06/10/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổiTheo báo cáo rà soát năm 2021 của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có 11,99 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số và dự báo trong vòng 16 - 18 năm nữa Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Vì vậy, quan tâm, thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi; phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của đất nước phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng của người cao tuổi là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng chính sách của Đảng, Nhà nước ta, trong đó, đặc biệt cần có giải pháp thiết thực, phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động. Đây cũng là một trong những mục tiêu chung được xác định tại Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021- 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 (sau đây gọi chung là Chương trình). Theo đó, Chương trình đề ra mục tiêu chung nhằm tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần, phòng chống ngược đãi người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí và nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số; huy động khu vực tư nhân vào tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Thứ nhất, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: (i) Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; (ii) Triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên; thực hiện khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi không có điều kiện đến cơ sở khám chữa bệnh; (iii) Phát triển khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa trung ương; bệnh viện tuyến huyện có bộ phận lão khoa; (iv) Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi; (v) Phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Thứ hai, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng đối với người cao tuổi: (i) Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi (công lập và ngoài công lập); (ii) Hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở trợ giúp xã hội về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi; (iii) Hỗ trợ thí điểm mô hình chăm sóc dài hạn đối với người cao tuổi; mô hình nhà xã hội an toàn tại cộng đồng cho người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; thực hiện thí điểm ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần đối với khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ ba, trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế, nhà ở cho người cao tuổi: (i) Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về việc làm, dạy nghề, đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp với người cao tuổi; (ii) Thực hiện giới thiệu việc làm, hướng nghiệp cho người cao tuổi, ưu tiên hỗ trợ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; (iii) Hỗ trợ thí điểm mô hình khởi nghiệp phù hợp với người cao tuổi; hỗ trợ các cơ sở của người cao tuổi phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp quy mô, trình độ quản lý; (iv) Hỗ trợ thí điểm mô hình sinh kế đối với gia đình có người cao tuổi; ưu tiên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập; (v) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn theo hướng phổ cập theo độ tuổi, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội theo khả năng ngân sách, giá tiêu dùng và tương quan chính sách đối với các nhóm đối tượng khác; (vi) Hỗ trợ xây dựng mô hình nhà xã hội chăm sóc người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, bảo đảm người cao tuổi không phải sống trong nhà dột, nát.
Thứ tư, trợ giúp người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch: (i) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập và phát triển hệ thống câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp đối với người cao tuổi; nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; (ii) Phát triển các môn thể thao phù hợp với người cao tuổi tham gia tập luyện, thi đấu; tổ chức các giải thể thao, hội thi, hoạt động văn hóa ở cơ sở phù hợp với sự tham gia của người cao tuổi; (iii) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo hệ thống thư viện trên địa bàn hình thành môi trường đọc thân thiện, đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm thông tin, thư viện và các điều kiện phù hợp với người cao tuổi; (iv) Tăng cường ứng dụng công nghệ để người cao tuổi có thể nắm được thông tin về các điểm tham quan du lịch, nhà hàng, khách sạn, phương tiện; (v) Tập huấn sáng tác hội họa, âm nhạc, thơ ca cho người cao tuổi; tập huấn nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên về kỹ năng, phương pháp hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia các hoạt động du lịch; (vi) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức vận tải, quản lý các công trình văn hóa thực hiện chính sách giảm giá vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông, tham quan, du lịch; (vii) Triển khai thực hiện các thiết chế văn hóa cộng đồng; xây dựng nếp sống, môi trường ứng xử văn hóa phù hợp đối với người cao tuổi ở cộng đồng và gia đình; khuyến khích con cháu, dòng họ, cộng đồng xã hội chăm sóc người cao tuổi.
Thứ năm, phát huy vai trò người cao tuổi: (i) Động viên, khuyến khích người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm tích cực xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội gắn kết, văn minh; nêu gương sáng, chí bền cho con, cháu noi theo; (ii) Vận động người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tại địa phương; phát triển phong trào già làng, trưởng bản, người cao tuổi có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để xây dựng làng văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
Thứ sáu, trợ giúp người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: (i) Duy trì, phát triển, nâng cấp các cổng, trang tin điện tử hỗ trợ người cao tuổi; (ii) Nghiên cứu phát triển các công nghệ, công cụ, sản xuất tài liệu phục vụ đào tạo người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy, truyền nghề, sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Thứ bảy, trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi: (i) Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người cao tuổi khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành có nhu cầu trợ giúp pháp lý và tại Hội Người cao tuổi, Ban Đại diện người cao tuổi, các câu lạc bộ người cao tuổi, các cơ sở trợ giúp xã hội khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương; (ii) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi; (iii) Truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi thông qua các hoạt động thích hợp.
Bên cạnh đó, Chương trình còn đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai đối với người cao tuổi; nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp người cao tuổi; tăng cường truyền thông, hợp tác quốc tế về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số; xây dựng, hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá; cơ sở dữ liệu về người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động đối với tổ chức của người cao tuổi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình./.
Lê Nguyên Thảo
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Theo báo cáo rà soát năm 2021 của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có 11,99 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số và dự báo trong vòng 16 - 18 năm nữa Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Vì vậy, quan tâm, thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi; phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của đất nước phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng của người cao tuổi là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng chính sách của Đảng, Nhà nước ta, trong đó, đặc biệt cần có giải pháp thiết thực, phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động. Đây cũng là một trong những mục tiêu chung được xác định tại Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021- 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 (sau đây gọi chung là Chương trình).
Theo đó, Chương trình đề ra mục tiêu chung nhằm tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần, phòng chống ngược đãi người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí và nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số; huy động khu vực tư nhân vào tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Thứ nhất, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: (i) Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; (ii) Triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên; thực hiện khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi không có điều kiện đến cơ sở khám chữa bệnh; (iii) Phát triển khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa trung ương; bệnh viện tuyến huyện có bộ phận lão khoa; (iv) Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi; (v) Phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Thứ hai, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng đối với người cao tuổi: (i) Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi (công lập và ngoài công lập); (ii) Hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở trợ giúp xã hội về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi; (iii) Hỗ trợ thí điểm mô hình chăm sóc dài hạn đối với người cao tuổi; mô hình nhà xã hội an toàn tại cộng đồng cho người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; thực hiện thí điểm ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần đối với khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ ba, trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế, nhà ở cho người cao tuổi: (i) Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về việc làm, dạy nghề, đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp với người cao tuổi; (ii) Thực hiện giới thiệu việc làm, hướng nghiệp cho người cao tuổi, ưu tiên hỗ trợ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; (iii) Hỗ trợ thí điểm mô hình khởi nghiệp phù hợp với người cao tuổi; hỗ trợ các cơ sở của người cao tuổi phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp quy mô, trình độ quản lý; (iv) Hỗ trợ thí điểm mô hình sinh kế đối với gia đình có người cao tuổi; ưu tiên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập; (v) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn theo hướng phổ cập theo độ tuổi, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội theo khả năng ngân sách, giá tiêu dùng và tương quan chính sách đối với các nhóm đối tượng khác; (vi) Hỗ trợ xây dựng mô hình nhà xã hội chăm sóc người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, bảo đảm người cao tuổi không phải sống trong nhà dột, nát.
Thứ tư, trợ giúp người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch: (i) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập và phát triển hệ thống câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp đối với người cao tuổi; nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; (ii) Phát triển các môn thể thao phù hợp với người cao tuổi tham gia tập luyện, thi đấu; tổ chức các giải thể thao, hội thi, hoạt động văn hóa ở cơ sở phù hợp với sự tham gia của người cao tuổi; (iii) Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo hệ thống thư viện trên địa bàn hình thành môi trường đọc thân thiện, đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm thông tin, thư viện và các điều kiện phù hợp với người cao tuổi; (iv) Tăng cường ứng dụng công nghệ để người cao tuổi có thể nắm được thông tin về các điểm tham quan du lịch, nhà hàng, khách sạn, phương tiện; (v) Tập huấn sáng tác hội họa, âm nhạc, thơ ca cho người cao tuổi; tập huấn nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên về kỹ năng, phương pháp hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia các hoạt động du lịch; (vi) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức vận tải, quản lý các công trình văn hóa thực hiện chính sách giảm giá vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông, tham quan, du lịch; (vii) Triển khai thực hiện các thiết chế văn hóa cộng đồng; xây dựng nếp sống, môi trường ứng xử văn hóa phù hợp đối với người cao tuổi ở cộng đồng và gia đình; khuyến khích con cháu, dòng họ, cộng đồng xã hội chăm sóc người cao tuổi.
Thứ năm, phát huy vai trò người cao tuổi: (i) Động viên, khuyến khích người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm tích cực xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội gắn kết, văn minh; nêu gương sáng, chí bền cho con, cháu noi theo; (ii) Vận động người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tại địa phương; phát triển phong trào già làng, trưởng bản, người cao tuổi có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để xây dựng làng văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
Thứ sáu, trợ giúp người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: (i) Duy trì, phát triển, nâng cấp các cổng, trang tin điện tử hỗ trợ người cao tuổi; (ii) Nghiên cứu phát triển các công nghệ, công cụ, sản xuất tài liệu phục vụ đào tạo người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy, truyền nghề, sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Thứ bảy, trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi: (i) Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người cao tuổi khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành có nhu cầu trợ giúp pháp lý và tại Hội Người cao tuổi, Ban Đại diện người cao tuổi, các câu lạc bộ người cao tuổi, các cơ sở trợ giúp xã hội khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương; (ii) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi; (iii) Truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi thông qua các hoạt động thích hợp.
Bên cạnh đó, Chương trình còn đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai đối với người cao tuổi; nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp người cao tuổi; tăng cường truyền thông, hợp tác quốc tế về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số; xây dựng, hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá; cơ sở dữ liệu về người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động đối với tổ chức của người cao tuổi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình./.
Lê Nguyên Thảo
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật