Trao quyền pháp lý cho người nghèo: Tác động từ khía cạnh chính trị và kinh tế cho sự phát triển

04/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Chính sách trao quyền pháp lý cho người nghèo và những tác động tích cực của nó tới sự phát triển của xã hội, nhìn từ các khía cạnh chính trị và kinh tế, là chủ đề được thảo luận sôi nổi tại Hội nghị Khu vực của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, đang diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan trong các ngày từ 3-5/3/2009. Các đại biểu tham dự đều thống nhất với nhận định của Uỷ ban trao quyền pháp lý cho người nghèo rằng, tăng cường trao quyền pháp lý cho người nghèo là đường lối chính trị khôn ngoan và chính sách kinh tế hữu hiệu.

Một số nhà kinh tế học đã ghi nhận được rằng việc hoạch định chính sách kết hợp với lý thuyết kinh tế truyền thống đã không nắm bắt được những sắc thái và tính phức tạp của hoạt động kinh tế phi chính thức. Họ đã chuyển trọng tâm chú ý của mình từ những lý thuyết chuẩn về thị trường hoạt động sang tầm quan trọng của thể chế thị trường như các hệ thống sở hữu tài sản, môi trường kinh doanh và lao động Họ lập luận rằng những thể chế này hình thành nên hoạt động kinh tế của những người dân bình thường và có tính chất cưỡng lại thay đổi vì những quyền lợi đã thâm căn cố đế của họ.

Tuy nhiên đa  phần ở các nước trên thế giới, nhiều sáng kiến phát triển vẫn còn có xu hướng tập trung vào nền kinh tế chính thức, hệ thống pháp lý chính thức và các thiết chế đã được thiết lập. Bên cạnh đó, các yếu tố trên lại được thực thi phần lớn ở cấp trung ương chứ không phải ở cấp địa phương. Chẳng hạn, các chương trình tăng cường tiếp cận công lý và pháp quyền nhấn mạnh vào các thể chế, thiết chế chính thức như Quốc hội, chế độ bầu cử, ngành tư pháp và lập pháp. Viện trợ kinh tế thường có xu hướng tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư dành cho các nền kinh doanh hoặc của nước ngoài.

Trong khi đó, nhiều người ở các nước đang phát triển, đặc biệt là người nghèo hiếm khi giao dịch với các thiết chế quốc gia và hệ thống pháp lý chính thức. Cuộc sống của họ được hình thành phần lớn bởi các chuẩn mực và các thể chế địa phương phi chính thức như điều kiện sống của khu nhà ổ chuột nơi họ đang cư ngụ hoặc sự quản lý của các quan chức địa phương. Các cuộc cải cách lớn lao của quốc gia đã bỏ qua họ.

Khoảng nửa số dân ở các khu đô thị trên toàn thế giới sống trong các khu nhà ổ chuột và kiếm ăn trong khu vực kinh tế u tối. Một tuyệt đại đa số dân nghèo lớn hơn đang ở các khu nông thôn rải rác với sự hạn chế tiếp cận đất đai và các nguồn lực khác. Họ sinh sống không ở trong,  mà ở ngoài vòng luật pháp: Họ nhận khoán lao động không chính thức, họ kinh doanh không đăng ký và họ thường sống trên mảnh đất mà họ không có quyền được hưởng chính thức. Ở Philippin, 65% nhà cửa và kinh doanh là không đăng ký, con số này ở Tanzania là 90%. Ở nhiều nước khác con số này chiếm tới hơn 80%. Xét về GDP, nền kinh tế phi chính thức này chiếm hơn 1/3 của nền kinh tế các nước đang phát triển- và đang tăng nữa.

(Nguồn: Making the Law Work for Everyone)

 

Chúng ta biết rõ có nhiều số liệu đáng buồn về số người sống chưa đầy 1 đô la một ngày (những người sống trong cảnh đói nghèo cùng cực) và những người sống chưa được 2 đô la một ngày (những người sống trong tình trạng đói nghèo tương tối). Nhưng Uỷ ban thấy rằng có khoảng 4 tỉ người, tức đa số số dân trên thế giới, đang bị gạt ra bên lề của pháp quyền. Nhiều lắm họ cũng chỉ sống được với số của cải rất khiêm tốn, không được bảo vệ, chẳng có nghĩa gì trong nền kinh tế thị trường, do những cơ chế lưu cữu của tình trạng không được tiếp cận với pháp luật. Chương trình nghị sự về đảm bảo quyền pháp lý hướng tới tất cả 4 tỉ người này, tình trạng nghèo nàn của họ về mặt thu nhập có thể khác nhau nhưng quyền của họ được hưởng sự bảo hộ và cơ hội là như nhau trước pháp luật..

(Nguồn: Making the Law Work for Everyone)

 Bốn tỉ người không được luật pháp và các thiết chế vận hành công khai bảo vệ thích đáng, và vì rất nhiều lý do khác họ không thể sử dụng luật pháp một cách hiệu quả để cải thiện đời sống của họ. Cải cách các thể chế liên quan đến họ là vấn đề cốt yếu đối với việc đảm bảo quyền pháp lý của họ. Chỉ có thông qua những thay đổi có tính chất hệ thống như vậy thì những người nghèo nhất mới có khả năng tận dụng các cơ hội mới và được thu hút tham gia vào nền kinh tế tri thức. Tăng cường quyền lực của nhóm này rất có thể có được những tác động bổ sung tích cực hơn cho phát triển vì những lý do kinh tế và chính trị. Lí do kinh tế là ở chỗ những người nghèo được đảm bảo quyền pháp lý ở giai tầng này sẽ cổ suý cho  những giao dịch thị trường. Còn về lý do chính trị, đảm bảo quyền pháp lý cho người nghèo có thể tranh thủ được nhiều tiếng nói hơn và nhiều khả năng hơn cho việc tự tổ chức và cuối cùng cho chính bản thân quá trình tự đảm bảo quyền pháp lý. Đảm bảo quyền pháp lý của quần chúng dân nghèo rộng lớn này có thể không chiếm nhiều lắm nguồn lực viện trợ ít ỏi, nhưng lại vẫn là một thành tố vô cùng quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo một cách hữu hiệu vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.  

Tăng cường quyền lực cho người nghèo để họ phát huy được hết tiềm năng to lớn của mình sẽ giúp họ nắm vững trong tay vận mệnh là những công dân đi tiên phong trong phát triển. Ngược lại, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia được trang bị tốt hơn nhằm đương đầu với một số những thách thức của toàn cầu hoá – trong số đó có sức cạnh tranh thương mại, công ăn việc làm cho tất cả mọi người, khả năng bền vững môi trường và tiếp cận với công nghệ.  

Pháp luật có hiệu lực trên thực tế và thu hút được quần chúng dân nghèo được vận hành  thông qua các thiết chế hoạt động hữu hiệu, sẽ đem lại rất nhiều các lợi ích kinh tế căn bản. Chúng giúp cho các vụ giao dịch kinh tế dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn. Chúng tăng cường khả năng đoán trước, an toàn và tin cậy. Chúng tạo điều kiện thực hiện được các hợp đồng lâu dài thực thi giữa những người xa lạ với nhau. Ngược lại chính điều này lại cho phép việc chuyên môn hoá và phân công lao động, kinh tế quy mô lớn, thương mại và các chức năng tài chính chủ yếu khác như tín dụng và bảo hiểm được thực hiện. Những đặc trưng như vậy đánh dấu sự khác biệt giữa một nền kinh tế sơ đẳng với một mô hình sản xuất và trao đổi giản đơn, khác biệt với một nền kinh tế được phát triển phức tạp và hiệu quả hơn. Pháp luật được thiết kế hữu hiệu và thực hiện công bằng sẽ đẩy mạnh cạnh tranh đầu tư và đổi mới, phát triển.  Cần phải tạo cơ hội bình đẳng, công bằng để dân nghèo có thể tham gia vào nền kinh tế tri thức.  Nếu dân nghèo không thể phát huy hết tài năng của họ thì chính tăng trưởng kinh tế sẽ chịu thiệt. Những sáng kiến và những khoản đầu tư có lợi sẽ không được khai thác, tình trạng đói nghèo sẽ ăn sâu bén rễ và khả năng tiềm tàng của người dân bị lãng phí, cuối cùng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. 

Những nơi pháp luật và các thiết chế chính thống không phục vụ nhu cầu của dân nghèo thì đường lối chính trị bị thu hút về phía các kênh không chính thức. Khi các Chính phủ không có khả năng hoặc không sẵn sàng bảo hộ và tạo cơ hội cho tất cả mọi người thì tính hợp pháp và liên quan của hệ thống tri thức thường bị bài mòn đi. Vậy là một cái vòng luẩn quẩn hình thành với sự sat sút của thể chế và sự gia tăng của các giao dịch phi chính thức mang tính chất tạm bợ. Chúng tuỳ thuộc vào nhau. Nhà nước dần dần trở nên yếu kém còn xã hội thì bị phân hoá, nền kinh tế quốc dân sẽ bị đình đốn, phát triển bị trì trệ, an ninh chính trị  không ổn định, nhân dân ít có cơ hội được tiếp cận công lý. Ngược lại, nền quản trị hành chính tốt - dưới hình thức thể chế được ban hành nhất quán và vận hành linh hoạt thông qua các thiết chế hữu hiệu - là yếu tố chủ chốt cho việc xây dựng được một xã hội công bằng hơn, thịnh vượng hơn và bền vững hơn.  

Tăng cường quyền lực Pháp lý cho người nghèo là một chiến lược thành công cho tất cả mọi người.  Khi tăng cường cải cách thể chế, dân nghèo được tiếp cận nhiều hơn với công lý thì xã hội nói chung sẽ được phồn vinh thịnh vượng. Thực thi các quyền sở hữu tài sản sẽ góp phần khuấy động thị trường bất động sản, nó sẽ nâng cao năng suất của đất đai và các tài sản khác, do đó chắc chắn sẽ gặt hái được những lợi ích kinh tế cho dân nghèo. Các quyền sở hữu tài sản là những công cụ pháp lý tối hệ trọng đối với dân nghèo. Và vì vậy, chúng có thể là những công cụ thu hút dân nghèo tham gia, quyền bình đẳng  của họ sẽ tăng lên. 

Vốn chính trị quan trọng là rất cần thiết đối với nhà cải cách, vì hoạt động kinh tế phi chính thức thấy được các cơ hội trong khuôn khổ của hệ thống chính thức.  Cơ sở thuế má cần phải được mở rộng. Tăng cường Quyền lực Pháp lý sẽ bổ sung cho hoạt động kinh tế và sẽ tăng hơn nữa các thu nhập của khu vực công. Vì ngày càng có nhiều người được hưởng lợi do tội phạm được giảm bớt, an ninh được duy trì, cho nên cơ sở chính trị của các nhà chủ trương cải cách sẽ được mở rộng. Hơn nữa, đội ngũ lãnh đạo cần có một tầm nhìn đáng tin cậy về tương lai. Việc Tăng cường quyền lực pháp lý đưa lại những khái niệm mạnh mẽ hơn về tự do, công bằng và đoàn kết và do đó có thể vẽ nên một viễn cảnh hùng hồn hơn, có sức thuyết phục hơn về một xã hội phát triển. Người nghèo được trao quyền và đồng thời được bảo đảm thực thi  quyền pháp lý – đây chính là một di sản chính trị vững bền. 

Tăng cường quyền lực pháp lý không chỉ là vấn đề giải phóng dân nghèo, nó còn mang lại phồn vinh thịnh vượng và an ninh lớn hơn cho toàn xã hội. Tăng cường quyền lực pháp lý đề cao tính hiệu quả và tính hợp pháp của nhà nước và như vậy, cũng đề cao tính hiệu quả và hợp pháp của các quan chức và đại diện của nhà nước đó ở các cấp. Một Chính phủ với các nhà lãnh đạo ủng hộ Trao Quyền Pháp lý cho người nghèo chắc chắn sẽ giành được sự ủng hộ rộng rãi của đông đảo dân chúng./. 

                                           Đặng Hoàng Oanh -   Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp

___________________________

Bài viết có liên quan:

Xem thêm »