Tại Hội nghị tổng kết Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường có Bài phát biểu đánh giá “Chương trình 2003 – 2007 đã thành công tốt đẹp” và nhấn mạnh 7 nhiệm vụ lớn để triển khai Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 – 2012. Xin lược ghi, giới thiệu bài phát biểu quan trọng này của đồng chí Bộ trưởng với quý vị ...
Ngày 25/4, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) từ năm 2003 đến năm 2007 do Bộ Tư pháp tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi xung quanh Hội nghị và về công tác PBGDPL.
Đây là 1 trong 4 Đề án thuộc Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2003 – 2007 do Uỷ ban Dân tộc chủ trì. Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án, việc tiếp cận các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào vùng biên giới không còn quá khó khăn. Nhờ vậy, đời sống tinh thần của ...
Hôm 16/4/2008, 16 công chứng viên mới được bổ nhiệm đã có cuộc đối thoại trực tiếp với đại diện Sở Tư pháp Hà Nội về những vấn đề liên quan đến việc thành lập các Văn phòng công chứng. Ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp cũng đã dự và có ý kiến với cuộc họp.
Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho phụ nữ trước kia chỉ là các hoạt động dành cho phụ nữ một cách đơn thuần như hỗ trợ phụ nữ trong các vụ việc tư vấn, soạn thảo đơn từ… thì cho đến vài năm gần đây, đặc biệt là từ khi Quốc hội thông qua Luật TGPL ngày 29/6/2006 và Luật Bình đẳng giới ngày 21/11/2006, việc thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động TGPL đã được tiến hành đồng bộ hơn. Bảo vệ quyền bình đẳng ...
Ở nước ta, từ tháng 6/1993 đến nay, công tác thi hành án dân sự (THADS) được chuyển giao từ Toà án các cấp sang các cơ quan của Chính phủ, do đó, đã tạo ra sự cắt khúc, tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thi hành án chậm, tồn đọng. Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo hướng Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án s...
Sáng ngày 19/4/2008, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Khóa XII đã họp để cho ý kiến về Dự án Luật thi hành án dân sự. Dự cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có các thành viên Uỷ ban Tư pháp, đại diện các cơ quan hữu quan và Bộ Tư pháp-cơ quan chủ trì soạn thảo Luật thi hành án dân sự.
Hôm qua (17/4), trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp thứ 8 Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, Luật Ban hành VBQPPL đang được sửa đổi với tinh thần Chính phủ chỉ hướng dẫn những điều mà luật, pháp lệnh “ủy quyền” để đảm bảo tính độc lập của luật được ban hành.
Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư để phù hợp hơn với xu thế khách quan của thời đại đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đi kèm theo đó là những thách thức về tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư mà các doanh nghiệp phả...
Hôm qua (17/4), Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 8 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Ngay trong buổi sáng ngày 17/4, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã dành thời gian để thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của 5 dự án Luật: Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi; Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Trưng mua,...