Với mục đích thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước góp phần hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống và nhanh chóng thích ứng với trạng thái bình thường mới sau đại dịch. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2022.
Ngày 09/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BTC ngày 10/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 26/2019/TT-BTC).
Ngày 12/8/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi là Thông tư số 53/2022/TT-BTC).
Ngày 22/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 58/2022/TT-BTC quy định nội dung và mức chi thực hiện một số hoạt động của chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” (sau đây gọi là Thông tư số 58/2022/TT-BTC).
Ngày 21/7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây gọi là Thông tư 44/2022/TT-BTC).