15/11/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Một số điểm mới của Luật Cảnh sát cơ động Luật Cảnh sát cơ động được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Luật đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
Luật gồm 05 chương, 33 điều. So với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Luật Cảnh sát cơ động giữ nguyên số chương, tăng 09 điều. Theo đó, Luật Cảnh sát cơ động có một số điểm mới cơ bản như sau:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Pháp lệnh Cảnh sát cơ động quy định nghiêm cấm hành vi sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận của Cảnh sát cơ động; Luật Cảnh sát cơ động đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm như: Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động; chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ; mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đồng thời, Luật bỏ quy định chung về cấm các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến Cảnh sát cơ động.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động
a) Trên cơ sở kế thừa các quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động đã quy định rõ ràng, cụ thể, 09 nhóm nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động, trong đó, bổ sung 02 nhiệm vụ mới (khoản 5, khoản 8), tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chính, sắp xếp từ các nhiệm vụ do Cảnh sát cơ động chủ trì cho đến các nhiệm vụ tham gia phối hợp, cụ thể như sau:
- Khoản 5 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động quy định:“Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật”.
- Khoản 8 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động quy định: “Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Trên thực tế, đây là những nhiệm vụ Cảnh sát cơ động đang thực hiện, cần được luật hóa để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động bổ sung quy định Cảnh sát cơ động “Sử dụng biện pháp vũ trang” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Công an về “tăng cường lực lượng Cảnh sát cơ động chống bạo loạn, khủng bố, bố trí lực lượng này ở những địa bàn trọng điểm, với trang bị phù hợp và sự chỉ huy thống nhất...”, đồng thời làm nổi bật tính đặc thù của Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
b) Trên cơ sở kế thừa 05 quy định về quyền hạn của Cảnh sát cơ động tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động bổ sung 02 quyền hạn nhằm bảo đảm cho Cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất được giao.
Luật bổ sung quyền hạn Cảnh sát cơ động được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. Đồng thời, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho Cảnh sát cơ động trong việc chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa máy bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong trường hợp các phương tiện này trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn các mục tiêu được giao vũ trang, canh gác bảo vệ, Luật đã quy định thẩm quyền này cho Cảnh sát cơ động.
Việc luật hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động, đặc biệt là các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sẽ góp phần tác động tới tình hình trật tự, an toàn xã hội theo chiều hướng tích cực./.
Luật Cảnh sát cơ động được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Luật đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
Luật gồm 05 chương, 33 điều. So với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Luật Cảnh sát cơ động giữ nguyên số chương, tăng 09 điều. Theo đó, Luật Cảnh sát cơ động có một số điểm mới cơ bản như sau:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Pháp lệnh Cảnh sát cơ động quy định nghiêm cấm hành vi sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận của Cảnh sát cơ động; Luật Cảnh sát cơ động đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm như: Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động; chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ; mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đồng thời, Luật bỏ quy định chung về cấm các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến Cảnh sát cơ động.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động
a) Trên cơ sở kế thừa các quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động đã quy định rõ ràng, cụ thể, 09 nhóm nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động, trong đó, bổ sung 02 nhiệm vụ mới (khoản 5, khoản 8), tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chính, sắp xếp từ các nhiệm vụ do Cảnh sát cơ động chủ trì cho đến các nhiệm vụ tham gia phối hợp, cụ thể như sau:
- Khoản 5 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động quy định:“Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật”.
- Khoản 8 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động quy định: “Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Trên thực tế, đây là những nhiệm vụ Cảnh sát cơ động đang thực hiện, cần được luật hóa để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động bổ sung quy định Cảnh sát cơ động “Sử dụng biện pháp vũ trang” nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Công an về “tăng cường lực lượng Cảnh sát cơ động chống bạo loạn, khủng bố, bố trí lực lượng này ở những địa bàn trọng điểm, với trang bị phù hợp và sự chỉ huy thống nhất...”, đồng thời làm nổi bật tính đặc thù của Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
b) Trên cơ sở kế thừa 05 quy định về quyền hạn của Cảnh sát cơ động tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động bổ sung 02 quyền hạn nhằm bảo đảm cho Cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất được giao.
Luật bổ sung quyền hạn Cảnh sát cơ động được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. Đồng thời, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho Cảnh sát cơ động trong việc chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa máy bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong trường hợp các phương tiện này trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn các mục tiêu được giao vũ trang, canh gác bảo vệ, Luật đã quy định thẩm quyền này cho Cảnh sát cơ động.
Việc luật hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động, đặc biệt là các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sẽ góp phần tác động tới tình hình trật tự, an toàn xã hội theo chiều hướng tích cực./.