23/12/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Mối quan hệ của giáo dục pháp luật với vấn đề đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động1. Đảm bảo quyền được giáo dục pháp luật của người lao động
Điều 2 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định “công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật”. Có thể nói đây là một điểm tiến bộ về tư duy, quan điểm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) khi tiếp cận PBGDPL theo góc độ tương tác hai chiều giữa nhà nước và người dân. Người dân không chỉ thụ hưởng giáo dục pháp luật (GDPL) một cách thụ động từ trên xuống, chờ đợi nhà nước thực hiện GDPL mà cần có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Trách nhiệm chủ động tìm hiểu pháp luật sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác GDPL xuyên suốt cả quá trình một cách tích cực. Luật quy định Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật. Bên cạnh Luật PBGDPL năm 2012, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã quy định “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Việc tiếp cận pháp luật, quyền được thụ hưởng GDPL của người dân đã có cơ sở pháp lý đầy đủ. Trên cơ sở đó, Người lao động (NLĐ) cần được GDPL về các quy định pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân; các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống, môi trường làm việc của NLĐ. GDPL cho NLĐ cần có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện nội dung GDPL, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của NLĐ. Qua giáo dục các quy định pháp luật đó, cần đảm bảo để NLĐ biết sử dụng quy định pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Biết quyền, nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động (QHLĐ) giữa NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ), công đoàn.
2. Đảm bảo sự hài hòa về lợi ích, quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn
Giáo dục pháp luật không chỉ dành cho NLĐ, cần GDPL cho NLĐ, cán bộ công đoàn. GDPL đảm bảo sự hài hòa về lợi ích, quyền, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ, công đoàn. GDPL đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong mối QHLĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi GDPL cho NLĐ chỉ hiệu quả khi đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng GDPL trong QHLĐ. NLĐ cần biết NSDLĐ có quyền, nghĩa vụ gì để không vi phạm quyền của họ, tôn trọng quyền của họ, biết họ có các nghĩa vụ gì để yêu cầu NLĐ thực hiện các nghĩa vụ đó đối với mình (nếu có) và ngược lại NSDLĐ hiểu được quyền, nghĩa vụ của NLĐ để có trách nhiệm đảm bảo, hỗ trợ cho NLĐ thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Hiểu biết được như vậy sẽ góp phần tạo nên QHLĐ hài hòa, tiến bộ, ổn định.
Để GDPL cho NLĐ có hiệu quả, một trong điều kiện đảm bảo quan trọng đó là sự quan tâm từ phía NSDLĐ trong việc tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc, môi trường học tập, cơ sở vật chất, hệ thống loa truyền thanh trong doanh nghiệp, hội trường, âm thanh, ánh sáng, kinh phí cho việc tổ chức các buổi GDPL cho NLĐ; tạo điều kiện trong việc doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, chức năng, các chủ thể GDPL để họ có điều kiện tiếp cận tổ chức GDPL cho NLĐ khi đang lao động trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ hay tại cộng đồng…; tạo điều kiện trong việc nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho NLĐ để họ có được cuộc sống thoải mái hơn, có cảm xúc tích cực hơn trong việc tìm hiểu pháp luật.
Cán bộ công đoàn là lực lượng rất quan trọng, là đội ngũ gần gũi với NLĐ, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, là chiếc cầu nối trong việc đưa pháp luật đến với NLĐ. NLĐ sẽ được thụ hưởng kết quả của công tác GDPL nếu như cán bộ công đoàn thực sự là người trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, có kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ trong GDPL; có phương pháp làm việc và tổ chức tốt các chương trình về GDPL cho NLĐ trong doanh nghiệp; có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các chủ thể GDPL, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho NLĐ… như vậy với sự sự hỗ trợ của NSDLĐ và cán bộ công đoàn thì NLĐ sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng sử dụng pháp luật trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3. Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung giáo dục pháp luật với hình thức, phương pháp với từng nhóm đối tượng người lao động
Để có hiệu quả trong GDPL cho người dân nói chung và NLĐ nói riêng cần đảm bảo nguyên tắc của GDPL là sự phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp và đối tượng GDPL. Mỗi một nhóm đối tượng NLĐ sẽ có những đặc điểm riêng theo lứa tuổi, ngành nghề, khu vực, địa bàn, loại hình doanh nghiệp, môi trường làm việc, nhận thức pháp luật, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu tìm hiểu pháp luật… vì vậy, nội dung, hình thức GDPL được xác định, lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng NLĐ.
Nội dung GDPL được lựa chọn xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu của đối tượng, bám sát tình hình thực tiễn, những vấn đề nóng, vấn đề dư luận quan tâm để đưa nội dung GDPL phù hợp; tránh tình trạng áp đặt, chủ quan của các chủ thể GDPL khi tổ chức thực hiện.
Hình thức GDPL lựa chọn những hình thức đã được NLĐ đánh giá có hiệu quả và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của NLĐ. Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo khi triển khai hình thức, phương pháp GDPL cho NLĐ; tăng các tình huống thực tế, ví dụ minh họa khi thực hiện GDPL; ứng dụng mạnh mẽ CNTT, chuyển đổi số trong GDPL...
Phương pháp GDPL được sử dụng phù hợp với nội dung, hình thức đặc điểm của đối tượng để GDPL. Bên cạnh đó đối với mỗi hình thức GDPL, một buổi thực hiện GDPL, cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ cần thiết và phù hợp với tính chất của buổi GDPL đó.
4. Đảm bảo về xã hội hóa, đa dạng hóa các chủ thể giáo dục pháp luật, cá nhân tham gia giáo dục pháp luật; có sự lồng ghép hợp lý trong tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật với sự tham gia của người sử dụng lao động, công đoàn
Luật PBGDPL năm 2012 và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật PBGDPL đã quy định về xã hội hóa công tác PBGDPL. Xã hội hóa công tác PBGDPL được đánh giá là một trong những chính sách quan trọng, có tính đột phá nhằm huy động nguồn lực xã hội cho công tác này. Đối với công tác GDPL cho NLĐ với điều kiện, môi trường làm việc, đặc điểm của doanh nghiệp, NLĐ, bối cảnh nhân lực và nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hiện nay rất hạn hẹp như hiện nay thì việc xã hội hóa GDPL cho NLĐ là nhu cầu tự thân, tất yếu.
Xã hội hóa GDPL cần xác định rõ phạm vi, cơ chế, cách thức thực hiện để thu hút các nguồn lực tham gia vào công tác này. Trong đó, đặc biệt cơ chế thu hút đội ngũ am hiểu kiến thức pháp luật, có trách nhiệm, tâm huyết, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL tham gia đóng góp vào công tác này như đội ngũ những công chức làm việc tại các cơ quan xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, đội ngũ luật sư, luật gia, giảng viên, sinh viên các khoa, trường đào tạo luật...; xây dựng các mô hình điểm về xã hội hóa GDPL cho NLĐ, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và tiến hành nhân rộng mô hình.
Thực hiện GDPL cho NLĐ, tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc tập trung GDPL cho đối tượng này mà cần GDPL cho NSDLĐ, cán bộ công đoàn để các đối tượng đều hiểu được quyền, nghĩa vụ của nhau trong QHLĐ; từ đó biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
5. Đảm bảo đời sống văn hóa của người lao động trong các doanh nghiệp; môi trường làm việc thân thiện dân chủ
Người lao động trong các doanh nghiệp hầu hết tuổi đời còn rất trẻ, có nhu cầu cao về đời sống văn hóa tinh thần, nhưng sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất, rất ít quan tâm đến cải thiện điều kiện vui chơi, giải trí cho NLĐ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của NLĐ còn ít, chỉ có một số ít doanh nghiệp có sân bóng chuyền, sân cầu lông cho NLĐ hoặc tổ chức Hội thảo nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm... Với mức thu nhập còn thấp, lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, tiền lương hàng tháng của công nhân chủ yếu dành cho nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại, may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân, nên đời sống NLĐ vô cùng khó khăn. Vì vậy, đa phần NLĐ thiếu điều kiện được hưởng thụ về văn hoá tinh thần, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu... Đó là chưa kể đến cường độ lao động cao đã khiến cho NLĐ có rất ít thời gian rỗi để tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Thêm vào đó đa số NLĐ là những người xuất thân trong gia đình chủ yếu từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Do vậy, trong lối sống của họ còn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng xã, nên đứng trước sự phát triển của yếu tố văn hóa mới nơi đô thị, phải làm quen với lối sống tác phong công nghiệp cộng với trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận công nhân còn hạn chế đã phát sinh những yếu tố đẩy công nhân vào sự sa ngã của lối sống không lành mạnh hay các tệ nạn xã hội, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
Môi trường làm việc trong các doanh nghiệp nghiêm ngặt, chặt chẽ về thời gian, tính kỷ luật; sự phân biệt rõ, có khoảng cách khá xa giữa vị trí của NLĐ, NSDLĐ; khó có thời gian để vui chơi, giải trí giữa giờ, giao lưu, trao đổi giữa NLĐ với nhau... đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến tinh thần của NLĐ không được thoải mái, điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp nhận và tham gia vào quá trình GDPL.
6. Đảm bảo người lao động có trình độ học vấn nhất định
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của tri thức, NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang ngày chiếm vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 đã phản ánh một bức tranh rõ nét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của NLĐ Việt Nam.
Trình độ học vấn của LLLĐ
Sau 10 năm, trình độ học vấn của LLLĐ đã được nâng cao; phân bố LLLĐ theo trình độ học vấn cao nhất đạt được tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp: LLLĐ đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên tăng 13,5 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 2019 là 39,1%; năm 2009 là 25,6%); không thay đổi đối với nhóm THCS và giảm mạnh ở 3 nhóm trình độ thấp hơn (chưa bao giờ đi học giảm 1,7 điểm phần trăm; chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5,7 điểm phần trăm; tốt nghiệp tiểu học giảm 6,1 điểm phần trăm).
Trình độ học vấn của NLĐ đã được nâng cao, tuy nhiên, khoảng cách khác biệt giữa các vùng còn khá lớn. Trình độ học vấn của LLLĐ giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các vùng kinh tế - xã hội có sự chênh lệch đáng kể: Tỷ trọng người tham gia LLLĐ đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên ở khu vực thành thị cao gấp hai lần khu vực nông thôn (tương ứng là 58,8% và 29,9%); khoảng cách khác biệt về tỷ trọng dân số tham gia LLLĐ có trình độ trung học phổ thông trở lên giữa các vùng kinh tế - xã hội cao nhất là gần 30 điểm phần trăm. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng đạt được thành tựu tốt nhất về nâng cao trình độ học vấn của LLLĐ (tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ đạt trình độ trung học phổ thông trở lên tương ứng là 52,5% và 46,4%), trong khi đó Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thấp nhất (tương ứng là 28,1% và 22,6%) [1].
Thực trạng trình độ học vấn của NLĐ mặc dù đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn có sự khác biệt giữa các vùng và đặc biệt là chênh lệch rất lớn so với các đối tượng giáo dục khác. Chính vì vậy việc GDPL cho NLĐ cần có những giải pháp riêng, cách thức thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng nhóm NLĐ. Đảm bảo nguyên tắc khi GDPL cho NLĐ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng”.
TS. Ngô Quỳnh Hoa
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thu Hường (2020), “Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam nhìn từ kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2019”, http://consosukien.vn/ trinh-do-chuyen-mon-ky-thuat-cua-luc-luong-lao-dong-viet-nam-nhin-tu-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va.htm), truy cập ngày 17/12/2020.
1. Đảm bảo quyền được giáo dục pháp luật của người lao động
Điều 2 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định “công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật”. Có thể nói đây là một điểm tiến bộ về tư duy, quan điểm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) khi tiếp cận PBGDPL theo góc độ tương tác hai chiều giữa nhà nước và người dân. Người dân không chỉ thụ hưởng giáo dục pháp luật (GDPL) một cách thụ động từ trên xuống, chờ đợi nhà nước thực hiện GDPL mà cần có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Trách nhiệm chủ động tìm hiểu pháp luật sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác GDPL xuyên suốt cả quá trình một cách tích cực. Luật quy định Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật. Bên cạnh Luật PBGDPL năm 2012, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã quy định “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Việc tiếp cận pháp luật, quyền được thụ hưởng GDPL của người dân đã có cơ sở pháp lý đầy đủ. Trên cơ sở đó, Người lao động (NLĐ) cần được GDPL về các quy định pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân; các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống, môi trường làm việc của NLĐ. GDPL cho NLĐ cần có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện nội dung GDPL, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của NLĐ. Qua giáo dục các quy định pháp luật đó, cần đảm bảo để NLĐ biết sử dụng quy định pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Biết quyền, nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động (QHLĐ) giữa NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ), công đoàn.
2. Đảm bảo sự hài hòa về lợi ích, quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn
Giáo dục pháp luật không chỉ dành cho NLĐ, cần GDPL cho NLĐ, cán bộ công đoàn. GDPL đảm bảo sự hài hòa về lợi ích, quyền, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ, công đoàn. GDPL đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong mối QHLĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi GDPL cho NLĐ chỉ hiệu quả khi đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng GDPL trong QHLĐ. NLĐ cần biết NSDLĐ có quyền, nghĩa vụ gì để không vi phạm quyền của họ, tôn trọng quyền của họ, biết họ có các nghĩa vụ gì để yêu cầu NLĐ thực hiện các nghĩa vụ đó đối với mình (nếu có) và ngược lại NSDLĐ hiểu được quyền, nghĩa vụ của NLĐ để có trách nhiệm đảm bảo, hỗ trợ cho NLĐ thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Hiểu biết được như vậy sẽ góp phần tạo nên QHLĐ hài hòa, tiến bộ, ổn định.
Để GDPL cho NLĐ có hiệu quả, một trong điều kiện đảm bảo quan trọng đó là sự quan tâm từ phía NSDLĐ trong việc tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc, môi trường học tập, cơ sở vật chất, hệ thống loa truyền thanh trong doanh nghiệp, hội trường, âm thanh, ánh sáng, kinh phí cho việc tổ chức các buổi GDPL cho NLĐ; tạo điều kiện trong việc doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, chức năng, các chủ thể GDPL để họ có điều kiện tiếp cận tổ chức GDPL cho NLĐ khi đang lao động trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ hay tại cộng đồng…; tạo điều kiện trong việc nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho NLĐ để họ có được cuộc sống thoải mái hơn, có cảm xúc tích cực hơn trong việc tìm hiểu pháp luật.
Cán bộ công đoàn là lực lượng rất quan trọng, là đội ngũ gần gũi với NLĐ, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, là chiếc cầu nối trong việc đưa pháp luật đến với NLĐ. NLĐ sẽ được thụ hưởng kết quả của công tác GDPL nếu như cán bộ công đoàn thực sự là người trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, có kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ trong GDPL; có phương pháp làm việc và tổ chức tốt các chương trình về GDPL cho NLĐ trong doanh nghiệp; có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các chủ thể GDPL, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho NLĐ… như vậy với sự sự hỗ trợ của NSDLĐ và cán bộ công đoàn thì NLĐ sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng sử dụng pháp luật trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3. Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung giáo dục pháp luật với hình thức, phương pháp với từng nhóm đối tượng người lao động
Để có hiệu quả trong GDPL cho người dân nói chung và NLĐ nói riêng cần đảm bảo nguyên tắc của GDPL là sự phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp và đối tượng GDPL. Mỗi một nhóm đối tượng NLĐ sẽ có những đặc điểm riêng theo lứa tuổi, ngành nghề, khu vực, địa bàn, loại hình doanh nghiệp, môi trường làm việc, nhận thức pháp luật, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu tìm hiểu pháp luật… vì vậy, nội dung, hình thức GDPL được xác định, lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng NLĐ.
Nội dung GDPL được lựa chọn xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu của đối tượng, bám sát tình hình thực tiễn, những vấn đề nóng, vấn đề dư luận quan tâm để đưa nội dung GDPL phù hợp; tránh tình trạng áp đặt, chủ quan của các chủ thể GDPL khi tổ chức thực hiện.
Hình thức GDPL lựa chọn những hình thức đã được NLĐ đánh giá có hiệu quả và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của NLĐ. Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo khi triển khai hình thức, phương pháp GDPL cho NLĐ; tăng các tình huống thực tế, ví dụ minh họa khi thực hiện GDPL; ứng dụng mạnh mẽ CNTT, chuyển đổi số trong GDPL...
Phương pháp GDPL được sử dụng phù hợp với nội dung, hình thức đặc điểm của đối tượng để GDPL. Bên cạnh đó đối với mỗi hình thức GDPL, một buổi thực hiện GDPL, cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ cần thiết và phù hợp với tính chất của buổi GDPL đó.
4. Đảm bảo về xã hội hóa, đa dạng hóa các chủ thể giáo dục pháp luật, cá nhân tham gia giáo dục pháp luật; có sự lồng ghép hợp lý trong tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật với sự tham gia của người sử dụng lao động, công đoàn
Luật PBGDPL năm 2012 và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật PBGDPL đã quy định về xã hội hóa công tác PBGDPL. Xã hội hóa công tác PBGDPL được đánh giá là một trong những chính sách quan trọng, có tính đột phá nhằm huy động nguồn lực xã hội cho công tác này. Đối với công tác GDPL cho NLĐ với điều kiện, môi trường làm việc, đặc điểm của doanh nghiệp, NLĐ, bối cảnh nhân lực và nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hiện nay rất hạn hẹp như hiện nay thì việc xã hội hóa GDPL cho NLĐ là nhu cầu tự thân, tất yếu.
Xã hội hóa GDPL cần xác định rõ phạm vi, cơ chế, cách thức thực hiện để thu hút các nguồn lực tham gia vào công tác này. Trong đó, đặc biệt cơ chế thu hút đội ngũ am hiểu kiến thức pháp luật, có trách nhiệm, tâm huyết, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL tham gia đóng góp vào công tác này như đội ngũ những công chức làm việc tại các cơ quan xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, đội ngũ luật sư, luật gia, giảng viên, sinh viên các khoa, trường đào tạo luật...; xây dựng các mô hình điểm về xã hội hóa GDPL cho NLĐ, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và tiến hành nhân rộng mô hình.
Thực hiện GDPL cho NLĐ, tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc tập trung GDPL cho đối tượng này mà cần GDPL cho NSDLĐ, cán bộ công đoàn để các đối tượng đều hiểu được quyền, nghĩa vụ của nhau trong QHLĐ; từ đó biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
5. Đảm bảo đời sống văn hóa của người lao động trong các doanh nghiệp; môi trường làm việc thân thiện dân chủ
Người lao động trong các doanh nghiệp hầu hết tuổi đời còn rất trẻ, có nhu cầu cao về đời sống văn hóa tinh thần, nhưng sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất, rất ít quan tâm đến cải thiện điều kiện vui chơi, giải trí cho NLĐ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của NLĐ còn ít, chỉ có một số ít doanh nghiệp có sân bóng chuyền, sân cầu lông cho NLĐ hoặc tổ chức Hội thảo nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm... Với mức thu nhập còn thấp, lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, tiền lương hàng tháng của công nhân chủ yếu dành cho nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại, may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân, nên đời sống NLĐ vô cùng khó khăn. Vì vậy, đa phần NLĐ thiếu điều kiện được hưởng thụ về văn hoá tinh thần, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu... Đó là chưa kể đến cường độ lao động cao đã khiến cho NLĐ có rất ít thời gian rỗi để tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Thêm vào đó đa số NLĐ là những người xuất thân trong gia đình chủ yếu từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Do vậy, trong lối sống của họ còn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng xã, nên đứng trước sự phát triển của yếu tố văn hóa mới nơi đô thị, phải làm quen với lối sống tác phong công nghiệp cộng với trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận công nhân còn hạn chế đã phát sinh những yếu tố đẩy công nhân vào sự sa ngã của lối sống không lành mạnh hay các tệ nạn xã hội, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
Môi trường làm việc trong các doanh nghiệp nghiêm ngặt, chặt chẽ về thời gian, tính kỷ luật; sự phân biệt rõ, có khoảng cách khá xa giữa vị trí của NLĐ, NSDLĐ; khó có thời gian để vui chơi, giải trí giữa giờ, giao lưu, trao đổi giữa NLĐ với nhau... đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến tinh thần của NLĐ không được thoải mái, điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp nhận và tham gia vào quá trình GDPL.
6. Đảm bảo người lao động có trình độ học vấn nhất định
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của tri thức, NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang ngày chiếm vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 đã phản ánh một bức tranh rõ nét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của NLĐ Việt Nam.
Trình độ học vấn của LLLĐ
Sau 10 năm, trình độ học vấn của LLLĐ đã được nâng cao; phân bố LLLĐ theo trình độ học vấn cao nhất đạt được tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp: LLLĐ đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên tăng 13,5 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 2019 là 39,1%; năm 2009 là 25,6%); không thay đổi đối với nhóm THCS và giảm mạnh ở 3 nhóm trình độ thấp hơn (chưa bao giờ đi học giảm 1,7 điểm phần trăm; chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5,7 điểm phần trăm; tốt nghiệp tiểu học giảm 6,1 điểm phần trăm).
Trình độ học vấn của NLĐ đã được nâng cao, tuy nhiên, khoảng cách khác biệt giữa các vùng còn khá lớn. Trình độ học vấn của LLLĐ giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các vùng kinh tế - xã hội có sự chênh lệch đáng kể: Tỷ trọng người tham gia LLLĐ đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên ở khu vực thành thị cao gấp hai lần khu vực nông thôn (tương ứng là 58,8% và 29,9%); khoảng cách khác biệt về tỷ trọng dân số tham gia LLLĐ có trình độ trung học phổ thông trở lên giữa các vùng kinh tế - xã hội cao nhất là gần 30 điểm phần trăm. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng đạt được thành tựu tốt nhất về nâng cao trình độ học vấn của LLLĐ (tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ đạt trình độ trung học phổ thông trở lên tương ứng là 52,5% và 46,4%), trong khi đó Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thấp nhất (tương ứng là 28,1% và 22,6%) [1].
Thực trạng trình độ học vấn của NLĐ mặc dù đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn có sự khác biệt giữa các vùng và đặc biệt là chênh lệch rất lớn so với các đối tượng giáo dục khác. Chính vì vậy việc GDPL cho NLĐ cần có những giải pháp riêng, cách thức thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng nhóm NLĐ. Đảm bảo nguyên tắc khi GDPL cho NLĐ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng”.
TS. Ngô Quỳnh Hoa
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thu Hường (2020), “Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam nhìn từ kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2019”, http://consosukien.vn/ trinh-do-chuyen-mon-ky-thuat-cua-luc-luong-lao-dong-viet-nam-nhin-tu-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va.htm), truy cập ngày 17/12/2020.