30/12/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dânĐể bảo đảm tính nhân văn trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Pháp lệnh số 09). Pháp lệnh số 09 có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống chính trị, pháp lý, các Tòa án đã xem xét, quyết định đưa người vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.Sau hơn 8 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh số 09 đã bộc lộ một số hạn chế và bất cập, không còn phù hợp với sự phát triển của thực tiễn và Luật Xử lý vi phạm hành chính, thiếu đồng bộ với Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi.
Để khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, ngày 13/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Sau đây gọi là Pháp lệnh số 03), thay thế Pháp lệnh số 09.
Pháp lệnh số 03 có 05 chương và 44 Điều. Trong đó, Chương I quy định những quy định chung; Chương II quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chương III quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; Chương IV quy định về khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chương V về điều khoản thi hành.
Pháp lệnh số 03 có một số nội dung cơ bản như sau:
Về thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của TAND cấp huyện:
TAND cấp huyện nơi có trụ sở cơ quan của người đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
TAND cấp huyện nơi người bị đề nghị có hành vi vi phạm trong trường hợp người đề nghị là Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh.
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Về kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của TAND, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Viện Kiểm sát có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ việc tại Tòa án đã thụ lý, có quyền sao chụp hồ sơ vụ việc đó và tham gia các phiên họp; tham gia việc xét hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Về trình tự, thủ tục
Pháp lệnh quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biên pháp xử lý hành chính còn lại; xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị như thời hạn Tòa án phải xem xét giải quyết, thời hạn mở phiên họp, thời hạn bổ sung tài liệu chứng cứ, hoãn phiên họp, thời hạn kiến nghị, kháng nghị,…
Về thủ tục thân thiện với người chưa thành niên
Pháp lệnh quy định một số thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên, bảo đảm lợi ích tốt nhất và phù hợp cho các em như:
Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưỡi 18 tuổi.
Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn;
Trong phiên họp, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp được hỗ trợ người chưa thành niên;
Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục. Để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trên thực tiễn khi áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh đã quy định:
Khi Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị, nếu có đề nghị áp dụng Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng thì phải kiểm tra tài liệu có đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Trong phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì người bị đề nghị trình bày ý kiến về căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023. Để bảo đảm thống nhất, ổn định giữa Pháp lệnh số 09 và Pháp lệnh số 03, Pháp lệnh quy định, đối với những vụ việc đã được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý, giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh số 09 nhưng đến ngày 01/02/2023 chưa kết thúc thì tiếp tục áp dụng quy định của Pháp lệnh số 09 để xem xét, giải quyết cho đến khi kết thúc vụ việc; đối với những vụ việc đã được Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo quy định của Pháp lệnh số 09 mà có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị thì từ ngày 01/02/2023 Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo Pháp lệnh số 09./.
Thanh Trang
Để bảo đảm tính nhân văn trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Pháp lệnh số 09). Pháp lệnh số 09 có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống chính trị, pháp lý, các Tòa án đã xem xét, quyết định đưa người vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Sau hơn 8 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh số 09 đã bộc lộ một số hạn chế và bất cập, không còn phù hợp với sự phát triển của thực tiễn và Luật Xử lý vi phạm hành chính, thiếu đồng bộ với Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi.
Để khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, ngày 13/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Sau đây gọi là Pháp lệnh số 03), thay thế Pháp lệnh số 09.
Pháp lệnh số 03 có 05 chương và 44 Điều. Trong đó, Chương I quy định những quy định chung; Chương II quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chương III quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; Chương IV quy định về khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chương V về điều khoản thi hành.
Pháp lệnh số 03 có một số nội dung cơ bản như sau:
Về thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
- Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của TAND cấp huyện:
- TAND cấp huyện nơi có trụ sở cơ quan của người đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- TAND cấp huyện nơi người bị đề nghị có hành vi vi phạm trong trường hợp người đề nghị là Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh.
- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét lại quyết định của TAND cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Về kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của TAND, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Viện Kiểm sát có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ việc tại Tòa án đã thụ lý, có quyền sao chụp hồ sơ vụ việc đó và tham gia các phiên họp; tham gia việc xét hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Về trình tự, thủ tục
Pháp lệnh quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biên pháp xử lý hành chính còn lại; xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị như thời hạn Tòa án phải xem xét giải quyết, thời hạn mở phiên họp, thời hạn bổ sung tài liệu chứng cứ, hoãn phiên họp, thời hạn kiến nghị, kháng nghị,…
Về thủ tục thân thiện với người chưa thành niên
Pháp lệnh quy định một số thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên, bảo đảm lợi ích tốt nhất và phù hợp cho các em như:
- Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưỡi 18 tuổi.
- Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn;
- Trong phiên họp, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp được hỗ trợ người chưa thành niên;
- Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục. Để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trên thực tiễn khi áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh đã quy định:
- Khi Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị, nếu có đề nghị áp dụng Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng thì phải kiểm tra tài liệu có đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Trong phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì người bị đề nghị trình bày ý kiến về căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023. Để bảo đảm thống nhất, ổn định giữa Pháp lệnh số 09 và Pháp lệnh số 03, Pháp lệnh quy định, đối với những vụ việc đã được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý, giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh số 09 nhưng đến ngày 01/02/2023 chưa kết thúc thì tiếp tục áp dụng quy định của Pháp lệnh số 09 để xem xét, giải quyết cho đến khi kết thúc vụ việc; đối với những vụ việc đã được Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo quy định của Pháp lệnh số 09 mà có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị thì từ ngày 01/02/2023 Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo Pháp lệnh số 09./.
Thanh Trang