05/09/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Những vướng mắc, bất cập quy định Luật Thi hành án dân sự năm 2014Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (viết tắt Luật THADS năm 2014), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, Luật đã mở rộng, tạo điều kiện cho người được thi hành án không chỉ có quyền yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà còn có quyền được thông báo về thi hành án... Quy định này, cùng với quy định về quyền được ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quyền chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác và các quyền khác đã tạo điều kiện thiết thực cho đương sự có thêm cơ hội lựa chọn phương thức phù hợp để thi hành án, phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, Luật đã bổ sung người được thi hành án có quyền không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện; được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trong một số trường hợp khác. Quy định này được coi là một điểm mới rất tiến bộ, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người được thi hành án, giảm gánh nặng cho người được thi hành án, nhất là đối với những người được thi hành án già cả, neo đơn, ốm đau, nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, ở địa phương khác với người phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người được thi hành án trong việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đã được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng quy định về những quyền của người được thi hành án cho thấy đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, nhằm thống nhất áp dụng, cụ thể ở những nội dung sau:
Một là, quy định việc cung cấp thông tin về tài sản thi hành án của người có đơn yêu cầu thi hành án.
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 31 Luật THADS năm 2014, đơn yêu cầu phải có nội dung thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Quy định này không phù hợp với thực tế đời sống xã hội và gây khó khăn, trở ngại trong hoạt động thi hành án dân sự, bởi lẽ, người có đơn yêu cầu thi hành án bắt buộc phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trên thực tế, việc người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, xác định người phải thi hành án có tài sản để thi hành án hay không là rất khó khăn, họ khó có thể tự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án mà thường yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hoặc nếu có xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì kết quả xác minh đó chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan.
Xác minh điều kiện thi hành án, thực tế cho thấy, ngay cả cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện việc xác minh còn gặp rất nhiều khó khăn, bị cản trở, huống gì người được thi hành án!. Ngoại trừ quy định tại điểm b, điểm c khoản 6 Điều 44 Luật THADS năm 2014, tác giả chưa tìm thấy văn bản pháp luật nào qui định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án phải cung cấp thông tin cho người được thi hành án khi họ yêu cầu. Bởi theo quy định bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tại khoản 3 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng (Luật các TCTD) năm 2010, quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm: “Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;”
Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng không chỉ là các cam kết các tổ chức hoạt động ngân hàng với tư cách là một bên trong quan hệ giao dịch cam kết giữ bí mật thông tin của khách hàng. Các cam kết này được công bố trong chính sách bảo mật thông tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng hay là các thỏa thuận của các tổ chức hoạt động ngân hàng và khách hàng, khách hàng có thể thỏa thuận với các tổ chức hoạt động ngân hàng về nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin của mình mà nghĩa vụ này còn được ghi nhận trong Điều 21 [1] Hiến Pháp năm 2013.
Nhằm thực hiện quy định về đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng trong hoạt động ngân hàng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 (Luật NHNN 2010), Luật các TCTD 2010, Nghị định 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng (Nghị định 70/2000/NĐ-CP);…Theo quy định của các văn bản pháp lý trên, nghĩa vụ đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng được thể hiện như sau:
Điều 10 Luật các TCTD 2010 quy định: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNg) phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, CNNHNg. TCTD, CNNHNg không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại TCTD, CNNHNg cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Khoản 3 Điều 14 của Luật này còn quy định: TCTD, CNNHNg có trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng
Tại Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP, quy định về cung cấp thông tin, như sau:
“Tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng chỉ được cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng trong các trường hợp sau :
1. Theo yêu cầu của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
3. Theo yêu cầu bằng văn bản của Tổng Giám đốc tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/ 9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, văn bản yêu cầu tổ chức cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải do những người có thẩm quyền sau đây ký:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Thẩm phán Toà án nhân dân thực hiện theo quy định tại các văn bản do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự, Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu trở lên;
c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng các Cục nghiệp vụ Bộ Công an; Giám đốc, Phó Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp Bộ, cơ quan điều tra của công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam cấp quân khu trở lên;
d) Chấp hành viên hoặc Thủ trưởng các cơ quan thi hành án các cấp được giao thi hành các bản án theo quyết định của Toà án các cấp;
đ) Tổng Thanh tra Nhà nước, Phó Tổng Thanh tra Nhà nước, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc các tổ chức thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra được thành lập theo quy định của pháp luật về thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên.”
Tuy nhiên, hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên quan đến thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của TCTD, CNNHNg như: Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Phá sản năm 2014;… mà theo đó, không ít cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cũng có nhu cầu được cung cấp thông tin như: Cơ quan hải quan (Tổng Cục hải quan, Cục hải quan, Chi Cục hải quan); Cơ quan quản lý thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) để phục vụ công tác cưỡng chế thuế (điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14/7/2010 của Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức tính dụng); Cục Quản lý cạnh tranh, Cục chống cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương ( khoản 10 Điều 2 Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan khác của Công an; Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định tại: Khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; khoản 3 Điều 10 và điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; khoản 1 Điều 34, Điều 88, khoản 2 Điều 236, khoản 2 Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phá sản năm 2014; NHNN, Chủ tịch UBND các cấp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, văn phòng luật sư…
Ngoài ra, Nghị định 70/2000/NĐ-CP chưa quy định điều chỉnh đối với trường hợp khách hàng là người mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết, do vậy, khách hàng không được bảo vệ quyền lợi khi phát sinh các rủi ro từ phía khách hàng. Vì vậy, việc liệt kê các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền được quyền yêu cầu TCTD cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng như quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP là chưa đầy đủ và chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Vì thế, nếu người được thi hành án chỉ dựa vào các qui định của pháp luật THADS thì chưa đủ căn cứ để phía nhận được yêu cầu cung cấp thông tin. Hơn nữa, tài sản, tài khoản, nguồn thu nhập là bí mật thông tin của cá nhân được pháp luật bảo vệ, không thể tùy tiện cung cấp, chỉ được phép cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án, từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án, mà không có cơ sở để xử lý trong những trường hợp này.
Thực tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án chưa ai bị xử lý. Nếu bị xử lý thì cơ quan nào có thẩm quyền xử lý, chế tài xử lý ra sao? Chưa có văn bản nào qui định cụ thể.
Đối tượng xác minh là điều kiện thi hành án (tài sản, nguồn thu nhập,...) của người phải thi hành án. Để trở thành người được thi hành án, trước đó (đối với các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình,...) trong quan hệ dân sự giữa hai bên (người được thi hành án và người phải thi hành án) không thể tự giải quyết được với nhau, mới đưa nhau ra Tòa giải quyết. Phần dân sự trong các vụ án hình sự, trước đó họ đã không thể thỏa thuận được, mới đưa ra Tòa án xét xử. Đương nhiên mâu thuẫn giữa họ không thể dung hòa, vậy, người được thi hành án có đủ bản lĩnh đến nhà người phải thi hành án để xác minh?
Vì vậy Điều luật đưa ra nội dung này mang tính hình thức, thiếu tính khả thi trên thực tế.
Hai là, quy định về bảo quản tài sản thi hành án
Điều 58 của Luật THADS hiện hành quy định về bảo quản tài sản thi hành án:
“1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;
b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.
3. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…”.
Với việc giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản thì về nguyên tắc có những ưu điểm, như: Thuận lợi trong việc bảo quản, trông coi, khai thác lợi ích từ tài sản; việc kê biên tài sản sẽ ít gặp phải sự chống đối của người có tài sản vì tâm lý chưa bị mất ngay tài sản; có thêm thời gian để các cơ quan chức năng tìm kiếm chỗ ở cho người có tài sản... Tuy nhiên, thực tế có thể coi đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến khó khăn, phức tạp cho quá trình bán đấu giá tài sản trong THADS, cụ thể:
+Làm cho việc bán đấu giá không phản ánh trung thực giá trị của tài sản đưa ra bán đấu giá vì: Do người bán đấu giá đang quản lý tài sản, trong khi đó họ đang mang tâm lý bị ép buộc, cưỡng chế, nên thường chây ì, cố tình gây khó khăn, cản trở, không tạo điều kiện cho người có nhu cầu mua tài sản, xem tài sản, chưa kể họ còn tìm cách thông tin không đúng sự thật về tài sản, làm cho người có nhu cầu mua không muốn mua hoặc nếu mua thì không trả giá đúng với giá trị thực của tài sản. Có trường hợp, tuy xác định giá trị thực của tài sản, nhưng vì người có tài sản đang quản lý, nên không biết khi nào có thể cưỡng chế được họ ra khỏi nhà để nhận được tài sản nên việc tính toán, khấu trừ là không dễ dàng;
+ Một vụ việc nhưng có thể bị cưỡng chế đến hai lần: Trên thực tế, hầu hết các vụ việc khi kê biên, bán đấu giá đã phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, trong đó nhiều trường hợp đã phải huy động lực lượng. Đến khi tổ chức bán đấu giá thành lại một lần nữa phải cưỡng chế giao nhà, khi đó sẽ phải dùng lực lượng lớn. Như vậy, vừa gây ra tốn kém, mất thời gian, dễ bị tổn thương. Chưa kể với quy định này tạo ra tâm lý của người phải thi hành án đó là tìm mọi cách để khiếu nại, tố cáo, cầu cứu, gây khó khăn trở ngại cho quá trình thi hành án. Mặc dù giá trị của các tài sản thi hành án được định giá có thể rẻ hơn giá thị trường khi thực hiện bán đấu giá, nhưng loại tài sản này trên thực tế vẫn chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của tổ chức đấu giá cũng như người mua. Một trong nhiều nguyên nhân là những rắc rối trong quá trình chuyển giao từ chủ tài sản sang người trúng đấu giá.
Mới đây, Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt đã gửi đơn “kêu cứu” tới Văn phòng Chính phủ về việc doanh nghiệp này trúng đấu giá tài sản thi hành án là lô đất tại địa chỉ số 357 Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt từ tháng 2/2009 với số tiền trên 37 tỷ đồng, nhưng sau hơn 7 năm, tài sản vẫn chưa được bàn giao. Hiện tài sản này đang phải chờ kết quả xét xử của Tòa án đối với Chấp hành viên đã có những sai phạm trong việc tổ chức thi hành vụ việc trước rồi mới thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt [2].
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp dù đã bán đấu giá tài sản thi hành án thành công nhưng bản thân người sở hữu tài sản trước đó vẫn còn ở đó, không chịu bàn giao, thậm chí phải tiến hành cưỡng chế để thu hồi tài sản, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong việc bàn giao, dẫn tới tâm lý người mua rất e ngại! Nên chăng, cần có những quy định riêng, đặc thù cho việc bán đấu giá tài sản trong THADS. Bởi, từ những quy định về trình tự, thủ tục THADS, tính đặc thù của việc chuyển giao tài sản,...Do đó, không nên có quy định chung thủ tục bán đấu giá cưỡng bức như trong Luật THADS năm 2014 với việc bán đấu giá tài sản tự nguyện như tài sản thông thường khác, bởi, vấn đề mấu chốt trong đấu giá tài sản thi hành án là cần tháo gỡ nút thắt trong bàn giao tài sản giữa chủ tài sản và người trúng đấu giá.
+Hạn chế tối đa người tham gia mua tài sản: Thực tế, có nhiều người có nhu cầu, nguyện vọng mua tài sản đấu giá trong THADS. Tuy nhiên, do ngại rủi ro, không biết lúc nào lấy được tài sản, dẫn đến hoang mang, không muốn mua tài sản bán đấu giá liên quan đến THADS;
+ Các cơ quan THADS, chấp hành viên, các cơ quan có liên quan khó có thể thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, thì:
“3. Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành. Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.
4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác. Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng”. Với quy định như trên và với việc người phải thi hành án hoặc người thân của họ đang quản lý tài sản thì hầu như không thể thực hiện được đúng thời hạn.
Ba là, thực hiện quy định về miễn, giảm thi hành án
Điều 61 Luật THADS năm 2014, quy định:
“1. Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án khi có một trong các điều kiện sau đây:
a) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án;
b) Hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng.
…”
Theo quy định vừa nêu, đối với người được xét miễn nghĩa vụ thi hành án theo khoản 1 phải là người không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc là không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước:“Các khoản thu, nộp cho ngân sách nhà nước thuộc diện được xét miễn, giảm thi hành án gồm tiền phạt, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án, tịch thu sung quỹ nhà nước, các khoản thu, nộp khác cho ngân sách nhà nước được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; lãi chậm thi hành án đối với khoản được miễn, giảm (nếu có).”
Thực tiễn hiện nay nhiều bản án tuyên phần lãi suất chậm thi hành án đối với người phải thi hành án. Trong khi đó người phải thi hành án thuộc diện được xét miễn, giảm các khoản thu, nộp ngân sách nhà nước là người không tài sản hoặc là người không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Mặt khác, điều kiện về thời gian được xét miễn tối thiểu là 05 năm đối với khoản tiền dưới 2.000.000 đồng. Như vậy sau 05 năm khoản tiền lãi chậm thi hành án của khoản tiền phải thu nộp ngân sách không phải là nhỏ. Nếu cộng thêm khoản tiền lãi này vào khoản phải thi hành án thì lớn hơn 2.000.000 đồng, với số tiền trên 2.000.000 đồng thì điều kiện về thời gian để được xét miễn lại là 10 năm, và sau 10 năm khoản tiền lãi cộng vào sẽ là trên 5.000.000 đồng, như vậy, sẽ không đủ điều kiện để được xét miễn thi hành án mà chỉ đủ điều kiện để xét giảm thi hành án.
Đối với trường hợp được xét miễn, giảm theo khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật THADS năm 2014, thì người được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án cũng phải là người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 nêu trên và phải thi hành được một phần nghĩa vụ. Người viết thấy rằng, quy định này rất khó thực thi vì rất nhiều vụ việc đủ điều kiện về thời gian nhưng người phải thi hành án không có khả năng thi hành dù khoản tiền rất nhỏ, gia đình người phải thi hành án thuộc hộ nghèo ở địa phương hoặc người phải thi hành án là người nước ngoài, không rõ địa chỉ…. Mặt khác, tại điểm a khoản 3 Điều 61 Luật THADS năm 2014 quy định về điều kiện tối thiểu để được xét giảm nghĩa vụ thi hành án là hết thời hạn 05 năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Như vậy, đối với trường hợp người phải thi hành đã đủ điều kiện về thời gian nhưng số tiền còn phải thi hành án từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng thì Luật THADS không quy định được giảm, và cũng không có văn bản hướng dẫn. Thực tế còn có những trường hợp đã đề nghị và được xét giảm đến dưới 10 triệu đồng phải dừng lại không được xét giảm tiếp mà phải đợi đủ thời gian 10 năm để xét miễn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 61.
Như vậy, sau 10 năm số tiền lãi của khoản tiền còn phải thi hành án nếu cộng vào thì số tiền phải thi hành án lại lớn hơn 10.000.000 đồng như vậy không đủ điều kiện để được xét miễn. Do đó việc xét miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản tiền còn phải thi hành từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 61 là rất khó có tính khả thi.
Bốn là, vấn đề kê biên, xử lý tài sản của hộ gia đình đang thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành án của thành viên hộ gia đình hiện nhiều địa phương đang gặp vướng mắc. Trong một số trường hợp có một hoặc một số thành viên trong hộ gia đình phải thi hành nghĩa vụ thanh toán theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng tài sản duy nhất của hộ gia đình đang thế chấp vay tiền tại Ngân hàng (các thành viên trong hộ gia đình đều ký đồng ý thế chấp), tài sản đủ điều kiện cưỡng chế kê biên theo Điều 90 Luật THADS năm 2014. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ cần phân chia tài sản chung của hộ gia đình trước để kê biên hay cần phải cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản theo Điều 90 Luật THADS để trả cho Ngân hàng trước rồi mới hướng dẫn đương sự phân chia số tiền còn lại để thi hành án.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS hiện hành, trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ việc có trích tiền thuê nhà cho người thứ ba đã dùng nhà ở duy nhất của mình để đảm bảo cho người phải thi hành án vay tài sản đã được Tòa án tuyên trong bản án, quyết định.
Theo tác giả, quy định nói trên nhằm đảm bảo quyền có chỗ ở hợp pháp, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại địa phương. Với nguyên tắc được quy định tại khoản 5 Điều 115, trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất để thi hành án, kể cả trường hợp tài sản là thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bên thứ ba bảo lãnh cho người phải thi hành án mà sau khi thanh toán họ không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên có thể áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS để trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm để họ tạo lập nơi ở mới.
Năm là, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014: “Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.”
Theo quy định này, nếu người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất không tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và không yêu cầu Tòa án giải quyết, đồng thời người được thi hành án cũng không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Châp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự, Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm: “Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.”
Trên thực tế, người phải thi hành án và các đồng sở hữu, sử dụng tài sản chung thì không bao giờ muốn khởi kiện, bởi vì họ không muốn tài sản của họ bị kê biên xử lý thi hành án. Bên cạnh đó, khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên phải tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ. Như vậy, việc kê biên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người không có nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cho việc kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá… cùng phát sinh những tranh chấp khác, trong đó có sự rủi ro mà Chấp hành viên là người phải gánh chịu hậu quả…
Để khắc phục những vướng mắc nêu trên, tác giả đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm ban hành hướng dẫn thống nhất về xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo hướng: Nếu người có nghĩa vụ và các đồng sở hữu tài sản chung có thỏa thuận xác định phân chia thì yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó, trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS yêu cầu Tòa án phân chia, khi có kết quả Chấp hành viên thực hiện theo quyết định của Tòa án.
Đối với tài sản chung không thể phân chia hoặc việc phân chia làm giảm giá trị tài sản thì Chấp hành viên được quyền kê biên toàn bộ tài sản chung, tiến hành thẩm định giá tài sản và lấy kết quả thẩm định giá này để xác định giá trị phần sở hữu, sử dụng tài sản cho các đồng sở hữu chung theo tỷ lệ phần bằng nhau. Trong quá trình Chấp hành viên tiến hành bán đấu giá, nếu không có người mua thì giảm giá và tiếp tục bán đấu giá (các đồng sở hữu cũng phải chịu theo tỷ lệ giảm giá bằng nhau), khi bán được tài sản thì chia theo tỷ lệ cho các đồng sở hữu chung; riêng phần sở hữu của người phải thi hành án phải trừ các chi phí cưỡng chế, thẩm định giá, bán đấu giá và chi phí hợp lý theo quy định pháp luật, số tiền còn lại chi trả cho người được thi hành án.
Một vướng mắc khác cũng phát sinh từ quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014, đó là, trong Điều luật không quy định chế tài bắt buộc người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất phải tự thỏa thuận phân chia tài sản chung, quyền sử dụng đất chung phải thi hành án hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết, vì vậy, khi họ không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì cũng không có biện pháp chế tài nào cả. Mặc khác, việc Chấp hành viên đang tổ chức thi hành án đã có văn bản yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất để thi hành án nhưng Tòa án cũng không thực hiện được vì vướng thủ tục tố tụng dân sự trong vụ kiện do không có người khởi kiện, người bị kiện …
Khi cơ quan THADS xác định người phải thi hành án có tài sản là tài sản chung cố tình chây ỳ không tự nguyện thi hành án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế. Nhưng để xác định đúng phần thuộc sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung thì phải do các đồng sở hữu chung thỏa thuận. Vì người phải thi hành án đã không tự nguyện nên việc tự thỏa thuận không thể đạt được, mà người đồng sở hữu chung (thường là vợ, chồng, anh, em trong gia đình) cũng không thực hiện việc khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án. Nếu các đồng sở hữu chung không khởi kiện thì đến người được thi hành án khởi kiện. Thực tế có trường hợp người được thi hành án không thực hiện quyền khởi kiện thì Chấp hành viên phải thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
Phạm Thị Hồng Đào
[1] Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
[2] http://baodauthau.vn/dau-gia/dau-gia-tai-san-thi-hanh-an-can-co-che-dac-thu-31259.html [cập nhật 25/8/2017]
Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (viết tắt Luật THADS năm 2014), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, Luật đã mở rộng, tạo điều kiện cho người được thi hành án không chỉ có quyền yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà còn có quyền được thông báo về thi hành án... Quy định này, cùng với quy định về quyền được ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quyền chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác và các quyền khác đã tạo điều kiện thiết thực cho đương sự có thêm cơ hội lựa chọn phương thức phù hợp để thi hành án, phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, Luật đã bổ sung người được thi hành án có quyền không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện; được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trong một số trường hợp khác. Quy định này được coi là một điểm mới rất tiến bộ, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người được thi hành án, giảm gánh nặng cho người được thi hành án, nhất là đối với những người được thi hành án già cả, neo đơn, ốm đau, nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, ở địa phương khác với người phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người được thi hành án trong việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đã được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng quy định về những quyền của người được thi hành án cho thấy đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, nhằm thống nhất áp dụng, cụ thể ở những nội dung sau:
Một là, quy định việc cung cấp thông tin về tài sản thi hành án của người có đơn yêu cầu thi hành án.
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 31 Luật THADS năm 2014, đơn yêu cầu phải có nội dung thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Quy định này không phù hợp với thực tế đời sống xã hội và gây khó khăn, trở ngại trong hoạt động thi hành án dân sự, bởi lẽ, người có đơn yêu cầu thi hành án bắt buộc phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trên thực tế, việc người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, xác định người phải thi hành án có tài sản để thi hành án hay không là rất khó khăn, họ khó có thể tự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án mà thường yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hoặc nếu có xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì kết quả xác minh đó chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan.
Xác minh điều kiện thi hành án, thực tế cho thấy, ngay cả cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện việc xác minh còn gặp rất nhiều khó khăn, bị cản trở, huống gì người được thi hành án!. Ngoại trừ quy định tại điểm b, điểm c khoản 6 Điều 44 Luật THADS năm 2014, tác giả chưa tìm thấy văn bản pháp luật nào qui định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án phải cung cấp thông tin cho người được thi hành án khi họ yêu cầu. Bởi theo quy định bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tại khoản 3 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng (Luật các TCTD) năm 2010, quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm: “Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;”
Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng không chỉ là các cam kết các tổ chức hoạt động ngân hàng với tư cách là một bên trong quan hệ giao dịch cam kết giữ bí mật thông tin của khách hàng. Các cam kết này được công bố trong chính sách bảo mật thông tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng hay là các thỏa thuận của các tổ chức hoạt động ngân hàng và khách hàng, khách hàng có thể thỏa thuận với các tổ chức hoạt động ngân hàng về nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin của mình mà nghĩa vụ này còn được ghi nhận trong Điều 21 [1] Hiến Pháp năm 2013.
Nhằm thực hiện quy định về đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng trong hoạt động ngân hàng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 (Luật NHNN 2010), Luật các TCTD 2010, Nghị định 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng (Nghị định 70/2000/NĐ-CP);…Theo quy định của các văn bản pháp lý trên, nghĩa vụ đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng được thể hiện như sau:
Điều 10 Luật các TCTD 2010 quy định: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNg) phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, CNNHNg. TCTD, CNNHNg không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại TCTD, CNNHNg cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Khoản 3 Điều 14 của Luật này còn quy định: TCTD, CNNHNg có trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng
Tại Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP, quy định về cung cấp thông tin, như sau:
“Tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng chỉ được cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng trong các trường hợp sau :
1. Theo yêu cầu của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
3. Theo yêu cầu bằng văn bản của Tổng Giám đốc tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/ 9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, văn bản yêu cầu tổ chức cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải do những người có thẩm quyền sau đây ký:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Thẩm phán Toà án nhân dân thực hiện theo quy định tại các văn bản do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự, Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu trở lên;
c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng các Cục nghiệp vụ Bộ Công an; Giám đốc, Phó Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp Bộ, cơ quan điều tra của công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam cấp quân khu trở lên;
d) Chấp hành viên hoặc Thủ trưởng các cơ quan thi hành án các cấp được giao thi hành các bản án theo quyết định của Toà án các cấp;
đ) Tổng Thanh tra Nhà nước, Phó Tổng Thanh tra Nhà nước, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc các tổ chức thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra được thành lập theo quy định của pháp luật về thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên.”
Tuy nhiên, hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên quan đến thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của TCTD, CNNHNg như: Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Phá sản năm 2014;… mà theo đó, không ít cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cũng có nhu cầu được cung cấp thông tin như: Cơ quan hải quan (Tổng Cục hải quan, Cục hải quan, Chi Cục hải quan); Cơ quan quản lý thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) để phục vụ công tác cưỡng chế thuế (điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14/7/2010 của Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức tính dụng); Cục Quản lý cạnh tranh, Cục chống cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương ( khoản 10 Điều 2 Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan khác của Công an; Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định tại: Khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; khoản 3 Điều 10 và điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; khoản 1 Điều 34, Điều 88, khoản 2 Điều 236, khoản 2 Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phá sản năm 2014; NHNN, Chủ tịch UBND các cấp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, văn phòng luật sư…
Ngoài ra, Nghị định 70/2000/NĐ-CP chưa quy định điều chỉnh đối với trường hợp khách hàng là người mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết, do vậy, khách hàng không được bảo vệ quyền lợi khi phát sinh các rủi ro từ phía khách hàng. Vì vậy, việc liệt kê các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền được quyền yêu cầu TCTD cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng như quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP là chưa đầy đủ và chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Vì thế, nếu người được thi hành án chỉ dựa vào các qui định của pháp luật THADS thì chưa đủ căn cứ để phía nhận được yêu cầu cung cấp thông tin. Hơn nữa, tài sản, tài khoản, nguồn thu nhập là bí mật thông tin của cá nhân được pháp luật bảo vệ, không thể tùy tiện cung cấp, chỉ được phép cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án, từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án, mà không có cơ sở để xử lý trong những trường hợp này.
Thực tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án chưa ai bị xử lý. Nếu bị xử lý thì cơ quan nào có thẩm quyền xử lý, chế tài xử lý ra sao? Chưa có văn bản nào qui định cụ thể.
Đối tượng xác minh là điều kiện thi hành án (tài sản, nguồn thu nhập,...) của người phải thi hành án. Để trở thành người được thi hành án, trước đó (đối với các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình,...) trong quan hệ dân sự giữa hai bên (người được thi hành án và người phải thi hành án) không thể tự giải quyết được với nhau, mới đưa nhau ra Tòa giải quyết. Phần dân sự trong các vụ án hình sự, trước đó họ đã không thể thỏa thuận được, mới đưa ra Tòa án xét xử. Đương nhiên mâu thuẫn giữa họ không thể dung hòa, vậy, người được thi hành án có đủ bản lĩnh đến nhà người phải thi hành án để xác minh?
Vì vậy Điều luật đưa ra nội dung này mang tính hình thức, thiếu tính khả thi trên thực tế.
Hai là, quy định về bảo quản tài sản thi hành án
Điều 58 của Luật THADS hiện hành quy định về bảo quản tài sản thi hành án:
“1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;
b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.
3. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…”.
Với việc giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản thì về nguyên tắc có những ưu điểm, như: Thuận lợi trong việc bảo quản, trông coi, khai thác lợi ích từ tài sản; việc kê biên tài sản sẽ ít gặp phải sự chống đối của người có tài sản vì tâm lý chưa bị mất ngay tài sản; có thêm thời gian để các cơ quan chức năng tìm kiếm chỗ ở cho người có tài sản... Tuy nhiên, thực tế có thể coi đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến khó khăn, phức tạp cho quá trình bán đấu giá tài sản trong THADS, cụ thể:
+Làm cho việc bán đấu giá không phản ánh trung thực giá trị của tài sản đưa ra bán đấu giá vì: Do người bán đấu giá đang quản lý tài sản, trong khi đó họ đang mang tâm lý bị ép buộc, cưỡng chế, nên thường chây ì, cố tình gây khó khăn, cản trở, không tạo điều kiện cho người có nhu cầu mua tài sản, xem tài sản, chưa kể họ còn tìm cách thông tin không đúng sự thật về tài sản, làm cho người có nhu cầu mua không muốn mua hoặc nếu mua thì không trả giá đúng với giá trị thực của tài sản. Có trường hợp, tuy xác định giá trị thực của tài sản, nhưng vì người có tài sản đang quản lý, nên không biết khi nào có thể cưỡng chế được họ ra khỏi nhà để nhận được tài sản nên việc tính toán, khấu trừ là không dễ dàng;
+ Một vụ việc nhưng có thể bị cưỡng chế đến hai lần: Trên thực tế, hầu hết các vụ việc khi kê biên, bán đấu giá đã phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, trong đó nhiều trường hợp đã phải huy động lực lượng. Đến khi tổ chức bán đấu giá thành lại một lần nữa phải cưỡng chế giao nhà, khi đó sẽ phải dùng lực lượng lớn. Như vậy, vừa gây ra tốn kém, mất thời gian, dễ bị tổn thương. Chưa kể với quy định này tạo ra tâm lý của người phải thi hành án đó là tìm mọi cách để khiếu nại, tố cáo, cầu cứu, gây khó khăn trở ngại cho quá trình thi hành án. Mặc dù giá trị của các tài sản thi hành án được định giá có thể rẻ hơn giá thị trường khi thực hiện bán đấu giá, nhưng loại tài sản này trên thực tế vẫn chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của tổ chức đấu giá cũng như người mua. Một trong nhiều nguyên nhân là những rắc rối trong quá trình chuyển giao từ chủ tài sản sang người trúng đấu giá.
Mới đây, Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt đã gửi đơn “kêu cứu” tới Văn phòng Chính phủ về việc doanh nghiệp này trúng đấu giá tài sản thi hành án là lô đất tại địa chỉ số 357 Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt từ tháng 2/2009 với số tiền trên 37 tỷ đồng, nhưng sau hơn 7 năm, tài sản vẫn chưa được bàn giao. Hiện tài sản này đang phải chờ kết quả xét xử của Tòa án đối với Chấp hành viên đã có những sai phạm trong việc tổ chức thi hành vụ việc trước rồi mới thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt [2].
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp dù đã bán đấu giá tài sản thi hành án thành công nhưng bản thân người sở hữu tài sản trước đó vẫn còn ở đó, không chịu bàn giao, thậm chí phải tiến hành cưỡng chế để thu hồi tài sản, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong việc bàn giao, dẫn tới tâm lý người mua rất e ngại! Nên chăng, cần có những quy định riêng, đặc thù cho việc bán đấu giá tài sản trong THADS. Bởi, từ những quy định về trình tự, thủ tục THADS, tính đặc thù của việc chuyển giao tài sản,...Do đó, không nên có quy định chung thủ tục bán đấu giá cưỡng bức như trong Luật THADS năm 2014 với việc bán đấu giá tài sản tự nguyện như tài sản thông thường khác, bởi, vấn đề mấu chốt trong đấu giá tài sản thi hành án là cần tháo gỡ nút thắt trong bàn giao tài sản giữa chủ tài sản và người trúng đấu giá.
+Hạn chế tối đa người tham gia mua tài sản: Thực tế, có nhiều người có nhu cầu, nguyện vọng mua tài sản đấu giá trong THADS. Tuy nhiên, do ngại rủi ro, không biết lúc nào lấy được tài sản, dẫn đến hoang mang, không muốn mua tài sản bán đấu giá liên quan đến THADS;
+ Các cơ quan THADS, chấp hành viên, các cơ quan có liên quan khó có thể thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, thì:
“3. Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành. Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.
4. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác. Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng”. Với quy định như trên và với việc người phải thi hành án hoặc người thân của họ đang quản lý tài sản thì hầu như không thể thực hiện được đúng thời hạn.
Ba là, thực hiện quy định về miễn, giảm thi hành án
Điều 61 Luật THADS năm 2014, quy định:
“1. Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án khi có một trong các điều kiện sau đây:
a) Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án;
b) Hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần năm số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng.
…”
Theo quy định vừa nêu, đối với người được xét miễn nghĩa vụ thi hành án theo khoản 1 phải là người không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc là không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước:“Các khoản thu, nộp cho ngân sách nhà nước thuộc diện được xét miễn, giảm thi hành án gồm tiền phạt, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án, tịch thu sung quỹ nhà nước, các khoản thu, nộp khác cho ngân sách nhà nước được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; lãi chậm thi hành án đối với khoản được miễn, giảm (nếu có).”
Thực tiễn hiện nay nhiều bản án tuyên phần lãi suất chậm thi hành án đối với người phải thi hành án. Trong khi đó người phải thi hành án thuộc diện được xét miễn, giảm các khoản thu, nộp ngân sách nhà nước là người không tài sản hoặc là người không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Mặt khác, điều kiện về thời gian được xét miễn tối thiểu là 05 năm đối với khoản tiền dưới 2.000.000 đồng. Như vậy sau 05 năm khoản tiền lãi chậm thi hành án của khoản tiền phải thu nộp ngân sách không phải là nhỏ. Nếu cộng thêm khoản tiền lãi này vào khoản phải thi hành án thì lớn hơn 2.000.000 đồng, với số tiền trên 2.000.000 đồng thì điều kiện về thời gian để được xét miễn lại là 10 năm, và sau 10 năm khoản tiền lãi cộng vào sẽ là trên 5.000.000 đồng, như vậy, sẽ không đủ điều kiện để được xét miễn thi hành án mà chỉ đủ điều kiện để xét giảm thi hành án.
Đối với trường hợp được xét miễn, giảm theo khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật THADS năm 2014, thì người được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án cũng phải là người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 nêu trên và phải thi hành được một phần nghĩa vụ. Người viết thấy rằng, quy định này rất khó thực thi vì rất nhiều vụ việc đủ điều kiện về thời gian nhưng người phải thi hành án không có khả năng thi hành dù khoản tiền rất nhỏ, gia đình người phải thi hành án thuộc hộ nghèo ở địa phương hoặc người phải thi hành án là người nước ngoài, không rõ địa chỉ…. Mặt khác, tại điểm a khoản 3 Điều 61 Luật THADS năm 2014 quy định về điều kiện tối thiểu để được xét giảm nghĩa vụ thi hành án là hết thời hạn 05 năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Như vậy, đối với trường hợp người phải thi hành đã đủ điều kiện về thời gian nhưng số tiền còn phải thi hành án từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng thì Luật THADS không quy định được giảm, và cũng không có văn bản hướng dẫn. Thực tế còn có những trường hợp đã đề nghị và được xét giảm đến dưới 10 triệu đồng phải dừng lại không được xét giảm tiếp mà phải đợi đủ thời gian 10 năm để xét miễn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 61.
Như vậy, sau 10 năm số tiền lãi của khoản tiền còn phải thi hành án nếu cộng vào thì số tiền phải thi hành án lại lớn hơn 10.000.000 đồng như vậy không đủ điều kiện để được xét miễn. Do đó việc xét miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản tiền còn phải thi hành từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 61 là rất khó có tính khả thi.
Bốn là, vấn đề kê biên, xử lý tài sản của hộ gia đình đang thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành án của thành viên hộ gia đình hiện nhiều địa phương đang gặp vướng mắc. Trong một số trường hợp có một hoặc một số thành viên trong hộ gia đình phải thi hành nghĩa vụ thanh toán theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng tài sản duy nhất của hộ gia đình đang thế chấp vay tiền tại Ngân hàng (các thành viên trong hộ gia đình đều ký đồng ý thế chấp), tài sản đủ điều kiện cưỡng chế kê biên theo Điều 90 Luật THADS năm 2014. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ cần phân chia tài sản chung của hộ gia đình trước để kê biên hay cần phải cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản theo Điều 90 Luật THADS để trả cho Ngân hàng trước rồi mới hướng dẫn đương sự phân chia số tiền còn lại để thi hành án.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS hiện hành, trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ việc có trích tiền thuê nhà cho người thứ ba đã dùng nhà ở duy nhất của mình để đảm bảo cho người phải thi hành án vay tài sản đã được Tòa án tuyên trong bản án, quyết định.
Theo tác giả, quy định nói trên nhằm đảm bảo quyền có chỗ ở hợp pháp, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại địa phương. Với nguyên tắc được quy định tại khoản 5 Điều 115, trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất để thi hành án, kể cả trường hợp tài sản là thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bên thứ ba bảo lãnh cho người phải thi hành án mà sau khi thanh toán họ không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên có thể áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS để trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm để họ tạo lập nơi ở mới.
Năm là, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014: “Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.”
Theo quy định này, nếu người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất không tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và không yêu cầu Tòa án giải quyết, đồng thời người được thi hành án cũng không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Châp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự, Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm: “Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.”
Trên thực tế, người phải thi hành án và các đồng sở hữu, sử dụng tài sản chung thì không bao giờ muốn khởi kiện, bởi vì họ không muốn tài sản của họ bị kê biên xử lý thi hành án. Bên cạnh đó, khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên phải tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ. Như vậy, việc kê biên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người không có nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cho việc kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá… cùng phát sinh những tranh chấp khác, trong đó có sự rủi ro mà Chấp hành viên là người phải gánh chịu hậu quả…
Để khắc phục những vướng mắc nêu trên, tác giả đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm ban hành hướng dẫn thống nhất về xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo hướng: Nếu người có nghĩa vụ và các đồng sở hữu tài sản chung có thỏa thuận xác định phân chia thì yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó, trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS yêu cầu Tòa án phân chia, khi có kết quả Chấp hành viên thực hiện theo quyết định của Tòa án.
Đối với tài sản chung không thể phân chia hoặc việc phân chia làm giảm giá trị tài sản thì Chấp hành viên được quyền kê biên toàn bộ tài sản chung, tiến hành thẩm định giá tài sản và lấy kết quả thẩm định giá này để xác định giá trị phần sở hữu, sử dụng tài sản cho các đồng sở hữu chung theo tỷ lệ phần bằng nhau. Trong quá trình Chấp hành viên tiến hành bán đấu giá, nếu không có người mua thì giảm giá và tiếp tục bán đấu giá (các đồng sở hữu cũng phải chịu theo tỷ lệ giảm giá bằng nhau), khi bán được tài sản thì chia theo tỷ lệ cho các đồng sở hữu chung; riêng phần sở hữu của người phải thi hành án phải trừ các chi phí cưỡng chế, thẩm định giá, bán đấu giá và chi phí hợp lý theo quy định pháp luật, số tiền còn lại chi trả cho người được thi hành án.
Một vướng mắc khác cũng phát sinh từ quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014, đó là, trong Điều luật không quy định chế tài bắt buộc người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất phải tự thỏa thuận phân chia tài sản chung, quyền sử dụng đất chung phải thi hành án hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết, vì vậy, khi họ không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì cũng không có biện pháp chế tài nào cả. Mặc khác, việc Chấp hành viên đang tổ chức thi hành án đã có văn bản yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất để thi hành án nhưng Tòa án cũng không thực hiện được vì vướng thủ tục tố tụng dân sự trong vụ kiện do không có người khởi kiện, người bị kiện …
Khi cơ quan THADS xác định người phải thi hành án có tài sản là tài sản chung cố tình chây ỳ không tự nguyện thi hành án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế. Nhưng để xác định đúng phần thuộc sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung thì phải do các đồng sở hữu chung thỏa thuận. Vì người phải thi hành án đã không tự nguyện nên việc tự thỏa thuận không thể đạt được, mà người đồng sở hữu chung (thường là vợ, chồng, anh, em trong gia đình) cũng không thực hiện việc khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án. Nếu các đồng sở hữu chung không khởi kiện thì đến người được thi hành án khởi kiện. Thực tế có trường hợp người được thi hành án không thực hiện quyền khởi kiện thì Chấp hành viên phải thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
Phạm Thị Hồng Đào
[1] Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.