; từ 30-50% ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản. Giải pháp thực hiện tập trung vào việc phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững”. Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách phát triển. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh thủy sản thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường; ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, cộng đồng dân cư. Truyền thông về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung tới các bên có liên quan.
Cùng với đó, Đề án yêu cầu triển khai giải pháp về tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản. Trong đó tập trung rà soát, khắc phục chồng chéo, bất cập về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường giữa các bộ, ngành; thực hiện phân cấp giữa Trung ương và địa phương đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; triển khai các quy định về bảo vệ môi trường theo cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; thực hiện kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát cộng đồng đối với bảo vệ môi trường thủy sản; minh bạch hóa thông tin về môi trường, bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong các dự án và nhiệm vụ ưu tiên tại Đề án, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản được đặt ở vị trí đầu tiên với các nội dung: (i) Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản; (ii) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản cấp từ trung ương đến địa phương, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội có liên quan, ngư dân, người nuôi trồng, chế biến thủy sản; (iii) Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền; (iv) Tổ chức các diễn đàn bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản cấp trung ương và nhà nước.
[1] Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ
[2] Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ
Với chiều dài 3.260km bờ biển và nhiều ao, hồ, đầm, sông ngòi, kênh rạch, nước ta có rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế từ hoạt động thủy sản. Vì vậy, thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Hiện nay số hộ gia đình, người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; các doanh nghiệp hoạt động thủy sản chiếm tỷ lệ lớn (các doanh nghiệp thủy sản sử dụng 39,88 nghìn lao động, chiếm 16% ). Để tạo cơ sở thực hiện hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản, gần đây có nhiều chính sách, văn bản mới được ban hành; cùng với Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ngày 29/7/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030. Trong đó có mục tiêu và giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.
Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
[1] hướng tới mục tiêu đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh... Một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2045 là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó có việc đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả, tổ chức thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động thủy sản.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
[2] hướng tới mục tiêu bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân. Với 07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược, đầu tiên là đổi mới tư duy của các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân. Trong đó có các nội dung về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật: Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững”... Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò của bảo vệ môi trường trong hoạch định chính sách phát triển. Tăng cường giáo dục đạo đức môi trường, tình yêu thiên nhiên, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường của con người Việt Nam. Phát huy ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về môi trường trên các phương triện thông tin đại chúng; tăng cường và phát huy thế mạnh của các công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến... Nâng cao nhận thức, biến ý thức thành hành động về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Hình thành và phát triển lối sống xanh, chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường...
Một trong các mục tiêu cụ thể được xác định rõ trong Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 là 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản; 80% doanh nghiệp thủy sản; từ 30-50% ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản. Giải pháp thực hiện tập trung vào việc phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững”. Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách phát triển. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh thủy sản thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường; ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, cộng đồng dân cư. Truyền thông về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung tới các bên có liên quan.
Cùng với đó, Đề án yêu cầu triển khai giải pháp về tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản. Trong đó tập trung rà soát, khắc phục chồng chéo, bất cập về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường giữa các bộ, ngành; thực hiện phân cấp giữa Trung ương và địa phương đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; triển khai các quy định về bảo vệ môi trường theo cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; thực hiện kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát cộng đồng đối với bảo vệ môi trường thủy sản; minh bạch hóa thông tin về môi trường, bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong các dự án và nhiệm vụ ưu tiên tại Đề án, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản được đặt ở vị trí đầu tiên với các nội dung: (i) Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản; (ii) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản cấp từ trung ương đến địa phương, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội có liên quan, ngư dân, người nuôi trồng, chế biến thủy sản; (iii) Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền; (iv) Tổ chức các diễn đàn bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản cấp trung ương và nhà nước.
[1] Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ
[2] Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ