09/06/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – 42 năm xây dựng và phát triểnDấu mốc 22/11/1981 đánh dấu điểm khởi đầu cho sự ra đời của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.Có thể khẳng định, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là lĩnh vực quan trọng, được giao cho Bộ Tư pháp quản lý kể từ khi thành lập cho đến nay. Đầu tiên, Nghị định số 37/NĐ ngày 01/12/1945 về tổ chức Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh ban hành chỉ đề cập đến nhiệm vụ giáo dục tù nhân. Ngày 11/02/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo công tác tuyên truyền, PBGDPL nhằm mục đích giáo dục cho nhân dân ý thức tuân theo pháp luật. Trên cơ sở đó, ngày 15/3/1960, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 06/QĐ về tổ chức Bộ Tư pháp, trong đó thành lập Vụ Tuyên giáo (trong Vụ Tuyên giáo có Phòng Giáo dục và Phòng Tuyên truyền phổ biến pháp luật). Có thể nói rằng, đây là cơ sở để tăng cường triển khai công tác PBGDPL. Từ năm 1960 đến 1980, công tác PBGDPL được coi là một trong những thành tựu quan trọng của Uỷ ban Pháp chế do giai đoạn này cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính phủ không có Bộ Tư pháp. Theo Nghị định số 190/NĐ năm 1972 của Hội đồng Chính phủ, trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Pháp chế có Vụ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong giai đoạn này, công tác tuyên truyền, PBGDPL ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tháng 11/1981, Bộ Tư pháp được tái lập, tạo tiền đề mang tính bước ngoặt để xây dựng Ngành Tư pháp của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp có Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn hoặc tổ chức việc phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân viên nhà nước và nhân dân. Có thể khẳng định, đây là dấu ấn rõ nét, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển công tác PBGDPL về sau.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của công tác PBGDPL, để góp phần khích lệ, động viên, ghi nhận công tác PBGDPL và đội ngũ người làm công tác PBGDPL, Cục PBGDPL đã tham mưu Bộ trưởng lựa chọn ngày 22/11 hằng năm là Ngày truyền thống của Cục.
Phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật – 03 lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục
Thời gian qua, công tác PBGDPL luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật trong cán bộ, Nhân dân. Trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, công tác PBGDPL càng có vị trí, vai trò quan trọng. Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 09/11 hằng năm) được tổ chức thường niên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho cán bộ, Nhân dân, đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược từ xây dựng, hoàn thiện pháp luật sang tổ chức thi hành pháp luật. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL được đẩy mạnh nhằm thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong thói quen, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Hoạt động hòa giải ở cơ sở tiếp tục được củng cố; hiện có 97 nghìn tổ hòa giải đang hoạt động với hơn 500 nghìn hoà giải viên. Trong gần 10 năm giải quyết được gần 900 ngàn vụ việc với tỷ lệ hòa giải thành trên 80%, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật ngay từ cơ sở; giảm bớt các vụ, việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn ngày càng đi vào thực chất, chiều sâu, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân tại cấp cơ sở và xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, tiến bộ cho người dân.
2022 là năm đặc biệt đánh dấu sự chuyển đổi mô hình tổ chức của Cục
Năm 2022 là một năm đặc biệt, khi Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ được ban hành. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có Cục PBGDPL. Đây là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được Lãnh đạo Bộ Tư pháp giao tham mưu quản lý nhà nước về công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trước khi được ra đời với tên gọi Cục PBGDPL như hiện nay, từ năm 1993 đến năm 2022, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có Vụ PBGDPL, là đơn vị thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở. Từ năm 2013 đến nay được giao thêm nhiệm vụ mới quản lý nhà nước về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Có thể khẳng định, với việc chuyển đổi mô hình từ Vụ sang Cục sẽ góp phần thực hiện tốt hơn mục tiêu đổi mới công tác PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng ý thức và lối sống thương tôn Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, Nhân dân.
Nhiều thành tích nổi bật, quan trọng
Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tập thể đơn vị, sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ, công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ngày càng phát triển, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn yêu cầu quản lý nhà nước về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao phó. Kể từ khi bình chọn sự kiện nổi bật ngành Tư pháp từ năm 2012 đến nay, hằng năm các hoạt động do Cục tham mưu đều nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp.
Cơ sở chính trị, pháp lý cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Cục PBGDPL tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ, tiêu biểu như: Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Kết luận 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW. Đến Luật PBGDPL năm 2012, Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013 là 02 đạo luật quan trọng tạo cơ sở pháp lý triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở trên cả nước. Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, Cục PBGDPL đã tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chương trình, đề án nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tháo gỡ những khó khăn cho các lĩnh vực này như Chương trình PBGDPL của Chính phủ các giai đoạn, Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, Đề án “Thí điểm đổi mới đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL”… Đặc biệt là việc kiện toàn Hội đồng PBGDPL trung ương, trong đó Chủ tịch Hội đồng là 01 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và việc tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã tạo nên diện mạo, động lực mới cho công tác PBGDPL, bảo đảm thực chất và đi vào chiều sâu.
Cục PBGDPL đã tham mưu triển khai nhiều hoạt động có sức lan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, trở thành sự kiện chính trị - văn hóa - pháp lý mang tầm quốc gia và hướng mạnh về cơ sở như: Lễ công bố Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013, Lễ hưởng ứng 05 năm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018, Lễ hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022, Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 và nhiều sự kiện lớn khác với quy mô toàn quốc như Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc; tổ chức Các cuộc thi trực tuyến với quy mô toàn quốc, đem lại hiệu ứng, sự lan toả sâu rộng trong toàn xã hội như Cuộc thi “Pháp luật học đường”, “Pháp luật với mọi người”, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Với những thành tích đã đạt được trên các mặt công tác, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp ghi nhận, Cục đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiều lần tặng Bằng khen; nhiều năm liền là tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Đảng ủy Bộ Tư pháp công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Tin tưởng, tự hào về truyền thống 42 năm xây dựng và phát triển, tập thể công chức Cục PBGDPL sẽ tiếp tục phấn đấu đạt nhiều thành tích tích, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về các lĩnh vực được giao quản lý; góp phần thiết thực vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp, hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới./.
Lê Nguyên Thảo
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Dấu mốc 22/11/1981 đánh dấu điểm khởi đầu cho sự ra đời của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Có thể khẳng định, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là lĩnh vực quan trọng, được giao cho Bộ Tư pháp quản lý kể từ khi thành lập cho đến nay. Đầu tiên, Nghị định số 37/NĐ ngày 01/12/1945 về tổ chức Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh ban hành chỉ đề cập đến nhiệm vụ giáo dục tù nhân. Ngày 11/02/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo công tác tuyên truyền, PBGDPL nhằm mục đích giáo dục cho nhân dân ý thức tuân theo pháp luật. Trên cơ sở đó, ngày 15/3/1960, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 06/QĐ về tổ chức Bộ Tư pháp, trong đó thành lập Vụ Tuyên giáo (trong Vụ Tuyên giáo có Phòng Giáo dục và Phòng Tuyên truyền phổ biến pháp luật). Có thể nói rằng, đây là cơ sở để tăng cường triển khai công tác PBGDPL. Từ năm 1960 đến 1980, công tác PBGDPL được coi là một trong những thành tựu quan trọng của Uỷ ban Pháp chế do giai đoạn này cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính phủ không có Bộ Tư pháp. Theo Nghị định số 190/NĐ năm 1972 của Hội đồng Chính phủ, trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Pháp chế có Vụ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong giai đoạn này, công tác tuyên truyền, PBGDPL ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tháng 11/1981, Bộ Tư pháp được tái lập, tạo tiền đề mang tính bước ngoặt để xây dựng Ngành Tư pháp của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp có Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn hoặc tổ chức việc phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân viên nhà nước và nhân dân. Có thể khẳng định, đây là dấu ấn rõ nét, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển công tác PBGDPL về sau.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của công tác PBGDPL, để góp phần khích lệ, động viên, ghi nhận công tác PBGDPL và đội ngũ người làm công tác PBGDPL, Cục PBGDPL đã tham mưu Bộ trưởng lựa chọn ngày 22/11 hằng năm là Ngày truyền thống của Cục.
Phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật – 03 lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục
Thời gian qua, công tác PBGDPL luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật trong cán bộ, Nhân dân. Trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, công tác PBGDPL càng có vị trí, vai trò quan trọng. Ngày Pháp luật Việt Nam (ngày 09/11 hằng năm) được tổ chức thường niên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho cán bộ, Nhân dân, đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược từ xây dựng, hoàn thiện pháp luật sang tổ chức thi hành pháp luật. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL được đẩy mạnh nhằm thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong thói quen, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Hoạt động hòa giải ở cơ sở tiếp tục được củng cố; hiện có 97 nghìn tổ hòa giải đang hoạt động với hơn 500 nghìn hoà giải viên. Trong gần 10 năm giải quyết được gần 900 ngàn vụ việc với tỷ lệ hòa giải thành trên 80%, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật ngay từ cơ sở; giảm bớt các vụ, việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn ngày càng đi vào thực chất, chiều sâu, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân tại cấp cơ sở và xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, tiến bộ cho người dân.
2022 là năm đặc biệt đánh dấu sự chuyển đổi mô hình tổ chức của Cục
Năm 2022 là một năm đặc biệt, khi Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ được ban hành. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có Cục PBGDPL. Đây là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được Lãnh đạo Bộ Tư pháp giao tham mưu quản lý nhà nước về công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trước khi được ra đời với tên gọi Cục PBGDPL như hiện nay, từ năm 1993 đến năm 2022, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có Vụ PBGDPL, là đơn vị thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở. Từ năm 2013 đến nay được giao thêm nhiệm vụ mới quản lý nhà nước về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Có thể khẳng định, với việc chuyển đổi mô hình từ Vụ sang Cục sẽ góp phần thực hiện tốt hơn mục tiêu đổi mới công tác PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng ý thức và lối sống thương tôn Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, Nhân dân.
Nhiều thành tích nổi bật, quan trọng
Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tập thể đơn vị, sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ, công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ngày càng phát triển, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn yêu cầu quản lý nhà nước về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao phó. Kể từ khi bình chọn sự kiện nổi bật ngành Tư pháp từ năm 2012 đến nay, hằng năm các hoạt động do Cục tham mưu đều nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp.
Cơ sở chính trị, pháp lý cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Cục PBGDPL tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ, tiêu biểu như: Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Kết luận 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW. Đến Luật PBGDPL năm 2012, Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013 là 02 đạo luật quan trọng tạo cơ sở pháp lý triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở trên cả nước. Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, Cục PBGDPL đã tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chương trình, đề án nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tháo gỡ những khó khăn cho các lĩnh vực này như Chương trình PBGDPL của Chính phủ các giai đoạn, Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, Đề án “Thí điểm đổi mới đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL”… Đặc biệt là việc kiện toàn Hội đồng PBGDPL trung ương, trong đó Chủ tịch Hội đồng là 01 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và việc tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã tạo nên diện mạo, động lực mới cho công tác PBGDPL, bảo đảm thực chất và đi vào chiều sâu.
Cục PBGDPL đã tham mưu triển khai nhiều hoạt động có sức lan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, trở thành sự kiện chính trị - văn hóa - pháp lý mang tầm quốc gia và hướng mạnh về cơ sở như: Lễ công bố Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2013, Lễ hưởng ứng 05 năm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018, Lễ hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022, Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 và nhiều sự kiện lớn khác với quy mô toàn quốc như Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc; tổ chức Các cuộc thi trực tuyến với quy mô toàn quốc, đem lại hiệu ứng, sự lan toả sâu rộng trong toàn xã hội như Cuộc thi “Pháp luật học đường”, “Pháp luật với mọi người”, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Với những thành tích đã đạt được trên các mặt công tác, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp ghi nhận, Cục đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiều lần tặng Bằng khen; nhiều năm liền là tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Đảng ủy Bộ Tư pháp công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Tin tưởng, tự hào về truyền thống 42 năm xây dựng và phát triển, tập thể công chức Cục PBGDPL sẽ tiếp tục phấn đấu đạt nhiều thành tích tích, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả về các lĩnh vực được giao quản lý; góp phần thiết thực vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp, hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới./.
Lê Nguyên Thảo
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật