21/04/2008
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Toà án sẽ đồng thời là cơ quan ra quyết định thi hành ánỞ nước ta, từ tháng 6/1993 đến nay, công tác thi hành án dân sự (THADS) được chuyển giao từ Toà án các cấp sang các cơ quan của Chính phủ, do đó, đã tạo ra sự cắt khúc, tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thi hành án chậm, tồn đọng. Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo hướng Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án sẽ đồng thời là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đây cũng là một trong 4 vấn đề lớn tại dự thảo Luật Thi hành án dân sự mà Chính phủ xin ý kiến Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào ngày 19/4.Thay đổi thẩm quyền ra quyết định thi hành ánNói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, bản chất của thi hành án là một hoạt động tư pháp, là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng. Ở nhiều nước, hoạt động thi hành án được giao cho chính Toà án tổ chức thực hiện. Điều này cũng phù hợp với quá trình lịch sử ở nước ta trước đây là thi hành án dân sự do Toà án thực hiện và cũng được xem là bước tiếp theo, bước cuối cùng của quá trình tố tụng. Thẩm tra nội dung này, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị giữ nguyên thẩm quyền ra quyết định thi hành án như hiện hành vì việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS không đồng nhất với việc thay đổi thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến lại đồng tình với đề xuất của Chính phủ vì nhận định đó là một giải pháp có tính chất cơ bản, có thể loại được một nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng án tồn đọng. Ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh cho rằng: “Nên để Toà án ra quyết định thi hành bản án, quyết định do Toà án ban hành rồi giao cho cơ quan THADS thực hiện vì như thế sẽ hạn chế được sự cắt khúc giữa hoạt động xét xử với hoạt động thi hành án”. Đồng tình với ý kiến này, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định: “Để toà án ra quyết định thi hành án sẽ nâng cao trách nhiệm của Toà án, giảm thiểu tình trạng án tuyên không rõ ràng, bản án chất lượng thấp và tránh tâm lý “xét xử xong là xong”. Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng cho biết: “Tôi đồng tình cao với quy định theo hướng Toà tuyên án xong rồi thì phải ra quyết định thi hành án, đó là một hướng làm đúng”. Chấp hành viên sẽ có 3 ngạch: sơ, trung, cao cấpNgoài việc đề nghị thay đổi thẩm quyền ra quyết định thi hành án, vấn đề ngạch, tiêu chuẩn chấp hành viên; bổ sung biện pháp bảo đảm thi hành án; việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong thi hành án quy định tại dự thảo Luật là ba nội dung được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận. Về ngạch, tiêu chuẩn chấp hành viên ( Điều 19 và 20), dự thảo Luật quy định chấp hành viên có 3 ngạch: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Đa số ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng nếu tiếp tục duy trì quy định chức danh chấp hành viên theo cấp hành chính như hiện nay (chấp hành viên cấp huyện và chấp hành viên cấp tỉnh) sẽ là một trở ngại đáng kể cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án, nhất là việc điều động, luân chuyển cán bộ. Vì vậy, việc quy định ngạch chấp hành viên không phụ thuộc vào cấp hành chính là cần thiết. Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng tán thành với quy định CHV có quyền chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án như: phong toả tài khoản, tạm dừng việc chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Tuy nhiên, “Người ta nợ thi hành án100 triệu đồng thì chỉ phong toả 100 triệu thôi, những chỗ khác phải để người ta hoạt động. Điều này cần ghi cụ thể” – Ông Đào Trọng Thi góp ý. “Việc tạm giữ tài sản hay tạm dừng chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản cũng vậy, phải quy định cụ thể chỉ được tạm giữ những tài sản có giá trị tương ứng với nghĩa vụ thi hành án thôi” – ông Lê Quang Bình đề nghị. Về quy định chấp hành viên được sử dụng công cụ hỗ trợ trong thi hành án, dự thảo Luật quy định CHV được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thực hiện nhiệm vụ THA. Quy định này còn 2 ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp tán thành với quy định này vì hiện nay lực lượng Cảnh sát chỉ hỗ trợ cho CHV và người tham gia việc THA khi tiến hành cưỡng chế THA. Trong khi đó, không ít trường hợp khi tổ chức thi hành án, chấp hành viên đã gặp phải sự chống đối quyết liệt, sự đe doạ về tính mạng, sức khoẻ từ phía các đương sự và đã có nhiều trường hợp CHV, cán bộ THA bị hành hung, gây thương tích mặc dù chưa phải tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, cũng có ý kiến cho rằng, quá trình tổ chức THA, CHV, người tham gia vào việc THA được lực lượng Công an hỗ trợ, bảo vệ, nay bổ sung quy định chấp hành viên được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ là không cần thiết và dễ bị lạm dụng. Dự kiến, dự án Luật THADS sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII diễn ra vào tháng 5 tới. Hồng Thuý Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: Xã hội hoá công tác thi hành án dân sự là rất cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xã hội hoá công tác thi hành án dân sự chưa đủ “chín muồi” để quy định vào dự án Luật Thi hành án dân sự (THADS). Tuy nhiên, Chính phủ lại cho rằng, việc khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện xã hội hoá công tác thi hành án dân sự sẽ là “cú hích” quan trọng cho công tác này. PV: Thưa Thứ trưởng, dựa trên cơ sở nào mà Chính phủ lại đưa quy định xã hội hoá công tác thi hành án vào dự thảo Luật THADS mặc dù cho đến thời điểm này các cơ quan tư pháp chưa tổ chức thí điểm, nên chưa có kinh nghiệm thực tiễn để đánh giá và áp dụng? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: Hiện nay chấp hành viên của chúng ta vẫn thiếu rất nhiều, có khi mỗi huyện chỉ có 1 chấp hành viên hoặc thiếu thủ trưởng cơ quan THA. Năng lực trình độ đối với một số chấp hành viên cũng có hạn, vụ việc lại phức tạp. Cũng có trường hợp bản án của tòa tuyên không rõ ràng, tính khả thi thấp, gây khó khăn, tồn đọng cho THA. Cũng có trường hợp người THA không có tài sản hay trốn tránh, không tìm được địa chỉ…Chính vì vậy, phía Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu để có biện pháp. Lần này, dự thảo Luật THADS đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết án tồn đọng trong đó có việc xã hội hoá công tác này. PV: Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tư pháp của QH đều cho rằng chưa thể đưa vấn đề này vào luật. Chính phủ có tiếp tục bảo lưu quan điểm này không? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: Chủ trương hiện nay là làm thí điểm, sau đó sẽ nhân rộng ra, nếu thành công. Việc này đã có trong chiến lược của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp từ nay đến 2020, chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010. TP.Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp đã được giao làm thí điểm và đến nay cũng đã chuẩn bị các đề án, làm sao để cuối năm nay hoặc quý I/2009 sẽ triển khai. PV: Như vậy, để được cấp giấy hành nghề THADS, cần có điều kiện gì để đảm bảo các cá nhân hoạt động đúng mục đích, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: Trong dự thảo Luật đã có quy định người có đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Những người này có thể thành lập các tổ chức như văn phòng, công ty để THA, theo ủy quyền, ký hợp đồng với cơ quan THA như đi xác minh tài sản, tống đạt các giấy báo… hoặc theo yêu cầu của đương sự, có thể trực tiếp tổ chức thi hành. Dự thảo luật cũng quy định trong trường hợp phải cưỡng chế thi hành thì phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan THA. Đây là những quy định có tính chất nguyên tắc. Nếu được chấp thuận, Chính phủ sẽ hướng dẫn chi tiết. PV: Nếu có hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa công tác THADS, triển vọng nghề này ở nước ta sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: THADS là việc đảm bảo quyền lợi cho người dân và các tổ chức cũng là bảo đảm sự ổn định xã hội. Nếu được QH thông qua luật này, tôi cho là một sự thuận lợi lớn. Nó là một bước pháp điển hóa quan trọng về công tác đang có nhiều khó khăn, bức xúc này, cũng là tăng cường thêm sức mạnh cho các cơ quan THADS. Cùng với việc xã hội hóa hoạt động này, khi thực sự được triển khai, triển vọng rất lớn, lượng án tồn đọng so với hiện nay chắc chắn sẽ giảm thiểu. PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Ở nước ta, từ tháng 6/1993 đến nay, công tác thi hành án dân sự (THADS) được chuyển giao từ Toà án các cấp sang các cơ quan của Chính phủ, do đó, đã tạo ra sự cắt khúc, tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thi hành án chậm, tồn đọng. Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo hướng Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án sẽ đồng thời là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đây cũng là một trong 4 vấn đề lớn tại dự thảo Luật Thi hành án dân sự mà Chính phủ xin ý kiến Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào ngày 19/4.
Thay đổi thẩm quyền ra quyết định thi hành án
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, bản chất của thi hành án là một hoạt động tư pháp, là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng. Ở nhiều nước, hoạt động thi hành án được giao cho chính Toà án tổ chức thực hiện. Điều này cũng phù hợp với quá trình lịch sử ở nước ta trước đây là thi hành án dân sự do Toà án thực hiện và cũng được xem là bước tiếp theo, bước cuối cùng của quá trình tố tụng. Thẩm tra nội dung này, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị giữ nguyên thẩm quyền ra quyết định thi hành án như hiện hành vì việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS không đồng nhất với việc thay đổi thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến lại đồng tình với đề xuất của Chính phủ vì nhận định đó là một giải pháp có tính chất cơ bản, có thể loại được một nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng án tồn đọng. Ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh cho rằng: “Nên để Toà án ra quyết định thi hành bản án, quyết định do Toà án ban hành rồi giao cho cơ quan THADS thực hiện vì như thế sẽ hạn chế được sự cắt khúc giữa hoạt động xét xử với hoạt động thi hành án”. Đồng tình với ý kiến này, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định: “Để toà án ra quyết định thi hành án sẽ nâng cao trách nhiệm của Toà án, giảm thiểu tình trạng án tuyên không rõ ràng, bản án chất lượng thấp và tránh tâm lý “xét xử xong là xong”. Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng cho biết: “Tôi đồng tình cao với quy định theo hướng Toà tuyên án xong rồi thì phải ra quyết định thi hành án, đó là một hướng làm đúng”.
Chấp hành viên sẽ có 3 ngạch: sơ, trung, cao cấp
Ngoài việc đề nghị thay đổi thẩm quyền ra quyết định thi hành án, vấn đề ngạch, tiêu chuẩn chấp hành viên; bổ sung biện pháp bảo đảm thi hành án; việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong thi hành án quy định tại dự thảo Luật là ba nội dung được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận. Về ngạch, tiêu chuẩn chấp hành viên ( Điều 19 và 20), dự thảo Luật quy định chấp hành viên có 3 ngạch: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Đa số ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng nếu tiếp tục duy trì quy định chức danh chấp hành viên theo cấp hành chính như hiện nay (chấp hành viên cấp huyện và chấp hành viên cấp tỉnh) sẽ là một trở ngại đáng kể cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án, nhất là việc điều động, luân chuyển cán bộ. Vì vậy, việc quy định ngạch chấp hành viên không phụ thuộc vào cấp hành chính là cần thiết. Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng tán thành với quy định CHV có quyền chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án như: phong toả tài khoản, tạm dừng việc chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Tuy nhiên, “Người ta nợ thi hành án100 triệu đồng thì chỉ phong toả 100 triệu thôi, những chỗ khác phải để người ta hoạt động. Điều này cần ghi cụ thể” – Ông Đào Trọng Thi góp ý. “Việc tạm giữ tài sản hay tạm dừng chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản cũng vậy, phải quy định cụ thể chỉ được tạm giữ những tài sản có giá trị tương ứng với nghĩa vụ thi hành án thôi” – ông Lê Quang Bình đề nghị.
Về quy định chấp hành viên được sử dụng công cụ hỗ trợ trong thi hành án, dự thảo Luật quy định CHV được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thực hiện nhiệm vụ THA. Quy định này còn 2 ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp tán thành với quy định này vì hiện nay lực lượng Cảnh sát chỉ hỗ trợ cho CHV và người tham gia việc THA khi tiến hành cưỡng chế THA. Trong khi đó, không ít trường hợp khi tổ chức thi hành án, chấp hành viên đã gặp phải sự chống đối quyết liệt, sự đe doạ về tính mạng, sức khoẻ từ phía các đương sự và đã có nhiều trường hợp CHV, cán bộ THA bị hành hung, gây thương tích mặc dù chưa phải tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, cũng có ý kiến cho rằng, quá trình tổ chức THA, CHV, người tham gia vào việc THA được lực lượng Công an hỗ trợ, bảo vệ, nay bổ sung quy định chấp hành viên được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ là không cần thiết và dễ bị lạm dụng.
Dự kiến, dự án Luật THADS sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII diễn ra vào tháng 5 tới.
Hồng Thuý
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: Xã hội hoá công tác thi hành án dân sự là rất cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xã hội hoá công tác thi hành án dân sự chưa đủ “chín muồi” để quy định vào dự án Luật Thi hành án dân sự (THADS). Tuy nhiên, Chính phủ lại cho rằng, việc khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện xã hội hoá công tác thi hành án dân sự sẽ là “cú hích” quan trọng cho công tác này. PV: Thưa Thứ trưởng, dựa trên cơ sở nào mà Chính phủ lại đưa quy định xã hội hoá công tác thi hành án vào dự thảo Luật THADS mặc dù cho đến thời điểm này các cơ quan tư pháp chưa tổ chức thí điểm, nên chưa có kinh nghiệm thực tiễn để đánh giá và áp dụng? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: Hiện nay chấp hành viên của chúng ta vẫn thiếu rất nhiều, có khi mỗi huyện chỉ có 1 chấp hành viên hoặc thiếu thủ trưởng cơ quan THA. Năng lực trình độ đối với một số chấp hành viên cũng có hạn, vụ việc lại phức tạp. Cũng có trường hợp bản án của tòa tuyên không rõ ràng, tính khả thi thấp, gây khó khăn, tồn đọng cho THA. Cũng có trường hợp người THA không có tài sản hay trốn tránh, không tìm được địa chỉ…Chính vì vậy, phía Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu để có biện pháp. Lần này, dự thảo Luật THADS đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết án tồn đọng trong đó có việc xã hội hoá công tác này. PV: Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tư pháp của QH đều cho rằng chưa thể đưa vấn đề này vào luật. Chính phủ có tiếp tục bảo lưu quan điểm này không? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: Chủ trương hiện nay là làm thí điểm, sau đó sẽ nhân rộng ra, nếu thành công. Việc này đã có trong chiến lược của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp từ nay đến 2020, chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010. TP.Hồ Chí Minh và Bộ Tư pháp đã được giao làm thí điểm và đến nay cũng đã chuẩn bị các đề án, làm sao để cuối năm nay hoặc quý I/2009 sẽ triển khai. PV: Như vậy, để được cấp giấy hành nghề THADS, cần có điều kiện gì để đảm bảo các cá nhân hoạt động đúng mục đích, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: Trong dự thảo Luật đã có quy định người có đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Những người này có thể thành lập các tổ chức như văn phòng, công ty để THA, theo ủy quyền, ký hợp đồng với cơ quan THA như đi xác minh tài sản, tống đạt các giấy báo… hoặc theo yêu cầu của đương sự, có thể trực tiếp tổ chức thi hành. Dự thảo luật cũng quy định trong trường hợp phải cưỡng chế thi hành thì phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan THA. Đây là những quy định có tính chất nguyên tắc. Nếu được chấp thuận, Chính phủ sẽ hướng dẫn chi tiết. PV: Nếu có hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa công tác THADS, triển vọng nghề này ở nước ta sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: THADS là việc đảm bảo quyền lợi cho người dân và các tổ chức cũng là bảo đảm sự ổn định xã hội. Nếu được QH thông qua luật này, tôi cho là một sự thuận lợi lớn. Nó là một bước pháp điển hóa quan trọng về công tác đang có nhiều khó khăn, bức xúc này, cũng là tăng cường thêm sức mạnh cho các cơ quan THADS. Cùng với việc xã hội hóa hoạt động này, khi thực sự được triển khai, triển vọng rất lớn, lượng án tồn đọng so với hiện nay chắc chắn sẽ giảm thiểu. PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng! |