27/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Tìm hiểu về ý nghĩa, sự cần thiết của một số quy định trong Luật Phòng không nhân dân năm 2024Ngày 27 tháng 11 năm 2024, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng không nhân dân số 49/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Phòng không nhân dân năm 2024). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025. Luật Phòng không nhân dân năm 2024 đã thể chế hoá đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận phòng không nhân dân trên từng hướng, từng khu vực phòng thủ; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc trong tình hình mới, trong đó có vai trò quan trọng của lực lượng phòng không nhân dân, nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh trên không; chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là các tình huống trên không; đồng thời, luật hoá các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân đảm bảo tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khắc phục những khó khăn, bất cập, hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, phát triển, bổ sung các quy định mới bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Luật khi được ban hành.
Luật Phòng không nhân dân năm 2024 được xây dựng với mục tiêu tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động PKND; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay khác và bảo đảm an toàn phòng không, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế, xã hội.
Với 07 chương và 47 điều trong đó Luật tập trung quy định một số nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa phòng không quốc gia, phòng không lục quân, phòng không nhân dân; nhiệm vụ Phòng không nhân dân; trọng điểm phòng không nhân dân; tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong các doanh nghiệp; quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong Luật PKND; các trường hợp được xem xét, miễn trừ cấp phép bay….
Thứ nhất, về mối quan hệ giữa phòng không quốc gia, phòng không lục quân, phòng không nhân dân. Quy định này xuất phát từ yêu cầu quản lý, bảo vệ vùng trời là một nội dung lớn, do nhiều lực lượng phối hợp thực hiện, ở các độ cao khác nhau, từ xa đến gần, trong đó nòng cốt là lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng phòng không lục quân và sự tham gia của lực lượng PKND. Các lực lượng này được tổ chức, biên chế và bố trí khác nhau trong thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Lực lượng phòng không quốc gia, phòng không lục quân và PKND trong tổng thể mối quan hệ phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời, tạo nên thế trận phòng không nhân dân liên hoàn, rộng khắp, từ xa đến gần, nhiều tầng, nhiều hướng, bảo vệ vùng trời Tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống. Lực lượng phòng không quốc gia là nòng cốt trong thế trận phòng không cả nước, PKLQ là nòng cốt trong tác chiến bảo vệ đội hình chiến đấu của binh chủng hợp thành, PKND là nòng cốt đánh địch rộng khắp trong khu vực phòng thủ ở địa phương, đặc biệt lực lượng PKND còn đóng vai trò nòng cốt trong phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả thiệt hại khi bị địch tiến công. Các lực lượng trên đều có nhiệm vụ phân định rõ ràng, không làm chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của nhau.
Thứ hai, về nhiệm vụ phòng không nhân dân. Luật quy định lực lượng PKND tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5000m là dựa trên cơ sở nhiệm vụ, vũ khí, trang bị được biên chế, khả năng tác chiến của lực lượng PKND và quan hệ phối hợp với các lực lượng khác trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng, chống địch tiến công đường không.
Theo đó, lực lượng phòng không quốc gia được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam ở độ cao dưới và trên 5000m, vì vậy, phạm vi quản lý trên 5.000m do lực lượng phòng không quốc gia đảm nhiệm. Hiện nay, lực lượng PKND đã được trang bị vũ khí có tầm bắn trên 5.000m, được trang bị các phương tiện trinh sát phòng không đủ khả năng quan sát, phát hiện được mục tiêu ở độ cao trên 5000m; vì vậy, lực lượng PKND đủ khả năng tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5000m. Đồng thời, qua nghiên cứu phương thức tác chiến của không quân địch chủ yếu là hoạt động ở độ cao thấp và cực thấp (ở độ cao dưới 5000m địch mới sử dụng được nhiều loại vũ khí, chỉ ở độ cao thấp máy bay địch mới hạn chế được khả năng phát hiện của ra đa và chỉ ở độ cao thấp xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn, chính xác hơn). Do đó, quy định lực lượng PKND tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5000m là phù hợp.
Thứ ba, về trọng điểm phòng không nhân dân. Việc xác định trọng điểm PKND cấp tỉnh, cấp huyện là trên cơ sở các vị trí mục tiêu trọng yếu cần phải bảo vệ hoặc hướng chủ yếu địch đổ bộ đường không hoặc tiến công đường bộ. Nếu xác định tiêu chí cụ thể trong Luật sẽ ảnh hưởng đến yếu tố bí mật của quyết tâm tác chiến phòng thủ. Việc xác định trọng điểm PKND cấp tỉnh, cấp huyện nhằm mục đích xác định phương án bố trí lực lượng, trận địa phòng không, xác định trách nhiệm của từng cấp trong thực hiện nhiệm vụ PKND để quản lý, bảo vệ các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến phòng không khi có tình huống xảy ra.
Thứ tư, về tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một số cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ đã tổ chức lực lượng tự vệ phòng không, có sự trang bị, quản lý, hướng dẫn về PKND của cơ quan quân sự địa phương. Quy định về tổ chức lực lượng PKND trong các doanh nghiệp tại Luật chỉ nhằm bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho lực lượng tự vệ, không làm phát sinh chi phí tuân thủ; đồng thời việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện lực lượng này gắn liền với việc huấn luyện tự vệ của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Luật quy định chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào có tổ chức lực lượng tự vệ của doanh nghiệp thì tổ chức lực lượng phòng không nhân dân ở đó. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà có tổ chức lực lượng tự vệ thì vẫn tổ chức lực lượng PKND do lực lượng tự vệ của doanh nghiệp đó kiêm nhiệm thực hiện. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, với số lượng nhân lực ít, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phù hợp về quy mô tổ chức lực lượng PKND huy động theo hướng không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
Thứ năm, về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong Luật PKND. Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác ngày càng được sử dụng rộng rãi như một lực lượng tác chiến mới mang lại hiệu quả chiến đấu cao. Được sử dụng ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến tranh, làm thay đổi phương thức tác chiến truyền thống; thậm chí, bằng tác chiến đường không, có thể nhanh chóng kết thúc cuộc chiến. Đối với nước ta trong những năm qua, việc khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác vào các lĩnh vực đời sống xã hội tương đối phổ biến, đa dạng, hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, các vụ việc vi phạm của phương tiện bay khác ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến quốc phòng, an ninh, uy hiếp đến an toàn hàng không.
Chính vì vậy, việc quy định nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong Luật PKND nhằm khắc phục những bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành về việc chưa quy định đến việc quản lý xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác (Luật Đầu tư, Luật Quản lý ngoại thương), các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung trên đang quy định chưa được thống nhất. Do đó quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc khi doanh nghiệp nhập khẩu khai báo hàng hoá là Flycam; vì vậy, việc quy định nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác tại Luật PKND nhằm thống nhất các quy định liên quan trong công tác quản lý là cần thiết. Đồng thời để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trên mặt trận đối không; nhằm tạo lập thế trận phòng không nhiều tầng, tầm hoả lực; trong đó PKND là một trong các lực lượng tham gia quản lý bảo vệ vùng trời ở độ cao thấp (qua nghiên cứu hiện nay các phương tiện bay không người lái hoạt động ở độ cao thấp là khá phổ biến), do đó lực lượng PKND là lực lượng có đủ khả năng phát hiện, xử lý hoạt động bay này; đồng thời, việc xây dựng lực lượng PKND rộng rãi từ thôn, xã trở lên sẽ là lực lượng chủ yếu trong tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác ngay từ mặt đất, khi chưa bay.
Trên cơ sở đó, Luật quy định phân cấp thẩm quyền cấp phép bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác cho các đơn vị trong Bộ Quốc phòng. Quy định này nhằm đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ an toàn phòng không và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc đề xuất tăng cường phân cấp (phân loại tính chất của từng hoạt động bay sẽ quy định thẩm quyền của cấp Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Tư lệnh quân khu hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong việc cấp phép bay), giảm bớt các thủ tục (có những trường hợp được rút gọn thời gian cấp phép bay hoặc được ưu tiên trong cấp phép bay), tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có liên quan trong tổ chức hoạt động bay. Chính phủ được giao quy định chi tiết nội dung này để đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp, sát với thực tiễn.
Thứ sáu, về các trường hợp được xem xét, miễn trừ cấp phép bay. Nhằm bảo đảm vừa luật hoá các quy định về “những trường hợp được miễn trừ cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác”; đồng thời bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, sát thực tiễn khi giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này; giảm thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian xin cấp giấy phép bay, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng phương tiện bay không người lái vào các hoạt động vui chơi giải trí.
Để triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân, Bộ Quốc phòng được giao tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền 04 Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật./.
Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Ngày 27 tháng 11 năm 2024, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng không nhân dân số 49/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Phòng không nhân dân năm 2024). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Luật Phòng không nhân dân năm 2024 đã thể chế hoá đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận phòng không nhân dân trên từng hướng, từng khu vực phòng thủ; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc trong tình hình mới, trong đó có vai trò quan trọng của lực lượng phòng không nhân dân, nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh trên không; chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là các tình huống trên không; đồng thời, luật hoá các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân đảm bảo tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khắc phục những khó khăn, bất cập, hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, phát triển, bổ sung các quy định mới bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Luật khi được ban hành.
Luật Phòng không nhân dân năm 2024 được xây dựng với mục tiêu tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động PKND; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay khác và bảo đảm an toàn phòng không, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế, xã hội.
Với 07 chương và 47 điều trong đó Luật tập trung quy định một số nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa phòng không quốc gia, phòng không lục quân, phòng không nhân dân; nhiệm vụ Phòng không nhân dân; trọng điểm phòng không nhân dân; tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong các doanh nghiệp; quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong Luật PKND; các trường hợp được xem xét, miễn trừ cấp phép bay….
Thứ nhất, về mối quan hệ giữa phòng không quốc gia, phòng không lục quân, phòng không nhân dân. Quy định này xuất phát từ yêu cầu quản lý, bảo vệ vùng trời là một nội dung lớn, do nhiều lực lượng phối hợp thực hiện, ở các độ cao khác nhau, từ xa đến gần, trong đó nòng cốt là lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng phòng không lục quân và sự tham gia của lực lượng PKND. Các lực lượng này được tổ chức, biên chế và bố trí khác nhau trong thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Lực lượng phòng không quốc gia, phòng không lục quân và PKND trong tổng thể mối quan hệ phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời, tạo nên thế trận phòng không nhân dân liên hoàn, rộng khắp, từ xa đến gần, nhiều tầng, nhiều hướng, bảo vệ vùng trời Tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống. Lực lượng phòng không quốc gia là nòng cốt trong thế trận phòng không cả nước, PKLQ là nòng cốt trong tác chiến bảo vệ đội hình chiến đấu của binh chủng hợp thành, PKND là nòng cốt đánh địch rộng khắp trong khu vực phòng thủ ở địa phương, đặc biệt lực lượng PKND còn đóng vai trò nòng cốt trong phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả thiệt hại khi bị địch tiến công. Các lực lượng trên đều có nhiệm vụ phân định rõ ràng, không làm chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của nhau.
Thứ hai, về nhiệm vụ phòng không nhân dân. Luật quy định lực lượng PKND tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5000m là dựa trên cơ sở nhiệm vụ, vũ khí, trang bị được biên chế, khả năng tác chiến của lực lượng PKND và quan hệ phối hợp với các lực lượng khác trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng, chống địch tiến công đường không.
Theo đó, lực lượng phòng không quốc gia được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam ở độ cao dưới và trên 5000m, vì vậy, phạm vi quản lý trên 5.000m do lực lượng phòng không quốc gia đảm nhiệm. Hiện nay, lực lượng PKND đã được trang bị vũ khí có tầm bắn trên 5.000m, được trang bị các phương tiện trinh sát phòng không đủ khả năng quan sát, phát hiện được mục tiêu ở độ cao trên 5000m; vì vậy, lực lượng PKND đủ khả năng tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5000m. Đồng thời, qua nghiên cứu phương thức tác chiến của không quân địch chủ yếu là hoạt động ở độ cao thấp và cực thấp (ở độ cao dưới 5000m địch mới sử dụng được nhiều loại vũ khí, chỉ ở độ cao thấp máy bay địch mới hạn chế được khả năng phát hiện của ra đa và chỉ ở độ cao thấp xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn, chính xác hơn). Do đó, quy định lực lượng PKND tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5000m là phù hợp.
Thứ ba, về trọng điểm phòng không nhân dân. Việc xác định trọng điểm PKND cấp tỉnh, cấp huyện là trên cơ sở các vị trí mục tiêu trọng yếu cần phải bảo vệ hoặc hướng chủ yếu địch đổ bộ đường không hoặc tiến công đường bộ. Nếu xác định tiêu chí cụ thể trong Luật sẽ ảnh hưởng đến yếu tố bí mật của quyết tâm tác chiến phòng thủ. Việc xác định trọng điểm PKND cấp tỉnh, cấp huyện nhằm mục đích xác định phương án bố trí lực lượng, trận địa phòng không, xác định trách nhiệm của từng cấp trong thực hiện nhiệm vụ PKND để quản lý, bảo vệ các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến phòng không khi có tình huống xảy ra.
Thứ tư, về tổ chức lực lượng phòng không nhân dân trong các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một số cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ đã tổ chức lực lượng tự vệ phòng không, có sự trang bị, quản lý, hướng dẫn về PKND của cơ quan quân sự địa phương. Quy định về tổ chức lực lượng PKND trong các doanh nghiệp tại Luật chỉ nhằm bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho lực lượng tự vệ, không làm phát sinh chi phí tuân thủ; đồng thời việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện lực lượng này gắn liền với việc huấn luyện tự vệ của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Luật quy định chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào có tổ chức lực lượng tự vệ của doanh nghiệp thì tổ chức lực lượng phòng không nhân dân ở đó. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà có tổ chức lực lượng tự vệ thì vẫn tổ chức lực lượng PKND do lực lượng tự vệ của doanh nghiệp đó kiêm nhiệm thực hiện. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, với số lượng nhân lực ít, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phù hợp về quy mô tổ chức lực lượng PKND huy động theo hướng không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
Thứ năm, về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong Luật PKND. Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác ngày càng được sử dụng rộng rãi như một lực lượng tác chiến mới mang lại hiệu quả chiến đấu cao. Được sử dụng ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến tranh, làm thay đổi phương thức tác chiến truyền thống; thậm chí, bằng tác chiến đường không, có thể nhanh chóng kết thúc cuộc chiến. Đối với nước ta trong những năm qua, việc khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác vào các lĩnh vực đời sống xã hội tương đối phổ biến, đa dạng, hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, các vụ việc vi phạm của phương tiện bay khác ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến quốc phòng, an ninh, uy hiếp đến an toàn hàng không.
Chính vì vậy, việc quy định nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong Luật PKND nhằm khắc phục những bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành về việc chưa quy định đến việc quản lý xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác (Luật Đầu tư, Luật Quản lý ngoại thương), các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung trên đang quy định chưa được thống nhất. Do đó quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc khi doanh nghiệp nhập khẩu khai báo hàng hoá là Flycam; vì vậy, việc quy định nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác tại Luật PKND nhằm thống nhất các quy định liên quan trong công tác quản lý là cần thiết. Đồng thời để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trên mặt trận đối không; nhằm tạo lập thế trận phòng không nhiều tầng, tầm hoả lực; trong đó PKND là một trong các lực lượng tham gia quản lý bảo vệ vùng trời ở độ cao thấp (qua nghiên cứu hiện nay các phương tiện bay không người lái hoạt động ở độ cao thấp là khá phổ biến), do đó lực lượng PKND là lực lượng có đủ khả năng phát hiện, xử lý hoạt động bay này; đồng thời, việc xây dựng lực lượng PKND rộng rãi từ thôn, xã trở lên sẽ là lực lượng chủ yếu trong tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác ngay từ mặt đất, khi chưa bay.
Trên cơ sở đó, Luật quy định phân cấp thẩm quyền cấp phép bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác cho các đơn vị trong Bộ Quốc phòng. Quy định này nhằm đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ an toàn phòng không và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc đề xuất tăng cường phân cấp (phân loại tính chất của từng hoạt động bay sẽ quy định thẩm quyền của cấp Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Tư lệnh quân khu hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong việc cấp phép bay), giảm bớt các thủ tục (có những trường hợp được rút gọn thời gian cấp phép bay hoặc được ưu tiên trong cấp phép bay), tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có liên quan trong tổ chức hoạt động bay. Chính phủ được giao quy định chi tiết nội dung này để đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp, sát với thực tiễn.
Thứ sáu, về các trường hợp được xem xét, miễn trừ cấp phép bay. Nhằm bảo đảm vừa luật hoá các quy định về “những trường hợp được miễn trừ cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác”; đồng thời bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, chặt chẽ, sát thực tiễn khi giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này; giảm thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian xin cấp giấy phép bay, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng phương tiện bay không người lái vào các hoạt động vui chơi giải trí.
Để triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân, Bộ Quốc phòng được giao tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền 04 Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật./.
Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật