04/04/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sảnNgày 03 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.Theo đó, Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định quy định một số hình thức xử phạt chính như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng.
Ngoài hình thức xử phạt chính như trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Nghị định cũng nêu rõ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Một số hình thức xử phạt cụ thể:
Đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện năng lực thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, Nghị định quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thông báo không đủ nội dung theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi của người phụ trách kỹ thuật của đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước cùng một thời điểm thực hiện từ 03 đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước hoặc từ 04 dự án lập quy hoạch tài nguyên nước trở lên.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực thông tin trong hồ sơ năng lực lập đề án, báo cáo trong thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép trong trường hợp lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian 12 tháng liên tục.
Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và khoản 14 Điều 7 của Nghị định này.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích theo quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí, tọa độ theo quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước theo quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước theo quy định trong giấy phép; Thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 của Nghị định này; Khai thác, sử dụng nước dưới đất với mực nước động lớn hơn mực nước động cho phép theo quy định.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực.
Đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi một trong các hành vi sau: Không thông báo kết quả trám lấp giếng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác theo quy định; Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước; Lắp đặt miệng ống giếng không đúng quy định; Sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không khắc phục sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác do hoạt động khai thác của mình gây ra; Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.
Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh; Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác nước dưới đất theo quy định.
Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.
Đối với hành vi vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây: Cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc đã cắm mốc nhưng không đây đủ số lượng mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản; Thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò có tổng diện tích vượt dưới 5% so với diện tích được phép thăm dò hoặc vượt dưới 01 ha; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép thăm dò dưới 01 m.
Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định này; Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ 5% đến dưới 10% so với diện tích được phép thăm dò hoặc vượt từ 01 ha đến dưới 02 ha; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép thăm dò từ 01 m đến dưới 02 m, cụ thể như sau: Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định này; Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ 10% trở lên đến dưới 100% so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò hoặc vượt từ 02 ha trở lên đến dưới 05 ha; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép thăm dò từ 02 m trở lên đến dưới 10 m, cụ thể như sau: Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định này; Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Nghị định này thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Ngày 03 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Theo đó, Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định quy định một số hình thức xử phạt chính như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng.
Ngoài hình thức xử phạt chính như trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Nghị định cũng nêu rõ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Một số hình thức xử phạt cụ thể:
Đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện năng lực thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, Nghị định quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thông báo không đủ nội dung theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi của người phụ trách kỹ thuật của đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước cùng một thời điểm thực hiện từ 03 đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước hoặc từ 04 dự án lập quy hoạch tài nguyên nước trở lên.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực thông tin trong hồ sơ năng lực lập đề án, báo cáo trong thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép trong trường hợp lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian 12 tháng liên tục.
Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và khoản 14 Điều 7 của Nghị định này.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích theo quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí, tọa độ theo quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước theo quy định trong giấy phép; Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước theo quy định trong giấy phép; Thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 của Nghị định này; Khai thác, sử dụng nước dưới đất với mực nước động lớn hơn mực nước động cho phép theo quy định.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực.
Đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi một trong các hành vi sau: Không thông báo kết quả trám lấp giếng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác theo quy định; Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước; Lắp đặt miệng ống giếng không đúng quy định; Sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không khắc phục sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác do hoạt động khai thác của mình gây ra; Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.
Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh; Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác nước dưới đất theo quy định.
Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.
Đối với hành vi vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây: Cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc đã cắm mốc nhưng không đây đủ số lượng mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản; Thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò có tổng diện tích vượt dưới 5% so với diện tích được phép thăm dò hoặc vượt dưới 01 ha; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép thăm dò dưới 01 m.
Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định này; Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ 5% đến dưới 10% so với diện tích được phép thăm dò hoặc vượt từ 01 ha đến dưới 02 ha; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép thăm dò từ 01 m đến dưới 02 m, cụ thể như sau: Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định này; Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới được phép thăm dò có tổng diện tích vượt từ 10% trở lên đến dưới 100% so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò hoặc vượt từ 02 ha trở lên đến dưới 05 ha; vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép thăm dò từ 02 m trở lên đến dưới 10 m, cụ thể như sau: Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định này; Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Nghị định này thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.