Sơ kết thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam: Nghiêm túc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương

06/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 cho đến nay đã đi được hơn nửa chặng đường. Đời sống mọi mặt của phụ nữ nước ta có nhiều chuyển biến từ những thành công của kế hoạch là điều có thể khẳng định. Nhưng, bên cạnh đó cũng còn nhiều thách thức, mà việc triển khai pháp luật, chính sách chậm là một nguyên nhân.

Trước tiên, có thể nói, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là Kế hoạch hành động) đã được triển khai trong bối cảnh hành lang pháp lý về bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần đem lại những thành tựu bình đẳng và tiến bộ phụ nữ ở Việt Nam. Tiêu biểu như phụ nữ chiếm 49,9% trong tổng số lao động có việc làm và 83% trong số lao động tham gia hoạt động kinh tế; tỷ lệ lao động nữ có chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực đạt ở mức trên 47%; tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ y tế tăng từ 83,5% năm 2005 lên trên 85% năm 2008; tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội xếp thứ 31 trên thế giới và dẫn đầu trong 8 nước ASEAN có Nghị viện... Với những thành tựu này, Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh nhất về xoá bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á.

Về mặt chính sách pháp luật, để thực hiện mục tiêu quan trọng thứ 4 (ban Kế hoạch hành động bao gồm 5 mục được cụ thể hoá bằng 28 chỉ tiêu, 58 giải pháp thực hiện) là nâng cao chất lượng, hiệu quả  hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ trong gia đình, xã hội..., công tác hoàn thiện chính sách đối với cán bộ nữ đã được ráo riết thực hiện. Cụ thể, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới đã và đang được tiếp tục xây dựng. Bộ Nội vụ, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội LHPNVN và các Bộ, ngành đã phối hợp trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý về công tác cán bộ nữ nhằm phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ công chức, thực hiện các quy định hiện hành về bình đẳng giới.

Về phía mình, Bộ Tư pháp đã thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quyền phụ nữ nhằm tăng cường năng lực của phụ nữ trong việc tiếp cận và sử dụng các công cụ pháp lý-xã hội trước các hành vi ngược đãi, buôn bán, ép hôn, tảo hôn. Các cơ quan pháp luật đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo công tác phòng, chống, phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm. Ngành Tư pháp và Hội Phụ nữ các cấp đã tổ chức trao đổi, tập huấn kiến thức về pháp luật, biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật và hướng dẫn tổ chức hoạt động các Câu lạc bộ phụ nữ và pháp luật ở địa phương. Đặc biệt, để hướng tới mục tiêu phấn đấu giảm 50% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên phạm vi toàn quốc, giảm 20% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn trọng điểm, Bộ Tư pháp đã bắt đầu bắt tay vào soạn thảo đạo luật về phòng chống buôn bán người. Hy vọng rằng, sau khi đạo luật này được hoàn thiện và ban hành tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em đang có nhiều diễn biến phức tạp với tính chất và quy mô phạm tội có chiều hướng tăng như hiện nay sẽ bị được cải thiện và tiến tới bị chặn đứng hoàn toàn.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên cạnh những thành tựu vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam đáng ghi nhận, thì cũng còn khá nhiều thách thức, mà việc triển khai pháp luật, chính sách chậm là một nguyên nhân. Bản báo cáo tóm tắt sơ kết thực hiện Kế hoạch hành động cho thấy, việc triển khai pháp luật, chính sách về bình đẳng giới chậm, thiếu đồng bộ là một trong 6 nguyên nhân chính cản trở tiến trình. Theo đó, hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới chưa hoàn chỉnh, vẫn còn khoảng cách giữa pháp luật và thực tế, làm hạn chế khả năng thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ, ví dụ như vẫn còn tình trạng phân biệt, đối xử về tuổi và điều kiện tuyển dụng giữa nam và nữ.

Nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề đã được Bản báo cáo đưa ra trong đó đáng lưu ý có giải pháp yêu cầu các Bộ, ngành địa phương phải nghiêm túc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt thực hiện lòng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các chương trình công tác chuyên môn của mình.

Hồng Minh

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Uỷ viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ:

“Bình đẳng giới là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước. Tự nó vừa là mục tiêu của sự phát triển, vừa là yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đối với Việt Nam, sự tiến bộ của phụ nữ là yếu tố quan trọng để thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới thực chất và rất cần thiết để tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định, bền vững.” 

Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 - văn bản luật đầu tiên thực hiện lồng ghép quan điểm giới

Sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 do Bộ Tư pháp chấp bút xây dựng là văn bản luật đầu tiên đã thực hiện lồng ghép quan điểm giới. Điều 47 của luật quy định về trách nhiệm của Uỷ ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định


 

Xem thêm »