26/06/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Quy định về giám định tư pháp và kiến nghị hoàn thiệnGiám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật[1]. Việc giám định không chỉ nhằm xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, khung hình phạt được áp dụng mà còn còn liên quan đến nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cụ thể. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) đã quy định rõ ràng, đầy đủ về trình tự, thủ tục, thời hạn, các trường hợp phải tiến hành giám định…Tuy nhiên, qua thực tiễn cũng như nghiên cứu các quy định cho thấy vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện hoặc phải có hướng dẫn thể cụ liên quan đến công tác giám định đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật được thống nhất.
1. Quy định về giám định trong tố tụng hình sự
Theo từ điển tiếng việt thì “giám định” là “Việc xem xét và kết luận về một sự vật, hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định”[2]. Kết luận giám định được coi là nguồn của chứng cứ (điểm d khoản 1 Điều 87 BLTTHS) để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội mà trong một số vụ án cụ thể thì việc giám định là bắt buộc để xác định cấu thành tội phạm, khung hình phạt được áp dụng. Theo quy định của BLTTHS thì các chủ thể sau có quyền trưng cầu, đề nghị, yêu cầu giám định:
Cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu giám định gồm: Cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm Lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm Ngư; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Thẩm phán được phân công, giải quyết vụ án.
Người tham gia tố tụng có quyền đề nghị, yêu cầu giám định gồm: Bị can; bị cáo; bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Việc giám định được thực hiện từ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự khi xét thấy cần thiết hoặc đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 BLTTHS. Một trong những điểm mới của BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể thời hạn giám định đối với từng trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, thời hạn gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng được nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như gắn với trách nhiệm của người, cơ quan được trưng cầu giám định trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, để phù hợp với Luật giám định tư pháp, BLTTHS 2015 quy định đương sự, người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và nếu yêu cầu, đề nghị của họ không được chấp nhận thì có quyền tự mình yêu cầu giám định. Ngoài ra, quy định mới còn đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, bị hại người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định đó là trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định các chủ thể này (khoản 2 Điều 214 BLTTHS) đây là điểm khác biệt so với quy định trước đây khi họ phải có yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định mới phải thông báo (khoản 1 Điều 158 BLTTHS 2003).
2. Một số vướng mắc liên quan đến giám định và kiến nghị hoàn thiện
2.1. Trường hợp bắt buộc phải giám định
Một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 5 Điều 206 BLTTHS khi cần xác định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ và quy định về bảo quản vật chứng tại điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS thì vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách. Việc giám định các trường hợp này vô cùng quan trọng trong việc định tội danh, xác định khung hình phạt đối với một số tội phạm như: Các tội phạm về ma túy; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khi quân dụng, phương tiến kỹ thuật quân sự… Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đang có những quan điểm, cách hiểu khác nhau về việc giám định đối với vật chứng thu được thuộc một các trường hợp nêu trên. Chúng tôi xin lấy ví dụ tiền thu được là vật chứng thu được trong vụ án hình sự:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Mọi trường hợp khi vật chứng thu được là tiền thì phải tiến hành giám định ngay theo quy định tại Điều 90 BLTTHS do quy định vật chứng là “tiền” mà không bắt buộc phải là “tiền giả”. Nếu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thực hiện việc trưng cầu giám định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Chỉ trưng cầu giám định khi có căn cứ cho rằng đó là “tiền giả” thì mới thực hiện việc trưng cầu giám định. Bởi lẽ, điều 206 BLTHHS quy định bắt buộc trưng cầu giám định khi “cần” xác định đó là tiền giả.
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, vì không phải bất cứ trường hợp nào khi vật chứng thu giữ được là tiền các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải thực hiện việc trưng cầu giám định. Như vậy sẽ rất mất rất nhiều thời gian, chi phí giám định trong khi phần nhiều các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì đối tượng tác động của tội phạm là vật chất (chủ yếu là tiền) và tiền mà tội phạm có được (trực tiếp hoặc gián tiếp) sẽ là vật chứng trong vụ án hình sự nếu các cơ quan tiến hành tố tụng thu được khi giải quyết vụ án, cho nên việc quy định phải giám định vật chứng là tiền sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra, xử lý vụ án. Ví dụ trong vụ án Phan Sào Nam và đồng phạm bị xét vử về tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức game bài trên mạng internet bị đưa ra xét xử thời gian gần đây, cơ quan điều tra thu được hàng ngàn tỉ đồng đây là vật chứng trong vụ án, nếu thực hiện theo quy định tại Điều 90 BLTTHS thì sẽ rất mất thời gian vì số tiền là rất lớn và thực tế vụ án này, số tiền thu được cũng không phải tiến hành giám định vì không có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án tuy rằng đây là vật chứng. Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì chỉ bắt buộc giám định ngay đối với tiền khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có căn cứ để nghi ngờ đó là “tiền giả” trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án hoặc có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức…
Tương tự như vậy, có thể lấy thêm trường hợp vật chứng vụ án thu được là vũ khí quân dụng, bị can khai nhận khẩu súng có được là do đã trộm cắp của Sư đoàn X thuộc Bộ quốc phòng. Qua điều tra, xác minh thì đúng là đơn vị này đã mất khẩu súng trùng khớp số hiệu, thông số kỹ thuật trong giấy chứng nhận sử dụng súng, vị trí, thời gian, địa điểm mất trộm. Trong trường hợp này khẩu súng thuộc loại vũ khí quân dụng nhưng lại là vật chứng thì có phải tiến hành giám định theo điểm b khoản 1 điều 90 BLTTHS không? Rõ ràng là không cần thiết vì đã đủ căn cứ để xác định đó là vũ khí quân dụng được Cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định đối với đồ cổ, qua nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản pháp luật hiện hành không thấy có khái niệm, quy định thế nào là đồ cổ, trong khi đó Bộ luật hình sự 2015(được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có 07 tội danh quy định có hành vi liên quan đến di vật, cổ vật là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt tại các điều: 173, 176, 177, 178, 188, 189 và Điều 418. Như vậy, đồ cổ có đồng nghĩa với di vật, cổ vật hay không? Tại Luật di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) chỉ đưa ra khái niệm thể nào là di vật, cổ vật[3]. Như vậy, có bắt buộc phải giám định đối với di vật, cổ vật không? Trong khi đó việc xác định một vật là di vật, cổ vật phải do người, cơ quan có chuyên môn giám định, kết luận thì mới có cơ sở chứ không thể dựa trên nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng được. Do đó, chúng tôi thấy rằng cần phải quy định rõ ràng bằng cách thay thế từ “đổ cổ” bằng “di vật, cổ vật” vào khoản 5 Điều 206 BLTTHS mới đầy đủ ý nghĩa và cách hiểu nhất quán.
Từ những phân tích nêu trên, chúng thôi thấy rằng cần phải sửa đổi một phần điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS cho phù hợp với Điều 206 BLTTHS để có được cách hiểu thống nhất khi áp dụng pháp luật như sau: “ Khi cần xác định vật chứng là tiền giả, vàng, bạc kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, vũ khi quân dụng, chất ma túy thì phải được giám định ngay sau khi thu thập…”
2.2. Trường hợp từ chối hoặc thay đổi người giám định
Như đã phân tích ở trên thì việc giám định được thực hiện từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tại khoản 5 Điều 68 BLTTHS quy định 04 trường hợp người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, trong đó có trường hợp họ đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của của bị hại, đương sự hoặc của bị can bị cáo. Vấn đề ở chỗ, khi vụ án chưa được khởi tố mà cần phải đợi kết quả giám định làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can mà người giám định là người thân thích của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, hoặc người bị tạm giữ thì có thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi không. Vẫn biết, nếu người giám định cố tình kết luận gian dối, sai sự thật thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tương ứng tại các Điều 382, 383 của Bộ luật hình sự. Nhưng nếu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phát hiện ra thì có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm, hoặc trường hợp phát hiện ra muộn thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên không thể tiến hành thủ tục tái thẩm đối với trường hợp đã có Bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, theo chúng tôi nên nên bổ sung vào điểm a khoản 5 Điều 68 BLTTHS trường hợp người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi “ Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại điện, người thân thích của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc của người bị buộc tội”.
Phạm Văn Tuân
[1] Khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp
[2] Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng việt, tr.389 và tr.1071, NXB Đà Nẵng & Trung tâm từ điển tin học
[3] Xem điểm 5, 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật[1]. Việc giám định không chỉ nhằm xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, khung hình phạt được áp dụng mà còn còn liên quan đến nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cụ thể. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) đã quy định rõ ràng, đầy đủ về trình tự, thủ tục, thời hạn, các trường hợp phải tiến hành giám định…Tuy nhiên, qua thực tiễn cũng như nghiên cứu các quy định cho thấy vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện hoặc phải có hướng dẫn thể cụ liên quan đến công tác giám định đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật được thống nhất.
1. Quy định về giám định trong tố tụng hình sự
Theo từ điển tiếng việt thì “giám định” là “Việc xem xét và kết luận về một sự vật, hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định”[2]. Kết luận giám định được coi là nguồn của chứng cứ (điểm d khoản 1 Điều 87 BLTTHS) để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội mà trong một số vụ án cụ thể thì việc giám định là bắt buộc để xác định cấu thành tội phạm, khung hình phạt được áp dụng. Theo quy định của BLTTHS thì các chủ thể sau có quyền trưng cầu, đề nghị, yêu cầu giám định:
Cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu giám định gồm: Cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm Lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm Ngư; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Thẩm phán được phân công, giải quyết vụ án.
Người tham gia tố tụng có quyền đề nghị, yêu cầu giám định gồm: Bị can; bị cáo; bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Việc giám định được thực hiện từ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự khi xét thấy cần thiết hoặc đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 BLTTHS. Một trong những điểm mới của BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể thời hạn giám định đối với từng trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, thời hạn gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng được nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như gắn với trách nhiệm của người, cơ quan được trưng cầu giám định trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, để phù hợp với Luật giám định tư pháp, BLTTHS 2015 quy định đương sự, người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và nếu yêu cầu, đề nghị của họ không được chấp nhận thì có quyền tự mình yêu cầu giám định. Ngoài ra, quy định mới còn đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, bị hại người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định đó là trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định các chủ thể này (khoản 2 Điều 214 BLTTHS) đây là điểm khác biệt so với quy định trước đây khi họ phải có yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định mới phải thông báo (khoản 1 Điều 158 BLTTHS 2003).
2. Một số vướng mắc liên quan đến giám định và kiến nghị hoàn thiện
2.1. Trường hợp bắt buộc phải giám định
Một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 5 Điều 206 BLTTHS khi cần xác định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ và quy định về bảo quản vật chứng tại điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS thì vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách. Việc giám định các trường hợp này vô cùng quan trọng trong việc định tội danh, xác định khung hình phạt đối với một số tội phạm như: Các tội phạm về ma túy; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khi quân dụng, phương tiến kỹ thuật quân sự… Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đang có những quan điểm, cách hiểu khác nhau về việc giám định đối với vật chứng thu được thuộc một các trường hợp nêu trên. Chúng tôi xin lấy ví dụ tiền thu được là vật chứng thu được trong vụ án hình sự:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Mọi trường hợp khi vật chứng thu được là tiền thì phải tiến hành giám định ngay theo quy định tại Điều 90 BLTTHS do quy định vật chứng là “tiền” mà không bắt buộc phải là “tiền giả”. Nếu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thực hiện việc trưng cầu giám định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Chỉ trưng cầu giám định khi có căn cứ cho rằng đó là “tiền giả” thì mới thực hiện việc trưng cầu giám định. Bởi lẽ, điều 206 BLTHHS quy định bắt buộc trưng cầu giám định khi “cần” xác định đó là tiền giả.
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, vì không phải bất cứ trường hợp nào khi vật chứng thu giữ được là tiền các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải thực hiện việc trưng cầu giám định. Như vậy sẽ rất mất rất nhiều thời gian, chi phí giám định trong khi phần nhiều các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì đối tượng tác động của tội phạm là vật chất (chủ yếu là tiền) và tiền mà tội phạm có được (trực tiếp hoặc gián tiếp) sẽ là vật chứng trong vụ án hình sự nếu các cơ quan tiến hành tố tụng thu được khi giải quyết vụ án, cho nên việc quy định phải giám định vật chứng là tiền sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra, xử lý vụ án. Ví dụ trong vụ án Phan Sào Nam và đồng phạm bị xét vử về tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức game bài trên mạng internet bị đưa ra xét xử thời gian gần đây, cơ quan điều tra thu được hàng ngàn tỉ đồng đây là vật chứng trong vụ án, nếu thực hiện theo quy định tại Điều 90 BLTTHS thì sẽ rất mất thời gian vì số tiền là rất lớn và thực tế vụ án này, số tiền thu được cũng không phải tiến hành giám định vì không có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án tuy rằng đây là vật chứng. Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì chỉ bắt buộc giám định ngay đối với tiền khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có căn cứ để nghi ngờ đó là “tiền giả” trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án hoặc có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức…
Tương tự như vậy, có thể lấy thêm trường hợp vật chứng vụ án thu được là vũ khí quân dụng, bị can khai nhận khẩu súng có được là do đã trộm cắp của Sư đoàn X thuộc Bộ quốc phòng. Qua điều tra, xác minh thì đúng là đơn vị này đã mất khẩu súng trùng khớp số hiệu, thông số kỹ thuật trong giấy chứng nhận sử dụng súng, vị trí, thời gian, địa điểm mất trộm. Trong trường hợp này khẩu súng thuộc loại vũ khí quân dụng nhưng lại là vật chứng thì có phải tiến hành giám định theo điểm b khoản 1 điều 90 BLTTHS không? Rõ ràng là không cần thiết vì đã đủ căn cứ để xác định đó là vũ khí quân dụng được Cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định đối với đồ cổ, qua nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản pháp luật hiện hành không thấy có khái niệm, quy định thế nào là đồ cổ, trong khi đó Bộ luật hình sự 2015(được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có 07 tội danh quy định có hành vi liên quan đến di vật, cổ vật là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt tại các điều: 173, 176, 177, 178, 188, 189 và Điều 418. Như vậy, đồ cổ có đồng nghĩa với di vật, cổ vật hay không? Tại Luật di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) chỉ đưa ra khái niệm thể nào là di vật, cổ vật[3]. Như vậy, có bắt buộc phải giám định đối với di vật, cổ vật không? Trong khi đó việc xác định một vật là di vật, cổ vật phải do người, cơ quan có chuyên môn giám định, kết luận thì mới có cơ sở chứ không thể dựa trên nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng được. Do đó, chúng tôi thấy rằng cần phải quy định rõ ràng bằng cách thay thế từ “đổ cổ” bằng “di vật, cổ vật” vào khoản 5 Điều 206 BLTTHS mới đầy đủ ý nghĩa và cách hiểu nhất quán.
Từ những phân tích nêu trên, chúng thôi thấy rằng cần phải sửa đổi một phần điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS cho phù hợp với Điều 206 BLTTHS để có được cách hiểu thống nhất khi áp dụng pháp luật như sau: “ Khi cần xác định vật chứng là tiền giả, vàng, bạc kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, vũ khi quân dụng, chất ma túy thì phải được giám định ngay sau khi thu thập…”
2.2. Trường hợp từ chối hoặc thay đổi người giám định
Như đã phân tích ở trên thì việc giám định được thực hiện từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tại khoản 5 Điều 68 BLTTHS quy định 04 trường hợp người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, trong đó có trường hợp họ đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của của bị hại, đương sự hoặc của bị can bị cáo. Vấn đề ở chỗ, khi vụ án chưa được khởi tố mà cần phải đợi kết quả giám định làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can mà người giám định là người thân thích của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, hoặc người bị tạm giữ thì có thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi không. Vẫn biết, nếu người giám định cố tình kết luận gian dối, sai sự thật thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tương ứng tại các Điều 382, 383 của Bộ luật hình sự. Nhưng nếu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phát hiện ra thì có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm, hoặc trường hợp phát hiện ra muộn thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên không thể tiến hành thủ tục tái thẩm đối với trường hợp đã có Bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, theo chúng tôi nên nên bổ sung vào điểm a khoản 5 Điều 68 BLTTHS trường hợp người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi “ Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại điện, người thân thích của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc của người bị buộc tội”.
Phạm Văn Tuân
[1] Khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp
[2] Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng việt, tr.389 và tr.1071, NXB Đà Nẵng & Trung tâm từ điển tin học
[3] Xem điểm 5, 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)