17/12/2007
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Ghi chép xây dựng tủ sách pháp luật ở Quảng NgãiTrong gần 10 năm qua, thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP, ngày 28/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai dự án xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 05/TTLT/TP-TC, ngày 28/01/1999 của Liên bộ Tư pháp - Tài chính hướng dẫn thực hiện dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT ngày 07/6/2006 của Liên bộ Tư pháp - Công an - Quốc phòng - Giáo dục - Lao động Thương binh & Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc sử dụng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học là những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm khai thông, tháo gỡ những ách tắc trong việc triển khai thực hiện chủ trương này của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền có cơ sở thực hiện đồng bộ, rộng khắp có hiệu quả. Để có cái nhìn tổng quát, đánh giá đầy đủ việc tổ chức thực hiện chủ trương này trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Tuy chưa thật đầy đủ, chính xác, nhưng cũng có thể khẳng định đây là một chủ trương hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của mọi công dân ở hầu khắp các địa bàn, các cơ quan, đơn vị. Tủ sách pháp luật ở cơ sở bước đầu đã đem lại những hiệu quả rất khả quan, nâng cao trình độ dân trí làm chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết cho mọi công dân, góp phần thiết thực vào ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống hàng ngày. Phần thứ nhất: Xây dựng Tủ sách pháp luật trở thành “cẩm nang” của cán bộ, công chức, viên chức và công dân ở cơ sở.Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị bộ đội, công an, bộ đội biên phòng, công ty, xí nghiệp, trường học, doanh nghiệp, các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là tủ sách pháp luật cơ sở), là nơi tập hợp, lưu giữ, phổ biến và quản lý tài liệu, sách, báo pháp luật; là nơi để cán bộ, chiến sĩ, công chức, nhân dân tiếp cận, tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là nơi cung cấp nguồn tài liệu, giúp cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở vận dụng đúng pháp luật để giải quyết công việc ở cơ sở, giúp cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân có công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây cũng là phương tiện giúp mọi công dân không có điều kiện (thời gian, vật chất…) đến các trung tâm nghiên cứu, các thư viện lớn để tiếp cận tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân, là hình thức sinh hoạt văn hóa, giải trí lành mạnh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá đọc sách báo và là một trong những công cụ để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở một cách có hiệu quả. Để tủ sách pháp luật cơ sở thực sự phát huy được vai trò, chức năng của nó, cùng với việc xây dựng, quản lý tủ sách, vấn đề quan trọng nhất là phải tìm được người thực sự có hiểu biết, có tâm huyết, có trách nhiệm thì mới hướng dẫn cán bộ, công chức và nhân dân biết cách tìm hiểu, khai thác, áp dụng chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước một cách có hiệu quả. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh vực để giải quyết hỗ trợ cho mọi người đòi hỏi người “thủ thư” không đơn thuần chỉ là người cất, giữ sách mà còn phải có am hiểu nhất định về chuyên môn mới hỗ trợ mọi người dân có thể cập nhật kiến thức hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải đáp những vướng mắc trong đời sống hàng ngày thì nơi đó mới thu hút được đông đảo người đến khai thác nghiên cứu, tìm hiểu.Nhận thức được ý nghĩa vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi có Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP, ngày 28/01/1999 của Bộ trưởng Bộ tư pháp; Thông tư liên tịch số 05/TTLT/TP-TC, ngày 28/01/1999 của Liên bộ Tư pháp - Tài chính, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn số 1809/CV-UB, ngày 12/10/1999, chỉ đạo các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và thị xã Quảng Ngãi đến ngày 31/12/1999 phải xây dựng 100% tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn; các huyện còn lại phải xây dựng từ 60-70% tủ sách pháp luật. Ngay trong năm 1999, được sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền các cấp (bổ sung kinh phí), Sở Tư pháp, phòng tư pháp các huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nên đã triển khai xây dựng được 178/178 tủ sách xã, phường, thị trấn ở 13/13 huyện, thị xã với tổng kinh phí là 220.000.000đ. Việc xây dựng và đưa vào hoạt động bước đầu các Tủ sách đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân đến đọc, mượn, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chế độ, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước mới ban hành. Những năm đầu mới hình thành tủ sách pháp luật ở cơ sở, số người đến khai thác đạt khoảng 80% số đầu sách hiện có. Hầu hết tủ sách pháp luật ở cơ sở như một điểm sinh hoạt “câu lạc bộ”, nơi hội tụ thường xuyên, hàng ngày của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, công viên chức các cơ quan đơn vị và bà con trong xã, phường, thị trấn. Thông qua những buổi đến khai thác tìm hiểu tại đây, bao nhiêu tâm tư, thắc mắc… mọi người đều giãi bày với nhau, trao đổi, chia sẻ cùng nhau bàn luận. Và không ít các vụ việc thắc mắc trong quan hệ nội bộ cơ quan, đơn vị, trong xóm làng đã được bà con tự giải quyết với nhau, làm cho tình làng nghĩa xóm đoàn kết, gắn bó hơn, bà con hiểu nhau hơn và ý thức công dân cũng được nâng lên rõ rệt.Gặp gỡ anh Hải, cán bộ tư pháp Thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, chúng tôi được biết tại đây có hai tủ sách, mỗi tủ sách có hàng trăm đầu sách khác nhau và hàng ngàn số Công báo, tài liệu pháp luật, tạp chí, báo pháp luật (không những chỉ có sách pháp luật mà cón có nhiều loại sách khác nữa như khoa học, công nghệ tin học, kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp…), do cán bộ tư pháp thị trấn quản lý, khai thác, bên mỗi tủ sách đều có bản nội quy quy định việc tìm hiểu, khai thác tủ sách và các chế tài cụ thể khi làm hư hỏng, mất sách…. Và điều chúng tôi quan tâm hơn là công tác quản lý, theo dõi việc cho mượn đọc, trả được ghi chép rất cẩn thận, cụ thể tên người mượn, ngày mượn, ngày trả, bên cột ghi chú còn ghi cả trường hợp làm rách, làm hỏng sách nữa. Được biết từ khi có chỉ trương của Chính phủ, được tỉnh đầu tư trang thiết bị và một số đầu sách ban đầu, hàng năm UBND Thị trấn Sông Vệ đã bố trí kinh phí để thường xuyên bổ sung thêm các đầu sách mới ra như kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm, chăn nuôi trâu bò heo gà, pháp luật, y tế, nhất là các chính sách, chế độ mới của đảng nhà nước để phục vụ bà con trong địa phương. Ngoài ra UBND Thị trấn còn phát động phong trào quyên góp sách trong địa phương và các doanh nghiệp, do vậy cả hai tủ sách của Thị trấn luôn luôn có nhiều đầu sách mới. Bên cạnh đó, lãnh đạo thị trấn cũng rất quan tâm công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ, nhất là thanh thiếu niên trong địa phương, những đầu sách giới thiệu về chặng đường vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, về thân thế sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, về lịch sử địa phương, về lịch sử quân đội, về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, về Mẹ Việt Nam anh hùng, về công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước… luôn là những đầu sách được nhiều người tìm hiểu khai thác phục vụ cho các hội đoàn thể của địa phương tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. Chúng tôi kiểm tra thực tế cũng nhận thấy hai tủ sách này tương đối phong phú về chủng loại sách, và điều đáng quan tâm hơn là các đối tượng đến tìm hiểu khai thác tủ sách này rất đa dạng từ các cựu chiến binh, các bác nông dân, các hộ làm nghề biển, các hộ sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ…, nhưng có lẽ phần đông là các bậc trung niên và thanh niên trong địa phương, và họ đến đây với cả ước vọng chân thành giúp nhau “tìm cách vượt khó” với cả tấm lòng cởi mở, thẳng thắn, nhưng cũng đầy hoài bão. Họ trao đổi với nhau những kinh nghiệm, những kiến thức từ các cuốn sách đã ngả màu, đã cũ nhưng vẫn được giữ gìn một cách cẩn thận, trân trọng. Họ bảo từ khi có tủ sách của thị trấn, nhiều người dân trước đây do không có điều kiện đi các nơi tìm kiếm, nay nhờ tìm hiểu khai thác, ứng dụng đã xoá được đói nghèo, có người đã làm giàu trên chính quê hương của mình nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ hải sản, kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, gia súc, gia cầm. Điều có ý nghĩa nhất là thông qua việc tìm hiểu khai thác tủ sách này, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhân dân trong địa phương được nâng lên, tình trạng vi phạm pháp luật hoặc đơn thư khiếu nại, tố cáo ở đây giảm đáng kể so với những năm trước đây. Qua công tác kiểm tra thực tế và tìm hiểu việc quản lý, khai thác các tủ sách pháp luật ở các xã thuộc huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Thành phố Quảng Ngãi…, đến nơi nào chúng tôi cũng đều bắt gặp những mối quan tâm không chỉ ở các đồng chí lãnh đạo, mà ngay cả những người làm công tác chuyên môn khác ở các xã phương, thị trấn. Nghe họ nói về tủ sách của xã phường, thị trấn chúng tôi cảm thấy rất xúc động, bởi thật sự đây là những dấu hiệu khả quan cho một chủ trương đúng đắn. Chính họ những người trực tiếp làm việc hàng ngày tại cơ sở, làm việc trực tiếp với công dân, không gì quí bằng những lúc khó khăn vướng mắc khi đang trực tiếp giải quyết công việc với công dân mà lại có được những “bảo bối” trong tay nhờ tủ sách pháp luật của xã. Đồng thời, công dân cũng có điều kiện để tự tìm hiểu nắm, hiểu và “giám sát” cán bộ xã phường giải quyết công việc cho họ có đúng chính sách, pháp luật quy định không. Điều này cho thấy đây là một nhu cầu thiết yếu của bà con, giúp bà con giải toả ngay được nhưng lăn tăn, mắc mứu tuy đơn giản trong quan hệ, sinh hoạt ngày thường giữa các gia đình với nhau, mà trước đây không biết hỏi ai, nhiều khi không phân biệt được đúng sai nữa, đâm ra cãi bừa, nói ẩu. Anh Lý ở phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi cho biết, tủ sách pháp luật của phường là nơi gặp gỡ thường xuyên của bà con trong phường, nhất là các cựu chiến binh, những cộng tác viên tổ hoà giải, những cộng tác viên tuyên truyền…, các bác, các cô chú thường đến đây tìm hiểu, khai thác thông tin về chính sách, chế độ nhà nước mới ban hành để làm tư liệu cho công tác của từng người. Nhiều khi nghe đài hay tivi đưa tin là các cụ đến hỏi ngay nhưng nói sách, công báo về chưa kịp là các cụ cứ săn đón mãi khi nào có mới thôi. Hiện nay, tủ sách pháp luật của phường với khoảng gần 1.000 đầu sách các loại và hàng ngàn số Công báo, tạp chí, tài liệu có nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước là nguồn chủ yếu phục vụ cán bộ, bà con trong phường. Song, do nhu cầu tìm hiểu, khai thác pháp luật của cán bộ, công chức và bà con trong phường rất lớn, nên có nhiều khi không phục vụ kịp cho bà con, nhất là khi có các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do tỉnh, thành phố tổ chức phát động, là mọi người đến tra cứu, hỏi mượn đông lắm, nhiều loại sách bà con rất cần mà chúng tôi không có, nhiều đầu sách khi cho mượn phải khống chế thời gian cho từng người để đảm bảo luân phiên cho nhiều người được tìm hiểu khai thác. Những lúc như thế này, tuy vất vả, nhưng chúng tôi cảm thấy rất vui. Điều đáng mừng là lãnh đạo UBND phường rất quan tâm đến việc phát triển tủ sách pháp luật, nên hàng năm ngân sách phường thường dành khoảng 3 triệu đồng cho việc mua từ 20 - 50 đầu sách pháp luật và các tài liệu văn bản dưới luật để bổ sung cho tủ sách pháp luật của phường.Anh Mỹ ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn kể về cuộc thi tìm hiểu Luật đất đai - tổ chức năm 2005, suốt nhiều tháng liên tục bà con trong xã đến mượn, tìm hiểu, khai thác tại tủ sách pháp luật xã, ngày nào cũng có trên chục người đến mượn, nhưng các loại sách trong tủ sach pháp luật thì có hạn, chúng tôi phải hẹn thời gian cho từng người. Nhiều khi bà con tập trung đến phòng làm việc của tư pháp xã cùng nhau bàn luận rất sôi nổi, nhiều tình huống trong đề thi tìm hiểu được bà con mang ra mổ xẻ, trao đổi với nhau. Những dịp như thế này UBND xã thường hay lấy những vụ việc thực tế tại địa phương mang ra làm đề tài để mọi người tranh luận. Điều đáng mừng là qua mỗi buổi như thế đã giúp cho lãnh đạo UBND xã có thêm những thông tin mới, tập hợp được những ý kiến phân tích, góp ý rất hay, cách xử lý rất thuyết phục, thoả đáng nhằm giải quyết các vụ việc một cách “thấu tình, đạt lý”, nên những vụ việc đơn thư khiếu nại tố cáo đa phần được giải quyết ổn thoả, dứt điểm tại cơ sở.Càng đi nhiều về cơ sở, chúng tôi lại thấy có chung một điểm, dù bất cứ nơi đâu, dù điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả…, nhưng nhu cầu về thông tin, nhất là các chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước ban hành đều là những cảm hứng mới, được người dân đón nhận một cách hồ hởi, phấn khởi. Bởi luôn chứa đựng trong đó là sự quan tâm, là sự chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, nhà nước đối với nhân dân. Do vậy, bà con luôn tìm cách tiếp cận những thông tin này để có cơ hội, điều kiện thuận lợi là triển khai thực hiện ngay. Đặc biệt là các chủ trương về chính sách đất đai, về thu hồi đất đền bù giải toả, giao đất, giao rừng, dồn điền đổi thửa; phát triển nguồn nhân lực tạo công ăn việc làm cho người lao động, cho vay vốn để sản xuất kinh doanh, và những vấn đề nhạy cảm liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân… luôn là những đề tài, những vấn đề nóng bỏng của bà con đối với chính quyền cơ sở. Đó cũng chính là áp lực công việc dồn lên cho lãnh đạo các cấp trong lãnh đạo, điều hành phải luôn năng động, sáng tạo và phải làm sao để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết, nhưng vô cùng chính đáng của bà con. Bởi đó là công cụ, động lực để giúp bà con phát triển sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất, hàng hoá phục vụ cho xã hội và cũng đồng thời giúp bà con thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Vì vậy tủ sách pháp luật ở cơ sở và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân không chỉ bằng lời nói nội dung của từng văn bản luật mà phải bằng cả hành động, việc làm thiết thực nữa của chính quyền các cấp mới giúp mọi công dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước. Khảo sát tủ sách ở một số cơ quan, đơn vị, trường học, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp… chúng tôi thấy tủ sách pháp luật nhiều khi trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu hàng ngày, bởi thực sự chính những tủ sách này đã giúp cho cán bộ, công chức có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của nhà nước để áp dụng vào thực tiễn công việc hàng ngày của mình. Có nhiều trường hợp nhờ có tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các quy định của nhà nước mà nhiều người đã thoát khỏi cảnh phá sản hoặc tù tội. Đặc biệt đối với các chiến sĩ bộ đội biên phòng, thì tủ sách như một tài sản chung của đơn vị và đối với từng chiến sĩ như “gia tài” gắn với hoạt động hàng ngày của họ, bởi nhờ có tủ sách tại cơ sở, cán bộ chiến sĩ các đồn biên phòng đã có điều kiện tìm hiểu, nắm được chính xác các chủ trương chính sách của nhà nước, nên khi tiếp xúc gải quyết công việc với các tổ chức, công dân không bị ảnh hưởng. Đồng thời, tủ sách như bạn đồng hành thân thiết, người bạn thân tình sẻ chia cảm xúc buồn vui những lúc xa nhà. Trao đổi với anh Hải, Bộ đội Biên phòng tỉnh, được biết tủ sách pháp luật tại Đồn biên phòng là mô hình tủ sách pháp luật được xây dựng trên cơ sở Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp - Bộ Văn hoá – Thông tin - Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng - Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Tủ sách pháp luật đặt tại Đồn biên phòng, ngoài việc cung cấp văn bản pháp luật, truyền tải thông tin về đường lối chính sách của đảng pháp luật của nhà nước cho cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo, cửa khẩu còn có tác dụng như một phương tiện, công cụ để mỗi cán bộ, chiến sĩ tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với mỗi người dân vùng biên giới, hải đảo. Sách báo tại tủ sách pháp luật Đồn biên phòng được bổ sung thường xuyên, không những chỉ phục vụ cho cán bộ chiến sĩ mà còn phục vụ cả cho nhân dân trong vùng, nhất là đoàn viên thanh niên các xã lân cận. Nhiều cuộc sinh hoạt giữa cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng với đoàn viên thanh niên các xã trong khu vực với chủ đề như “tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức chấp hành khi tham gia giao thông” hoặc “tìm hiểu luật Biên giới”… được chi đoàn phối hợp với các chi đoàn địa phương tổ chức đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Đến thăm “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm – ma tuý học đường” của Đoàn Trường PTTH Trần Quốc Tuấn, thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi được tiếp cận một thư viện tương đối “hoành tráng” xứng tầm với vị thế truyền thống luôn là trường dẫn đầu trong các phong trào “dạy tốt và học tốt” của ngành giáo dục tỉnh nhà. Lướt qua các khu vực giới thiệu các loại sách, báo, chúng tôi đến “ngăn sách pháp luật” được trưng bày đầy đủ các loại sách, báo liên quan công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nơi đây luôn là tụ điểm để các bạn đoàn viên thanh niên đến tìm hiểu, khai thác, trao đổi những vấn đề liên quan mà câu lạc bộ thường lấy làm chủ đề cho từng kỳ sinh hoạt. Nói chuyện với Phó bí thư đoàn trường, kiêm chủ nhiệm câu lạc bộ, chúng tôi được biết Đoàn trường và Ban chấp hành chi đoàn Sở Tư pháp đã có quy chế phối hợp trong việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hàng tháng với những chủ đề được nêu trước để mỗi thành viên đều có thể chủ động tìm hiểu kỹ nội dung trước khi tham gia, nên các buổi sinh hoạt câu lạc bộ thường rất sôi nổi. Từ những nội dung sinh hoạt phản ánh những việc làm tốt, chưa tốt ở các khối lớp như thế này lại được thể hiện thành tin bài đưa lên “trụ thông tin” tại phòng câu lạc bộ và trong buổi chào cờ thứ hai hàng tuần của trường. Chính từ nội dung các chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ này với những tư liệu trong “ngăn sách tư pháp” đã giúp cho học sinh, đoàn viên thanh niên trong trường nắm, hiểu biết nhiều các quy định của pháp luật nhằm hạn chế mức thấp nhất những vi phạm của học sinh trong trường.Tuy nhiên, không thể nói tủ sách pháp luật ở cơ sở đã giải quyết được tất cả mọi vấn đề, nhưng điều quan trọng là chủ trương xây dựng tủ sách pháp luật thành công bước đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới mọi công dân. Với những đóng góp nho nhỏ ở từng lĩnh vực khác nhau, tủ sách pháp luật ở cơ sở ít nhiều đã góp phần làm nâng cao sự hiểu biết trong nhận thức, ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật của công dân. Điều có ý nghĩa nhất là đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, công chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp trí thức cũng như nhân dân lao động với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật “sống” thực sự trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Đồng thời làm cho pháp luật thực hiện được chức năng điều chỉnh tất cả các mối quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Song yêu cầu đặt ra là cần có sự hướng dẫn cụ thể để người đọc biết cách khai thác, sử dụng, vận dụng có hiệu quả các kiến thức pháp luật đó vào cuộc sống hàng ngày, làm cho đời sống tinh thần, vật chất, ý thức trách nhiêm của mọi công dân ngày càng phong phú hơn.Tuy nhiên, cũng phải nói ngay rằng, để tủ sách pháp luật thực hiện được đầy đủ chức năng của nó thì còn nhiều việc chúng ta phải làm, trong đó vai trò của công tác tuyên truyền làm sao để mọi tầng lớp nhân dân có ý thức trong việc tìm hiểu, khai thác tủ sách pháp luật để nâng cao nhận ý, ý thức tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật. Đồng thời cũng là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, quản lý và không ngừng hoàn thiện các thể chế, quy định để phát triển tủ sách pháp luật ở cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng hơn, tạo phong trào văn hoá đọc trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân.Phần thứ hai: Tủ sách pháp luật…. bồng bềnh trôi nổi về đâu. Theo báo cáo của các huyện, thành phố, thực hiện chủ trương của Chính phủ, đến cuối năm 1999 toàn tỉnh đã xây dựng được 178 tủ sách pháp luật cơ sở; qua đợt kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh tháng 7/2007, thì toàn tỉnh hiện có 165/180 xã, phường, thị trấn còn tủ sách pháp luật (15 xã không có tủ sách chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng và huyện đảo Lý Sơn). Trong số 165 tủ sách hiện có, cũng chỉ có khoảng 60% là còn hoạt động, trong đó khoảng 30% là thực sự có hiệu quả, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng để gọi là cho có. Theo đánh giá của chúng tôi qua đợt kiểm tra này, thì nguyên nhân yếu kém của phần lớn các tủ sách hoạt động chưa hiệu quả là: Thứ nhất, do hầu hết các tủ sách pháp luật cơ sở không có nội quy khai thác tủ sách rõ ràng; không phân công trách nhiệm người quản lý trông coi cụ thể, không có sổ giao, nhận sách, cho mượn, thu hồi…cán bộ giữ tủ sách pháp luật không dám cho cán bộ nhân dân mượn sợ bị mất, một số cán bộ xã phường mượn sách không trả, giữ lại làm của riêng. Do vậy, tình trạng thất thoát sách, báo, tạp chí là rất nhiều, tình trạng cha chung không ai khóc, sách báo để lung tung vương vãi, không người quản lý và tình trạng xuống cấp, tủ sách trống rỗng là điều hiển nhiên.Thứ hai, nguồn kinh phí hàng năm của ngân sách đầu tư cho việc mua thêm các đầu sách, loại sách về chính sách pháp luật nhà nước mới ban hành để bổ sung cho tủ sách không được bố trí đầy đủ, hoặc có bố trí nhưng lại bị cắt xén đến mức rất thấp, không thể bớt được nữa. Một số nơi kể từ khi lập tủ sách pháp luật cơ sở đến nay ngân sách chưa bố trí đồng nào để mua bổ sung thêm đầu sách nào. Thậm chí có cán bộ lãnh đạo cơ sở còn cho rằng đầu tư kinh phí cho tủ sách pháp luật cơ sở là lãng phí nhiều mặt cả về vật chất, thời gian, công sức, tiền của, và không đem lại hiệu quả thiết thực.Thứ ba, công tác tuyên truyền trong cộng đồng khu dân cư của các cơ quan chức năng về văn hoá đọc, tìm hiểu pháp luật làm không đến nơi đến chốn; mặt khác ý thức của từng công dân chưa cao, chưa lấy việc tìm hiểu pháp luật để xây dựng thành nếp sinh hoạt văn hoá ở từng cơ quan, đơn vị, khu dân cư. Thứ tư nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan về tủ sách pháp luật ở cơ sở của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thật đầy đủ. Một số cán bộ lãnh đạo (kể cả ở địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trường học…) cho rằng tủ sách pháp luật cơ sở là vật trang trí, là chạy theo phong trào và không phù hợp với xu thế phát triển. Vì thông tin bây giờ không phải như ngày xưa, chỉ cần lên mạng mò tìm là có, nếu ai cần thì cứ tự đi tìm mua mà đọc hoặc thuê luật sư là xong. Thật ra đấy chỉ là điều nguỵ biện nhằm lẩn trốn trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật cơ sở nhằm nâng cao dân trí cho cán bộ, nhân dân. Và qua đó cũng cho thấy cả sự thiếu quan tâm đến đời sống tinh thần của lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền đối với cán bộ, viên chức và nhân dân trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến tháng 6 năm 2007 tỉ lệ số hộ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi còn trên 73.000, chiếm 26,02%. Vì vậy, hơn ai hết, mỗi chúng ta điều hiểu, đều biết với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, với thu nhập và đời sống nhân dân tỉnh ta còn rất nhiều khó khăn như vậy thử hỏi sẽ có bao nhiêu người đủ điều kiện để thuê mướn luật sư, bao nhiêu người tự trang trải các chi phí để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân mình, nếu không nhờ sự giúp đỡ, trợ giúp của nhà nước – mà chính các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, địa phương là người đại diện. Điều đáng buồn thay, khi chúng tôi đi vòng quanh khắp lượt một số cơ quan, công sở từ tỉnh đến cơ sở, từ doanh nghiệp, đến đơn vị lực lượng vũ trang, trường học đến cơ quan nào cũng thấy treo bằng chứng nhận “cơ quan văn hoá”, nhưng hầu như đâu đâu cũng đều thấy treo biển “không mua sách ngoài luồng”. Giải thích thắc mắc này của chúng tôi, một cán bộ (hình như văn phòng thì phải) nói rằng, hàng ngày có một số người mang giấy giới thiệu (có khi cả công văn hẳn hoi) của cơ quan A, đơn vị B … mang sách đến gặp lãnh đạo huyện năn nỉ mua giúp để giúp đỡ đơn vị nọ, đơn vị kia… mà các loại sách này đâu có phải là những loại sách cơ quan, đơn vị đang cần. Tôi hỏi thế sách ngoài luồng là những loại sách nào, anh ta chỉ những cuốn sách làm rất công phu, sưu tầm những tư liệu quý về những chiến công vang dội của quân dân cả nước trong hai cuộc kháng chiến, về những Mẹ Việt Nam anh hùng... được chất đống ở góc phòng; các anh cứ nghĩ mà xem, trong lúc nhà nước hô hào tiết kiệm, chi tiêu đúng kế hoạch mà phải bỏ ra hàng trăm ngàn đồng mua cuốn sách để trưng bày, trong lúc không có nhu cầu thì có phải lãng phí không. Hơn nữa số người này cũng chẳng ý tứ gì cả, gặp lãnh đạo huyện là cứ níu kéo, mời chài cho được mới thôi, còn không mua thì cho rằng thế nọ thế kia, nhìn vào kỳ lắm, lãnh đạo huyện thì bận trăm công nghìn việc ấy chứ, chẳng lẽ họ đến lại không tiếp thì cho là mất lịch sự, nhưng cứ ngồi cà kê cả buổi thì còn thời gian đâu mà làm việc nữa nên mới sinh ra cái bảng treo này đấy. Anh ta chỉ cho chúng tôi thấy đống sách chất trong góc nhà, và kết kuận các anh thấy không “sản phẩm của những người quen đến chào mời đấy”, cả triệu bạc chứ ít đâu – Tôi không hiểu nổi những cuốn sách mà anh ta vừa chỉ cho chúng tôi kia lại là những thứ bỏ đi ư? Thật là sót xa khi đấy là những mồ hôi công sức, là xương máu của hàng triệu người đổ xuống cho mảnh đất này, là truyền thống quí giá mà lớp lớp cha ông đã dày công để tạo dựng mới có cái xã hội ngày hôm nay. Vậy mà họ lại bảo là sách “ngoài luồng”. Không biết qui tắc “ứng xử văn hoá công sở” họ để ở đâu; những cuốn sách ấy có tội tình gì mà lại nhận được những sự tẻ nhạt, lạnh lẽo ấy. Tôi đem chuyện này trao đổi với một đồng chí lãnh đạo cấp huyện để mong được nghe những lời giải thích của người có trách nhiệm cao nhất huyện, thế nhưng càng sót hơn bởi cái nghèo khó lại sản sinh ra những điều không đáng có, phải nghe lại những cái điệp khúc than vãn vì những cái khó khăn về thiếu kinh phí, những vướng mắc muôn thuở của cơ sở. Chúng tôi cũng rất chia sẻ những nỗi niềm đó, nhưng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi lo lắng khác, phải chăng thời buổi kinh tế thị trường đã phần nào làm mất đi cái giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất nước, của dân tộc. Quả thật là như vậy thì đáng báo động, rồi đây không biết có ai còn nhớ đến Kiều, đến Bình ngô đại cáo, đến lịch sử dựng nước Văn lang, đến truyền thuyết Lạc Long quân – Âu cơ… Bao công sức của những tập thể, cá nhân tốn bao công sức để làm nên những cuốn sách ca ngợi tấm gương chiến đấu hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, bao tấm gương sáng ngời về những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến những đứa con cho đất nước… đáng lẽ phải được đặt lên những chỗ trang trọng nhất, phải được nâng niu, gìn giữ cẩn thận nhất để còn truyền lại cho đời con cháu mai sau, thì lại được chất đống ở nơi này. Có người cho rằng những loại sách này thực sự không phải là sách để giáo dục nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biểt pháp luật cho cán bộ và nhân dân được, mà phải là những cuốn sách pháp luật thực cơ. Thật đáng trách, đáng tiếc cho những kiểu lý sự và những hành động ấy. Dẫu nghèo, dẫu khó khăn, nhưng nếu mỗi cơ quan, mỗi đơn vị chỉ cần bớt đi vài cuộc tiếp khách, vài cuộc nhậu, vài chuyến tham quan du lịch, chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong mua sắm, sửa chữa… thì có lẽ những tấm biển tưởng chừng là “văn hoá” ấy sẽ được thay đi. Việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT Liên bộ Tư pháp - Công an - Quốc phòng - Giáo dục - Lao động Thương binh & Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc sử dụng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học tưởng chừng như “cứu cánh”, “gỡ rối” cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học…trong việc đầu tư xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật cơ sở, nhưng thực ra trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua vẫn không được coi trọng, có nơi triển khai làm nhưng cũng chẳng đến nơi, đến chốn. Kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, các xã phường… bố trí cho việc mua bổ sung các đầu sách mới rất nhỏ giọt. Nơi nào cán bộ quản lý tủ sách pháp luật thường xuyên kiến nghị, đề xuất thì may ra còn được lãnh đạo xem xét giải quyết, nhưng thường chỉ đáp ứng 20-30% so với nhu cầu, còn lại vẫn phải chờ nghiên cứu, xem xét khi có điều kiện sẽ giải quyết sau. Hầu hết ở các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các công ty… người lao động ít có điều kiện (cả thời gian lẫn vật chất) để tìm hiểu, nắm và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Chỉ đến khi quyền lợi bị xâm phạm thì họ mới chạy tìm chỗ nọ chỗ kia để nhờ vả giúp đỡ. Do vậy tình hình gửi đơn thư khiếu nại yêu cầu giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động ở khu vực này đang có chiều hướng tăng. Một vấn đề khác cũng nảy sinh theo chiều hướng giảm dần đó là nhu cầu đọc, tìm hiểu của cán bộ, công chức và nhân dân đang dần dần bão hòa do các tác động khách quan như các phương tiện thông tin đại chúng sách, báo, phát thanh truyền hình… đã phủ sóng khắp các vùng miền, nên công chúng ít quan tâm đến tủ sách pháp luật cơ sở nữa, bởi các luồng, nguồn thông tin đến với công chúng chậm, không còn mang tính thời sự hấp dẫn nữa. Mặt khác, do cách quản lý, cách tuyên truyền, cách phục vụ như đã trình bày trên nên công chúng cảm thấy ngại, mất thời gian đến với tủ sách pháp luật cơ sở, làm cho tủ sách cơ sở vốn đã ít được coi trọng, nay lại càng hẩm hiu, ảm đạm hơn. Sở dĩ chúng tôi muốn nói nhiều đến vấn đề này bởi vì học tập nâng cao hiểu biết cho công chúng là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, của thủ trưởng người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Bởi học tập cộng đồng đã trở thành quy định của nhà nước, do vậy tại các trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn đều gắn biển “Trung tâm giáo dục cộng đồng”; tại các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đều có quy định xây dựng tủ sách pháp luật cơ sở… để giáo dục nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức trách nhiệm công dân. Nhưng với những cách lý giải, cách suy nghĩ, cách làm và nhận thức như vậy, rồi đây những tủ sách pháp luật ở cơ sở sẽ trôi về đâu. Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm khi một chủ trương của Chính phủ không được thực thi tại cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương do mình quản lý. Để đi tìm lời giải cho vấn đề này thật không giản đơn chút nào và cũng sẽ không thể làm xong trong ngày một ngày hai được. Chắn chắn để khởi động lại một cỗ máy đang hoạt động nhưng cứ đứng nguyên tại chỗ và làm cho nó chuyển biến, phát triển đi lên sẽ phái cần đến một lực tác động mạnh từ trên xuống (cả về nguồn kinh phí lẫn cơ chế đồng bộ để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành) với những sự năng động, vận động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị thì mới làm cho cỗ máy hoạt động tốt và vận hành chuyển động mạnh, hướng mọi hoạt động của toàn xã hội tuân thủ theo pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân hoà cùng sự phát triển của xã hội, đất nước./. Minh Hoà
Trong gần 10 năm qua, thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP, ngày 28/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai dự án xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 05/TTLT/TP-TC, ngày 28/01/1999 của Liên bộ Tư pháp - Tài chính hướng dẫn thực hiện dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT ngày 07/6/2006 của Liên bộ Tư pháp - Công an - Quốc phòng - Giáo dục - Lao động Thương binh & Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc sử dụng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học là những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm khai thông, tháo gỡ những ách tắc trong việc triển khai thực hiện chủ trương này của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền có cơ sở thực hiện đồng bộ, rộng khắp có hiệu quả.
Để có cái nhìn tổng quát, đánh giá đầy đủ việc tổ chức thực hiện chủ trương này trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Tuy chưa thật đầy đủ, chính xác, nhưng cũng có thể khẳng định đây là một chủ trương hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của mọi công dân ở hầu khắp các địa bàn, các cơ quan, đơn vị. Tủ sách pháp luật ở cơ sở bước đầu đã đem lại những hiệu quả rất khả quan, nâng cao trình độ dân trí làm chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết cho mọi công dân, góp phần thiết thực vào ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống hàng ngày.
Phần thứ nhất: Xây dựng Tủ sách pháp luật trở thành “cẩm nang” của cán bộ, công chức, viên chức và công dân ở cơ sở.
Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị bộ đội, công an, bộ đội biên phòng, công ty, xí nghiệp, trường học, doanh nghiệp, các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là tủ sách pháp luật cơ sở), là nơi tập hợp, lưu giữ, phổ biến và quản lý tài liệu, sách, báo pháp luật; là nơi để cán bộ, chiến sĩ, công chức, nhân dân tiếp cận, tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là nơi cung cấp nguồn tài liệu, giúp cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở vận dụng đúng pháp luật để giải quyết công việc ở cơ sở, giúp cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân có công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây cũng là phương tiện giúp mọi công dân không có điều kiện (thời gian, vật chất…) đến các trung tâm nghiên cứu, các thư viện lớn để tiếp cận tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân, là hình thức sinh hoạt văn hóa, giải trí lành mạnh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá đọc sách báo và là một trong những công cụ để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở một cách có hiệu quả. Để tủ sách pháp luật cơ sở thực sự phát huy được vai trò, chức năng của nó, cùng với việc xây dựng, quản lý tủ sách, vấn đề quan trọng nhất là phải tìm được người thực sự có hiểu biết, có tâm huyết, có trách nhiệm thì mới hướng dẫn cán bộ, công chức và nhân dân biết cách tìm hiểu, khai thác, áp dụng chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước một cách có hiệu quả. Việc tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh vực để giải quyết hỗ trợ cho mọi người đòi hỏi người “thủ thư” không đơn thuần chỉ là người cất, giữ sách mà còn phải có am hiểu nhất định về chuyên môn mới hỗ trợ mọi người dân có thể cập nhật kiến thức hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải đáp những vướng mắc trong đời sống hàng ngày thì nơi đó mới thu hút được đông đảo người đến khai thác nghiên cứu, tìm hiểu.
Nhận thức được ý nghĩa vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi có Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP, ngày 28/01/1999 của Bộ trưởng Bộ tư pháp; Thông tư liên tịch số 05/TTLT/TP-TC, ngày 28/01/1999 của Liên bộ Tư pháp - Tài chính, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn số 1809/CV-UB, ngày 12/10/1999, chỉ đạo các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và thị xã Quảng Ngãi đến ngày 31/12/1999 phải xây dựng 100% tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn; các huyện còn lại phải xây dựng từ 60-70% tủ sách pháp luật. Ngay trong năm 1999, được sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền các cấp (bổ sung kinh phí), Sở Tư pháp, phòng tư pháp các huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nên đã triển khai xây dựng được 178/178 tủ sách xã, phường, thị trấn ở 13/13 huyện, thị xã với tổng kinh phí là 220.000.000đ. Việc xây dựng và đưa vào hoạt động bước đầu các Tủ sách đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân đến đọc, mượn, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chế độ, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước mới ban hành.
Những năm đầu mới hình thành tủ sách pháp luật ở cơ sở, số người đến khai thác đạt khoảng 80% số đầu sách hiện có. Hầu hết tủ sách pháp luật ở cơ sở như một điểm sinh hoạt “câu lạc bộ”, nơi hội tụ thường xuyên, hàng ngày của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, công viên chức các cơ quan đơn vị và bà con trong xã, phường, thị trấn. Thông qua những buổi đến khai thác tìm hiểu tại đây, bao nhiêu tâm tư, thắc mắc… mọi người đều giãi bày với nhau, trao đổi, chia sẻ cùng nhau bàn luận. Và không ít các vụ việc thắc mắc trong quan hệ nội bộ cơ quan, đơn vị, trong xóm làng đã được bà con tự giải quyết với nhau, làm cho tình làng nghĩa xóm đoàn kết, gắn bó hơn, bà con hiểu nhau hơn và ý thức công dân cũng được nâng lên rõ rệt.
Gặp gỡ anh Hải, cán bộ tư pháp Thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, chúng tôi được biết tại đây có hai tủ sách, mỗi tủ sách có hàng trăm đầu sách khác nhau và hàng ngàn số Công báo, tài liệu pháp luật, tạp chí, báo pháp luật (không những chỉ có sách pháp luật mà cón có nhiều loại sách khác nữa như khoa học, công nghệ tin học, kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp…), do cán bộ tư pháp thị trấn quản lý, khai thác, bên mỗi tủ sách đều có bản nội quy quy định việc tìm hiểu, khai thác tủ sách và các chế tài cụ thể khi làm hư hỏng, mất sách…. Và điều chúng tôi quan tâm hơn là công tác quản lý, theo dõi việc cho mượn đọc, trả được ghi chép rất cẩn thận, cụ thể tên người mượn, ngày mượn, ngày trả, bên cột ghi chú còn ghi cả trường hợp làm rách, làm hỏng sách nữa. Được biết từ khi có chỉ trương của Chính phủ, được tỉnh đầu tư trang thiết bị và một số đầu sách ban đầu, hàng năm UBND Thị trấn Sông Vệ đã bố trí kinh phí để thường xuyên bổ sung thêm các đầu sách mới ra như kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm, chăn nuôi trâu bò heo gà, pháp luật, y tế, nhất là các chính sách, chế độ mới của đảng nhà nước để phục vụ bà con trong địa phương. Ngoài ra UBND Thị trấn còn phát động phong trào quyên góp sách trong địa phương và các doanh nghiệp, do vậy cả hai tủ sách của Thị trấn luôn luôn có nhiều đầu sách mới. Bên cạnh đó, lãnh đạo thị trấn cũng rất quan tâm công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ, nhất là thanh thiếu niên trong địa phương, những đầu sách giới thiệu về chặng đường vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, về thân thế sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, về lịch sử địa phương, về lịch sử quân đội, về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, về Mẹ Việt Nam anh hùng, về công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước… luôn là những đầu sách được nhiều người tìm hiểu khai thác phục vụ cho các hội đoàn thể của địa phương tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. Chúng tôi kiểm tra thực tế cũng nhận thấy hai tủ sách này tương đối phong phú về chủng loại sách, và điều đáng quan tâm hơn là các đối tượng đến tìm hiểu khai thác tủ sách này rất đa dạng từ các cựu chiến binh, các bác nông dân, các hộ làm nghề biển, các hộ sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ…, nhưng có lẽ phần đông là các bậc trung niên và thanh niên trong địa phương, và họ đến đây với cả ước vọng chân thành giúp nhau “tìm cách vượt khó” với cả tấm lòng cởi mở, thẳng thắn, nhưng cũng đầy hoài bão. Họ trao đổi với nhau những kinh nghiệm, những kiến thức từ các cuốn sách đã ngả màu, đã cũ nhưng vẫn được giữ gìn một cách cẩn thận, trân trọng. Họ bảo từ khi có tủ sách của thị trấn, nhiều người dân trước đây do không có điều kiện đi các nơi tìm kiếm, nay nhờ tìm hiểu khai thác, ứng dụng đã xoá được đói nghèo, có người đã làm giàu trên chính quê hương của mình nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ hải sản, kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, gia súc, gia cầm. Điều có ý nghĩa nhất là thông qua việc tìm hiểu khai thác tủ sách này, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhân dân trong địa phương được nâng lên, tình trạng vi phạm pháp luật hoặc đơn thư khiếu nại, tố cáo ở đây giảm đáng kể so với những năm trước đây.
Qua công tác kiểm tra thực tế và tìm hiểu việc quản lý, khai thác các tủ sách pháp luật ở các xã thuộc huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Thành phố Quảng Ngãi…, đến nơi nào chúng tôi cũng đều bắt gặp những mối quan tâm không chỉ ở các đồng chí lãnh đạo, mà ngay cả những người làm công tác chuyên môn khác ở các xã phương, thị trấn. Nghe họ nói về tủ sách của xã phường, thị trấn chúng tôi cảm thấy rất xúc động, bởi thật sự đây là những dấu hiệu khả quan cho một chủ trương đúng đắn. Chính họ những người trực tiếp làm việc hàng ngày tại cơ sở, làm việc trực tiếp với công dân, không gì quí bằng những lúc khó khăn vướng mắc khi đang trực tiếp giải quyết công việc với công dân mà lại có được những “bảo bối” trong tay nhờ tủ sách pháp luật của xã. Đồng thời, công dân cũng có điều kiện để tự tìm hiểu nắm, hiểu và “giám sát” cán bộ xã phường giải quyết công việc cho họ có đúng chính sách, pháp luật quy định không. Điều này cho thấy đây là một nhu cầu thiết yếu của bà con, giúp bà con giải toả ngay được nhưng lăn tăn, mắc mứu tuy đơn giản trong quan hệ, sinh hoạt ngày thường giữa các gia đình với nhau, mà trước đây không biết hỏi ai, nhiều khi không phân biệt được đúng sai nữa, đâm ra cãi bừa, nói ẩu.
Anh Lý ở phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi cho biết, tủ sách pháp luật của phường là nơi gặp gỡ thường xuyên của bà con trong phường, nhất là các cựu chiến binh, những cộng tác viên tổ hoà giải, những cộng tác viên tuyên truyền…, các bác, các cô chú thường đến đây tìm hiểu, khai thác thông tin về chính sách, chế độ nhà nước mới ban hành để làm tư liệu cho công tác của từng người. Nhiều khi nghe đài hay tivi đưa tin là các cụ đến hỏi ngay nhưng nói sách, công báo về chưa kịp là các cụ cứ săn đón mãi khi nào có mới thôi. Hiện nay, tủ sách pháp luật của phường với khoảng gần 1.000 đầu sách các loại và hàng ngàn số Công báo, tạp chí, tài liệu có nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước là nguồn chủ yếu phục vụ cán bộ, bà con trong phường. Song, do nhu cầu tìm hiểu, khai thác pháp luật của cán bộ, công chức và bà con trong phường rất lớn, nên có nhiều khi không phục vụ kịp cho bà con, nhất là khi có các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do tỉnh, thành phố tổ chức phát động, là mọi người đến tra cứu, hỏi mượn đông lắm, nhiều loại sách bà con rất cần mà chúng tôi không có, nhiều đầu sách khi cho mượn phải khống chế thời gian cho từng người để đảm bảo luân phiên cho nhiều người được tìm hiểu khai thác. Những lúc như thế này, tuy vất vả, nhưng chúng tôi cảm thấy rất vui. Điều đáng mừng là lãnh đạo UBND phường rất quan tâm đến việc phát triển tủ sách pháp luật, nên hàng năm ngân sách phường thường dành khoảng 3 triệu đồng cho việc mua từ 20 - 50 đầu sách pháp luật và các tài liệu văn bản dưới luật để bổ sung cho tủ sách pháp luật của phường.
Anh Mỹ ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn kể về cuộc thi tìm hiểu Luật đất đai - tổ chức năm 2005, suốt nhiều tháng liên tục bà con trong xã đến mượn, tìm hiểu, khai thác tại tủ sách pháp luật xã, ngày nào cũng có trên chục người đến mượn, nhưng các loại sách trong tủ sach pháp luật thì có hạn, chúng tôi phải hẹn thời gian cho từng người. Nhiều khi bà con tập trung đến phòng làm việc của tư pháp xã cùng nhau bàn luận rất sôi nổi, nhiều tình huống trong đề thi tìm hiểu được bà con mang ra mổ xẻ, trao đổi với nhau. Những dịp như thế này UBND xã thường hay lấy những vụ việc thực tế tại địa phương mang ra làm đề tài để mọi người tranh luận. Điều đáng mừng là qua mỗi buổi như thế đã giúp cho lãnh đạo UBND xã có thêm những thông tin mới, tập hợp được những ý kiến phân tích, góp ý rất hay, cách xử lý rất thuyết phục, thoả đáng nhằm giải quyết các vụ việc một cách “thấu tình, đạt lý”, nên những vụ việc đơn thư khiếu nại tố cáo đa phần được giải quyết ổn thoả, dứt điểm tại cơ sở.
Càng đi nhiều về cơ sở, chúng tôi lại thấy có chung một điểm, dù bất cứ nơi đâu, dù điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả…, nhưng nhu cầu về thông tin, nhất là các chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước ban hành đều là những cảm hứng mới, được người dân đón nhận một cách hồ hởi, phấn khởi. Bởi luôn chứa đựng trong đó là sự quan tâm, là sự chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, nhà nước đối với nhân dân. Do vậy, bà con luôn tìm cách tiếp cận những thông tin này để có cơ hội, điều kiện thuận lợi là triển khai thực hiện ngay. Đặc biệt là các chủ trương về chính sách đất đai, về thu hồi đất đền bù giải toả, giao đất, giao rừng, dồn điền đổi thửa; phát triển nguồn nhân lực tạo công ăn việc làm cho người lao động, cho vay vốn để sản xuất kinh doanh, và những vấn đề nhạy cảm liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân… luôn là những đề tài, những vấn đề nóng bỏng của bà con đối với chính quyền cơ sở. Đó cũng chính là áp lực công việc dồn lên cho lãnh đạo các cấp trong lãnh đạo, điều hành phải luôn năng động, sáng tạo và phải làm sao để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết, nhưng vô cùng chính đáng của bà con. Bởi đó là công cụ, động lực để giúp bà con phát triển sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất, hàng hoá phục vụ cho xã hội và cũng đồng thời giúp bà con thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Vì vậy tủ sách pháp luật ở cơ sở và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân không chỉ bằng lời nói nội dung của từng văn bản luật mà phải bằng cả hành động, việc làm thiết thực nữa của chính quyền các cấp mới giúp mọi công dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước.
Khảo sát tủ sách ở một số cơ quan, đơn vị, trường học, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp… chúng tôi thấy tủ sách pháp luật nhiều khi trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu hàng ngày, bởi thực sự chính những tủ sách này đã giúp cho cán bộ, công chức có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của nhà nước để áp dụng vào thực tiễn công việc hàng ngày của mình. Có nhiều trường hợp nhờ có tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các quy định của nhà nước mà nhiều người đã thoát khỏi cảnh phá sản hoặc tù tội. Đặc biệt đối với các chiến sĩ bộ đội biên phòng, thì tủ sách như một tài sản chung của đơn vị và đối với từng chiến sĩ như “gia tài” gắn với hoạt động hàng ngày của họ, bởi nhờ có tủ sách tại cơ sở, cán bộ chiến sĩ các đồn biên phòng đã có điều kiện tìm hiểu, nắm được chính xác các chủ trương chính sách của nhà nước, nên khi tiếp xúc gải quyết công việc với các tổ chức, công dân không bị ảnh hưởng. Đồng thời, tủ sách như bạn đồng hành thân thiết, người bạn thân tình sẻ chia cảm xúc buồn vui những lúc xa nhà. Trao đổi với anh Hải, Bộ đội Biên phòng tỉnh, được biết tủ sách pháp luật tại Đồn biên phòng là mô hình tủ sách pháp luật được xây dựng trên cơ sở Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp - Bộ Văn hoá – Thông tin - Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng - Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Tủ sách pháp luật đặt tại Đồn biên phòng, ngoài việc cung cấp văn bản pháp luật, truyền tải thông tin về đường lối chính sách của đảng pháp luật của nhà nước cho cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo, cửa khẩu còn có tác dụng như một phương tiện, công cụ để mỗi cán bộ, chiến sĩ tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với mỗi người dân vùng biên giới, hải đảo. Sách báo tại tủ sách pháp luật Đồn biên phòng được bổ sung thường xuyên, không những chỉ phục vụ cho cán bộ chiến sĩ mà còn phục vụ cả cho nhân dân trong vùng, nhất là đoàn viên thanh niên các xã lân cận. Nhiều cuộc sinh hoạt giữa cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng với đoàn viên thanh niên các xã trong khu vực với chủ đề như “tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức chấp hành khi tham gia giao thông” hoặc “tìm hiểu luật Biên giới”… được chi đoàn phối hợp với các chi đoàn địa phương tổ chức đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.
Đến thăm “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm – ma tuý học đường” của Đoàn Trường PTTH Trần Quốc Tuấn, thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi được tiếp cận một thư viện tương đối “hoành tráng” xứng tầm với vị thế truyền thống luôn là trường dẫn đầu trong các phong trào “dạy tốt và học tốt” của ngành giáo dục tỉnh nhà. Lướt qua các khu vực giới thiệu các loại sách, báo, chúng tôi đến “ngăn sách pháp luật” được trưng bày đầy đủ các loại sách, báo liên quan công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nơi đây luôn là tụ điểm để các bạn đoàn viên thanh niên đến tìm hiểu, khai thác, trao đổi những vấn đề liên quan mà câu lạc bộ thường lấy làm chủ đề cho từng kỳ sinh hoạt. Nói chuyện với Phó bí thư đoàn trường, kiêm chủ nhiệm câu lạc bộ, chúng tôi được biết Đoàn trường và Ban chấp hành chi đoàn Sở Tư pháp đã có quy chế phối hợp trong việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hàng tháng với những chủ đề được nêu trước để mỗi thành viên đều có thể chủ động tìm hiểu kỹ nội dung trước khi tham gia, nên các buổi sinh hoạt câu lạc bộ thường rất sôi nổi. Từ những nội dung sinh hoạt phản ánh những việc làm tốt, chưa tốt ở các khối lớp như thế này lại được thể hiện thành tin bài đưa lên “trụ thông tin” tại phòng câu lạc bộ và trong buổi chào cờ thứ hai hàng tuần của trường. Chính từ nội dung các chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ này với những tư liệu trong “ngăn sách tư pháp” đã giúp cho học sinh, đoàn viên thanh niên trong trường nắm, hiểu biết nhiều các quy định của pháp luật nhằm hạn chế mức thấp nhất những vi phạm của học sinh trong trường.
Tuy nhiên, không thể nói tủ sách pháp luật ở cơ sở đã giải quyết được tất cả mọi vấn đề, nhưng điều quan trọng là chủ trương xây dựng tủ sách pháp luật thành công bước đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới mọi công dân. Với những đóng góp nho nhỏ ở từng lĩnh vực khác nhau, tủ sách pháp luật ở cơ sở ít nhiều đã góp phần làm nâng cao sự hiểu biết trong nhận thức, ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật của công dân. Điều có ý nghĩa nhất là đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, công chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp trí thức cũng như nhân dân lao động với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật “sống” thực sự trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Đồng thời làm cho pháp luật thực hiện được chức năng điều chỉnh tất cả các mối quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Song yêu cầu đặt ra là cần có sự hướng dẫn cụ thể để người đọc biết cách khai thác, sử dụng, vận dụng có hiệu quả các kiến thức pháp luật đó vào cuộc sống hàng ngày, làm cho đời sống tinh thần, vật chất, ý thức trách nhiêm của mọi công dân ngày càng phong phú hơn.
Tuy nhiên, cũng phải nói ngay rằng, để tủ sách pháp luật thực hiện được đầy đủ chức năng của nó thì còn nhiều việc chúng ta phải làm, trong đó vai trò của công tác tuyên truyền làm sao để mọi tầng lớp nhân dân có ý thức trong việc tìm hiểu, khai thác tủ sách pháp luật để nâng cao nhận ý, ý thức tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật. Đồng thời cũng là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, quản lý và không ngừng hoàn thiện các thể chế, quy định để phát triển tủ sách pháp luật ở cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng hơn, tạo phong trào văn hoá đọc trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân.
Phần thứ hai: Tủ sách pháp luật…. bồng bềnh trôi nổi về đâu.
Theo báo cáo của các huyện, thành phố, thực hiện chủ trương của Chính phủ, đến cuối năm 1999 toàn tỉnh đã xây dựng được 178 tủ sách pháp luật cơ sở; qua đợt kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh tháng 7/2007, thì toàn tỉnh hiện có 165/180 xã, phường, thị trấn còn tủ sách pháp luật (15 xã không có tủ sách chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng và huyện đảo Lý Sơn). Trong số 165 tủ sách hiện có, cũng chỉ có khoảng 60% là còn hoạt động, trong đó khoảng 30% là thực sự có hiệu quả, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng để gọi là cho có. Theo đánh giá của chúng tôi qua đợt kiểm tra này, thì nguyên nhân yếu kém của phần lớn các tủ sách hoạt động chưa hiệu quả là:
Thứ nhất, do hầu hết các tủ sách pháp luật cơ sở không có nội quy khai thác tủ sách rõ ràng; không phân công trách nhiệm người quản lý trông coi cụ thể, không có sổ giao, nhận sách, cho mượn, thu hồi…cán bộ giữ tủ sách pháp luật không dám cho cán bộ nhân dân mượn sợ bị mất, một số cán bộ xã phường mượn sách không trả, giữ lại làm của riêng. Do vậy, tình trạng thất thoát sách, báo, tạp chí là rất nhiều, tình trạng cha chung không ai khóc, sách báo để lung tung vương vãi, không người quản lý và tình trạng xuống cấp, tủ sách trống rỗng là điều hiển nhiên.
Thứ hai, nguồn kinh phí hàng năm của ngân sách đầu tư cho việc mua thêm các đầu sách, loại sách về chính sách pháp luật nhà nước mới ban hành để bổ sung cho tủ sách không được bố trí đầy đủ, hoặc có bố trí nhưng lại bị cắt xén đến mức rất thấp, không thể bớt được nữa. Một số nơi kể từ khi lập tủ sách pháp luật cơ sở đến nay ngân sách chưa bố trí đồng nào để mua bổ sung thêm đầu sách nào. Thậm chí có cán bộ lãnh đạo cơ sở còn cho rằng đầu tư kinh phí cho tủ sách pháp luật cơ sở là lãng phí nhiều mặt cả về vật chất, thời gian, công sức, tiền của, và không đem lại hiệu quả thiết thực.
Thứ ba, công tác tuyên truyền trong cộng đồng khu dân cư của các cơ quan chức năng về văn hoá đọc, tìm hiểu pháp luật làm không đến nơi đến chốn; mặt khác ý thức của từng công dân chưa cao, chưa lấy việc tìm hiểu pháp luật để xây dựng thành nếp sinh hoạt văn hoá ở từng cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
Thứ tư nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan về tủ sách pháp luật ở cơ sở của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thật đầy đủ. Một số cán bộ lãnh đạo (kể cả ở địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trường học…) cho rằng tủ sách pháp luật cơ sở là vật trang trí, là chạy theo phong trào và không phù hợp với xu thế phát triển. Vì thông tin bây giờ không phải như ngày xưa, chỉ cần lên mạng mò tìm là có, nếu ai cần thì cứ tự đi tìm mua mà đọc hoặc thuê luật sư là xong.
Thật ra đấy chỉ là điều nguỵ biện nhằm lẩn trốn trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật cơ sở nhằm nâng cao dân trí cho cán bộ, nhân dân. Và qua đó cũng cho thấy cả sự thiếu quan tâm đến đời sống tinh thần của lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền đối với cán bộ, viên chức và nhân dân trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến tháng 6 năm 2007 tỉ lệ số hộ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi còn trên 73.000, chiếm 26,02%. Vì vậy, hơn ai hết, mỗi chúng ta điều hiểu, đều biết với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, với thu nhập và đời sống nhân dân tỉnh ta còn rất nhiều khó khăn như vậy thử hỏi sẽ có bao nhiêu người đủ điều kiện để thuê mướn luật sư, bao nhiêu người tự trang trải các chi phí để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân mình, nếu không nhờ sự giúp đỡ, trợ giúp của nhà nước – mà chính các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, địa phương là người đại diện.
Điều đáng buồn thay, khi chúng tôi đi vòng quanh khắp lượt một số cơ quan, công sở từ tỉnh đến cơ sở, từ doanh nghiệp, đến đơn vị lực lượng vũ trang, trường học đến cơ quan nào cũng thấy treo bằng chứng nhận “cơ quan văn hoá”, nhưng hầu như đâu đâu cũng đều thấy treo biển “không mua sách ngoài luồng”. Giải thích thắc mắc này của chúng tôi, một cán bộ (hình như văn phòng thì phải) nói rằng, hàng ngày có một số người mang giấy giới thiệu (có khi cả công văn hẳn hoi) của cơ quan A, đơn vị B … mang sách đến gặp lãnh đạo huyện năn nỉ mua giúp để giúp đỡ đơn vị nọ, đơn vị kia… mà các loại sách này đâu có phải là những loại sách cơ quan, đơn vị đang cần. Tôi hỏi thế sách ngoài luồng là những loại sách nào, anh ta chỉ những cuốn sách làm rất công phu, sưu tầm những tư liệu quý về những chiến công vang dội của quân dân cả nước trong hai cuộc kháng chiến, về những Mẹ Việt Nam anh hùng... được chất đống ở góc phòng; các anh cứ nghĩ mà xem, trong lúc nhà nước hô hào tiết kiệm, chi tiêu đúng kế hoạch mà phải bỏ ra hàng trăm ngàn đồng mua cuốn sách để trưng bày, trong lúc không có nhu cầu thì có phải lãng phí không. Hơn nữa số người này cũng chẳng ý tứ gì cả, gặp lãnh đạo huyện là cứ níu kéo, mời chài cho được mới thôi, còn không mua thì cho rằng thế nọ thế kia, nhìn vào kỳ lắm, lãnh đạo huyện thì bận trăm công nghìn việc ấy chứ, chẳng lẽ họ đến lại không tiếp thì cho là mất lịch sự, nhưng cứ ngồi cà kê cả buổi thì còn thời gian đâu mà làm việc nữa nên mới sinh ra cái bảng treo này đấy. Anh ta chỉ cho chúng tôi thấy đống sách chất trong góc nhà, và kết kuận các anh thấy không “sản phẩm của những người quen đến chào mời đấy”, cả triệu bạc chứ ít đâu – Tôi không hiểu nổi những cuốn sách mà anh ta vừa chỉ cho chúng tôi kia lại là những thứ bỏ đi ư? Thật là sót xa khi đấy là những mồ hôi công sức, là xương máu của hàng triệu người đổ xuống cho mảnh đất này, là truyền thống quí giá mà lớp lớp cha ông đã dày công để tạo dựng mới có cái xã hội ngày hôm nay. Vậy mà họ lại bảo là sách “ngoài luồng”. Không biết qui tắc “ứng xử văn hoá công sở” họ để ở đâu; những cuốn sách ấy có tội tình gì mà lại nhận được những sự tẻ nhạt, lạnh lẽo ấy.
Tôi đem chuyện này trao đổi với một đồng chí lãnh đạo cấp huyện để mong được nghe những lời giải thích của người có trách nhiệm cao nhất huyện, thế nhưng càng sót hơn bởi cái nghèo khó lại sản sinh ra những điều không đáng có, phải nghe lại những cái điệp khúc than vãn vì những cái khó khăn về thiếu kinh phí, những vướng mắc muôn thuở của cơ sở. Chúng tôi cũng rất chia sẻ những nỗi niềm đó, nhưng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi lo lắng khác, phải chăng thời buổi kinh tế thị trường đã phần nào làm mất đi cái giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất nước, của dân tộc. Quả thật là như vậy thì đáng báo động, rồi đây không biết có ai còn nhớ đến Kiều, đến Bình ngô đại cáo, đến lịch sử dựng nước Văn lang, đến truyền thuyết Lạc Long quân – Âu cơ… Bao công sức của những tập thể, cá nhân tốn bao công sức để làm nên những cuốn sách ca ngợi tấm gương chiến đấu hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, bao tấm gương sáng ngời về những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến những đứa con cho đất nước… đáng lẽ phải được đặt lên những chỗ trang trọng nhất, phải được nâng niu, gìn giữ cẩn thận nhất để còn truyền lại cho đời con cháu mai sau, thì lại được chất đống ở nơi này. Có người cho rằng những loại sách này thực sự không phải là sách để giáo dục nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biểt pháp luật cho cán bộ và nhân dân được, mà phải là những cuốn sách pháp luật thực cơ. Thật đáng trách, đáng tiếc cho những kiểu lý sự và những hành động ấy. Dẫu nghèo, dẫu khó khăn, nhưng nếu mỗi cơ quan, mỗi đơn vị chỉ cần bớt đi vài cuộc tiếp khách, vài cuộc nhậu, vài chuyến tham quan du lịch, chặt chẽ hơn, tiết kiệm hơn trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong mua sắm, sửa chữa… thì có lẽ những tấm biển tưởng chừng là “văn hoá” ấy sẽ được thay đi.
Việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT Liên bộ Tư pháp - Công an - Quốc phòng - Giáo dục - Lao động Thương binh & Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc sử dụng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học tưởng chừng như “cứu cánh”, “gỡ rối” cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học…trong việc đầu tư xây dựng, phát triển tủ sách pháp luật cơ sở, nhưng thực ra trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua vẫn không được coi trọng, có nơi triển khai làm nhưng cũng chẳng đến nơi, đến chốn. Kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, các xã phường… bố trí cho việc mua bổ sung các đầu sách mới rất nhỏ giọt. Nơi nào cán bộ quản lý tủ sách pháp luật thường xuyên kiến nghị, đề xuất thì may ra còn được lãnh đạo xem xét giải quyết, nhưng thường chỉ đáp ứng 20-30% so với nhu cầu, còn lại vẫn phải chờ nghiên cứu, xem xét khi có điều kiện sẽ giải quyết sau. Hầu hết ở các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các công ty… người lao động ít có điều kiện (cả thời gian lẫn vật chất) để tìm hiểu, nắm và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Chỉ đến khi quyền lợi bị xâm phạm thì họ mới chạy tìm chỗ nọ chỗ kia để nhờ vả giúp đỡ. Do vậy tình hình gửi đơn thư khiếu nại yêu cầu giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động ở khu vực này đang có chiều hướng tăng. Một vấn đề khác cũng nảy sinh theo chiều hướng giảm dần đó là nhu cầu đọc, tìm hiểu của cán bộ, công chức và nhân dân đang dần dần bão hòa do các tác động khách quan như các phương tiện thông tin đại chúng sách, báo, phát thanh truyền hình… đã phủ sóng khắp các vùng miền, nên công chúng ít quan tâm đến tủ sách pháp luật cơ sở nữa, bởi các luồng, nguồn thông tin đến với công chúng chậm, không còn mang tính thời sự hấp dẫn nữa. Mặt khác, do cách quản lý, cách tuyên truyền, cách phục vụ như đã trình bày trên nên công chúng cảm thấy ngại, mất thời gian đến với tủ sách pháp luật cơ sở, làm cho tủ sách cơ sở vốn đã ít được coi trọng, nay lại càng hẩm hiu, ảm đạm hơn.
Sở dĩ chúng tôi muốn nói nhiều đến vấn đề này bởi vì học tập nâng cao hiểu biết cho công chúng là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, của thủ trưởng người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Bởi học tập cộng đồng đã trở thành quy định của nhà nước, do vậy tại các trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn đều gắn biển “Trung tâm giáo dục cộng đồng”; tại các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đều có quy định xây dựng tủ sách pháp luật cơ sở… để giáo dục nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức trách nhiệm công dân. Nhưng với những cách lý giải, cách suy nghĩ, cách làm và nhận thức như vậy, rồi đây những tủ sách pháp luật ở cơ sở sẽ trôi về đâu. Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm khi một chủ trương của Chính phủ không được thực thi tại cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương do mình quản lý. Để đi tìm lời giải cho vấn đề này thật không giản đơn chút nào và cũng sẽ không thể làm xong trong ngày một ngày hai được. Chắn chắn để khởi động lại một cỗ máy đang hoạt động nhưng cứ đứng nguyên tại chỗ và làm cho nó chuyển biến, phát triển đi lên sẽ phái cần đến một lực tác động mạnh từ trên xuống (cả về nguồn kinh phí lẫn cơ chế đồng bộ để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành) với những sự năng động, vận động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị thì mới làm cho cỗ máy hoạt động tốt và vận hành chuyển động mạnh, hướng mọi hoạt động của toàn xã hội tuân thủ theo pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân hoà cùng sự phát triển của xã hội, đất nước./.
Minh Hoà