28/07/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Một số vấn đề đặt ra đối với công tác xuất bản theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của ĐảngHoạt động xuất bản ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đảng lãnh đạo công tác xuất bản không phải để hạn chế tự do và sức sáng tạo mà nhằm giúp xuất bản đi đúng hướng, hoàn thành tốt chức năng “là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận và tổ chức”[1], góp phần tích cực vào nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách con người Việt Nam.1. Xuất bản vừa là lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, vừa là ngành kinh tế - công nghệ có tính đặc thù
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, tại mỗi giai đoạn lịch sử, tương ứng với nhiệm vụ của Cách mạng và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng ta đều có những chỉ đạo kịp thời và phù hợp tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng tiếp tục dành sự quan tâm đến công tác xuất bản. Nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng của Đảng đã được ban hành, trong đó Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” là văn bản chỉ đạo có ý nghĩa to lớn, khẳng định rất rõ vị trí, vai trò và định hướng phát triển của hoạt động xuất bản. Theo đó, Chỉ thị nêu rõ: “Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc. Cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Việc Đảng ta tiếp tục khẳng định xuất bản là một lĩnh vực tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là một bộ phận văn hóa Việt Nam không phải là quan điểm mới mà là sự thể hiện tính nhất quán trong cách nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của xuất bản trong sự nghiệp Cách mạng. Nội dung của Chỉ thị đã cho thấy sự phát triển nhận thức và lý luận của Đảng về xuất bản, chỉ ra định hướng phát triển xuất bản trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xuất bản cần tiếp cận đầy đủ cả về thuộc tính tư tưởng, văn hóa lẫn bản chất kinh tế. Hoạt động xuất bản lấy kinh doanh là phương thức chủ yếu để thực hiện chức năng văn hoá và tư tưởng của mình và hoàn thành nhiệm vụ là một ngành kinh tế - công nghệ có tính đặc thù. Chính vì vậy, Chỉ thị khẳng định “cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là định hướng quan trọng, đúng đắn mà Đảng ta đã xác định để ngành xuất bản phát triển ổn định, vững chắc trong bối cảnh phải thực hiện hiệu quả, đồng thời chức năng tư tưởng - văn hóa (nhiệm vụ chính trị), với chức năng kinh tế (nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh).
2. Định hướng phát triển ngành xuất bản trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, với nhiều thành tựu nổi bật đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong nội dung xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đã xác định: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Gắn phát triển văn hoá với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hoá cho các thế hệ mai sau. Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá[2]. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”. Đồng thời, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Đây là nội dung quan trọng, vừa mang tính định hướng, vừa để khẳng định vai trò của hoạt động xuất bản trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa, qua đó giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tạo động lực to lớn cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành xuất bản nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
3.1. Đối với cơ quan quản lý về xuất bản
- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ “sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá”, do vậy Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với các Ban, Bộ, ngành có liên quan, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản sớm nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in và phát hành trên cơ sở đánh giá kỹ thực tiễn, luận giải và cụ thể hóa đầy đủ các yếu tố “tinh gọn”, “chất lượng” và “hiện đại hóa” trong công tác xuất bản. Theo đó, căn cứ theo từng lĩnh vực cụ thể để xây dựng quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới các nhà xuất bản theo hướng chuyên nghiệp hóa từng lĩnh vực; mỗi lĩnh vực cần tập trung vào số ít các nhà xuất bản chuyên ngành, có năng lực thực sự chuyên sâu, đã khẳng định được vị thế, uy tín trong thực tiễn hoạt động xuất bản và trong đời sống xã hội thời gian qua để tạo lập đầy đủ cơ chế, chính sách đặc thù, cũng như tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thành hệ thống các nhà xuất bản mạnh, trọng điểm, mang sứ mệnh “dẫn dắt” của Đảng, Nhà nước ta.
- Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, trong thời gian tới, trên cơ sở Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm rà soát, hoàn thiện thể chế, từng bước cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác xuất bản, ví dụ như: Qua rà soát cho thấy, Luật Xuất bản năm 2012 rất cần được nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục một số chính sách không khả thi, chậm đi vào cuộc sống, đồng thời bổ sung những chính sách mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác xuất bản giai đoạn hiện nay.
- Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả, toàn diện nội dung Thông báo số 19-TB/TW ngày 29/12/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, cũng như thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị. Theo đó, việc nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của đất nước; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động xuất bản, in, phát hành. Tập trung công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vi phạm về bản quyền trong hoạt động xuất bản để tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị xuất bản, in, phát hành trong phạm vi cả nước.
3.2. Đối với các nhà xuất bản
- Cần tập trung nghiên cứu, xác định đề tài và xuất bản các xuất bản phẩm để phục vụ: (1) Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về các vấn đề trọng yếu, liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII - nhiệm kỳ bản lề để toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn đấu để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045 Xuất bản phẩm kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; (2) Phục vụ công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; (3) Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch; các xuất bản phẩm phục vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; (4) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...
- Chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng biên tập và hiệu xuất phát hành xuất bản phẩm ; tăng cường công tác quản lý, quản trị nội bộ; kiểm soát chặt chẽ quy trình xuất bản, quy trình liên kết xuất bản; thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về bản quyền trong hoạt động xuất bản để bảo đảm xuất bản các xuất bản phẩm đúng với tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng nhà xuất bản, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, nội dung của từng xuất bản phẩm.
- Chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất bản, phát hành nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với việc đầu tư, phát triển mảng xuất bản điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành, hoạt động chuyên môn của đơn vị.
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết số 19-NQ/TW về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập” theo hướng cơ cấu, tinh gọn tổ chức bộ máy, tăng cường tính chuyên nghiệp, chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, sự tham gia giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội tại các nhà xuất bản để tập trung làm tốt công tác cán bộ, xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ biên tập viên, cán bộ chế bản, cán bộ phát hành và các vị trí việc làm chuyên môn khác phải thực sự vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Hồ Quang Huy - Nguyễn Việt Anh
[1] Báo cáo chuyên đề của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản.
[2]Tính đến hết năm 2020, cả nước có 59 nhà xuất bản, trong đó có 16 nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và 43 đơn vị sự nghiệp công lập. Về doanh thu, tính đến hết năm 2020, chỉ có 20 nhà xuất bản đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm (chiếm 33% các nhà xuất bản); tình trạng một số đơn vị hoạt động yếu kém và xuất bản phẩm vi phạm về nội dung chưa được khắc phục triệt để, tính chất, mức độ vi phạm có biểu hiện nghiêm trọng hơn. Khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần không bị đẩy lùi mà tiếp tục có những biểu hiện mới, phức tạp… (Nguồn: Tình hình công tác báo chí, xuất bản thời gian qua; một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới/ Ban tuyên giáo Trung ương, tháng 7/2021).
Hoạt động xuất bản ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đảng lãnh đạo công tác xuất bản không phải để hạn chế tự do và sức sáng tạo mà nhằm giúp xuất bản đi đúng hướng, hoàn thành tốt chức năng “là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận và tổ chức”[1], góp phần tích cực vào nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách con người Việt Nam.
1. Xuất bản vừa là lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, vừa là ngành kinh tế - công nghệ có tính đặc thù
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, tại mỗi giai đoạn lịch sử, tương ứng với nhiệm vụ của Cách mạng và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng ta đều có những chỉ đạo kịp thời và phù hợp tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng tiếp tục dành sự quan tâm đến công tác xuất bản. Nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng của Đảng đã được ban hành, trong đó Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” là văn bản chỉ đạo có ý nghĩa to lớn, khẳng định rất rõ vị trí, vai trò và định hướng phát triển của hoạt động xuất bản. Theo đó, Chỉ thị nêu rõ: “Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc. Cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Việc Đảng ta tiếp tục khẳng định xuất bản là một lĩnh vực tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là một bộ phận văn hóa Việt Nam không phải là quan điểm mới mà là sự thể hiện tính nhất quán trong cách nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của xuất bản trong sự nghiệp Cách mạng. Nội dung của Chỉ thị đã cho thấy sự phát triển nhận thức và lý luận của Đảng về xuất bản, chỉ ra định hướng phát triển xuất bản trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xuất bản cần tiếp cận đầy đủ cả về thuộc tính tư tưởng, văn hóa lẫn bản chất kinh tế. Hoạt động xuất bản lấy kinh doanh là phương thức chủ yếu để thực hiện chức năng văn hoá và tư tưởng của mình và hoàn thành nhiệm vụ là một ngành kinh tế - công nghệ có tính đặc thù. Chính vì vậy, Chỉ thị khẳng định “cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là định hướng quan trọng, đúng đắn mà Đảng ta đã xác định để ngành xuất bản phát triển ổn định, vững chắc trong bối cảnh phải thực hiện hiệu quả, đồng thời chức năng tư tưởng - văn hóa (nhiệm vụ chính trị), với chức năng kinh tế (nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh).
2. Định hướng phát triển ngành xuất bản trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, với nhiều thành tựu nổi bật đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong nội dung xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đã xác định: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Gắn phát triển văn hoá với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hoá cho các thế hệ mai sau. Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá[2]. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”. Đồng thời, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Đây là nội dung quan trọng, vừa mang tính định hướng, vừa để khẳng định vai trò của hoạt động xuất bản trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa, qua đó giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tạo động lực to lớn cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành xuất bản nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
3.1. Đối với cơ quan quản lý về xuất bản
- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ “sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá”, do vậy Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với các Ban, Bộ, ngành có liên quan, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản sớm nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in và phát hành trên cơ sở đánh giá kỹ thực tiễn, luận giải và cụ thể hóa đầy đủ các yếu tố “tinh gọn”, “chất lượng” và “hiện đại hóa” trong công tác xuất bản. Theo đó, căn cứ theo từng lĩnh vực cụ thể để xây dựng quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới các nhà xuất bản theo hướng chuyên nghiệp hóa từng lĩnh vực; mỗi lĩnh vực cần tập trung vào số ít các nhà xuất bản chuyên ngành, có năng lực thực sự chuyên sâu, đã khẳng định được vị thế, uy tín trong thực tiễn hoạt động xuất bản và trong đời sống xã hội thời gian qua để tạo lập đầy đủ cơ chế, chính sách đặc thù, cũng như tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thành hệ thống các nhà xuất bản mạnh, trọng điểm, mang sứ mệnh “dẫn dắt” của Đảng, Nhà nước ta.
- Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, trong thời gian tới, trên cơ sở Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm rà soát, hoàn thiện thể chế, từng bước cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác xuất bản, ví dụ như: Qua rà soát cho thấy, Luật Xuất bản năm 2012 rất cần được nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục một số chính sách không khả thi, chậm đi vào cuộc sống, đồng thời bổ sung những chính sách mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác xuất bản giai đoạn hiện nay.
- Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả, toàn diện nội dung Thông báo số 19-TB/TW ngày 29/12/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, cũng như thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị. Theo đó, việc nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của đất nước; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động xuất bản, in, phát hành. Tập trung công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vi phạm về bản quyền trong hoạt động xuất bản để tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị xuất bản, in, phát hành trong phạm vi cả nước.
3.2. Đối với các nhà xuất bản
- Cần tập trung nghiên cứu, xác định đề tài và xuất bản các xuất bản phẩm để phục vụ: (1) Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về các vấn đề trọng yếu, liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII - nhiệm kỳ bản lề để toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn đấu để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045 Xuất bản phẩm kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; (2) Phục vụ công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; (3) Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch; các xuất bản phẩm phục vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; (4) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...
- Chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng biên tập và hiệu xuất phát hành xuất bản phẩm ; tăng cường công tác quản lý, quản trị nội bộ; kiểm soát chặt chẽ quy trình xuất bản, quy trình liên kết xuất bản; thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về bản quyền trong hoạt động xuất bản để bảo đảm xuất bản các xuất bản phẩm đúng với tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng nhà xuất bản, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, nội dung của từng xuất bản phẩm.
- Chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất bản, phát hành nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với việc đầu tư, phát triển mảng xuất bản điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành, hoạt động chuyên môn của đơn vị.
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nghị quyết số 19-NQ/TW về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập” theo hướng cơ cấu, tinh gọn tổ chức bộ máy, tăng cường tính chuyên nghiệp, chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, sự tham gia giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội tại các nhà xuất bản để tập trung làm tốt công tác cán bộ, xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ biên tập viên, cán bộ chế bản, cán bộ phát hành và các vị trí việc làm chuyên môn khác phải thực sự vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Hồ Quang Huy - Nguyễn Việt Anh
[1] Báo cáo chuyên đề của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản.
[2]Tính đến hết năm 2020, cả nước có 59 nhà xuất bản, trong đó có 16 nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và 43 đơn vị sự nghiệp công lập. Về doanh thu, tính đến hết năm 2020, chỉ có 20 nhà xuất bản đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm (chiếm 33% các nhà xuất bản); tình trạng một số đơn vị hoạt động yếu kém và xuất bản phẩm vi phạm về nội dung chưa được khắc phục triệt để, tính chất, mức độ vi phạm có biểu hiện nghiêm trọng hơn. Khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần không bị đẩy lùi mà tiếp tục có những biểu hiện mới, phức tạp… (Nguồn: Tình hình công tác báo chí, xuất bản thời gian qua; một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới/ Ban tuyên giáo Trung ương, tháng 7/2021).