Luật Cán bộ, công chức đã xác định lại những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Như vậy, đối với những người làm trong đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải là cán bộ, công chức theo quy định mới vẫn tiếp tục áp dụng các quy định hiện hành để tiếp tục thực hiện cho đến khi ban hành Luật Viên chức.
Luật Cán bộ, công chức có tất cả 12 Nghị định hướng dẫn thi hành luật. Trong đó, có hai Nghị định đặc biệt thu hút được sự chú ý của CB-CC cũng như dư luận xã hội xoay quanh vấn đề xác định những người là công chức và hoạt động thanh tra công vụ.
Luật Cán bộ, công chức (CB-CC) có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Nếu chiếu theo những quy định của luật này, thì làm một người CB-CC sẽ không hề đơn giản. Bởi nếu lỡ quên mà quen thói hách dịch, cửa quyền với dân sẽ bị kỷ luật, hoặc dù hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực kém thì vẫn sẽ bị bố trí công tác khác...
Tự thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp mới chính là yếu tố quyết định sự trường tồn, phát triển của quy tắc ứng xử trong ngành nói riêng, và nếp sống đạo đức, thuần phong mỹ tục của cả cộng đồng, xã hội nói chung. Và, để kiểm tra, cũng như thúc đẩy sự thực hiện, không cách gì hiệu quả hơn là căn cứ vào từng công việc cụ thể, giao tiếp hàng ngày mà đánh giá, nhìn nhận.
Hội nghị tổng kết công tác Tư pháp năm nay diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt: tình hình kinh tế vừa qua đáy suy thoái, bắt đầu hồi phục. Công tác tư pháp năm qua cũng gặp nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đặc biệt có những lĩnh vực ghi dấu ấn đặc biệt. Đến hẹn lại lên, trong không khí náo nức đón Xuân về, những người làm công tác tư pháp lại có dịp gặp nhau trong cái rét ngọt ...
Năm 2008, Nghị định số 93/2008/NĐ-CP đã giao cho Bộ Tư pháp nhiệm vụ theo dõi công tác thi hành pháp luật. Và ngày 30/11/2009, Đề án thực thi công tác này đã được Chính phủ phê duyệt để khởi động từ đầu năm 2010. Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ và cũng không kém phần nặng nề, thử thách đối với ngành Tư pháp, đòi hỏi phải có quãng thời gian để tích lũy kinh nghiệm thực hiện.
Xác minh trong hoạt động công chứng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với việc chứng nhận một văn bản công chứng đúng pháp luật. Văn bản công chứng có hiệu lực cao cần phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật chung và đặc biệt là pháp luật chuyên ngành về công chứng.
Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò trong quản lý nhà nước và xã hội khi được thi hành một cách đầy đủ và nghiêm minh. Trong khi công tác xây dựng pháp luật đã đạt được những thành tựu quan trọng, thì công tác thi hành pháp luật vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết. Đây là nguyên nhân chính và bước đầu để Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện công tác theo dõi th...