28/03/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông chính sách chưa có nhiều đột phá và yêu cầu thời gian tới cần chú trọng triển khai trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật Tại Thông báo kết luận Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV (số 123/TB-VPCP ngày 18/3/2025), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có đổi mới hình thức, công tác truyền thông đã được đẩy mạnh, tuy nhiên chưa có nhiều đột phá.Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường quán triệt, phổ biến luật, nghị quyết để các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng, hiểu đầy đủ các quy định; chú trọng công tác truyền thông chính sách, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trước hết là trong cán bộ, đảng viên của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Hiện nay, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã quy định cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm trước cơ quan trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Để khắc phục hạn chế, thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, góp phần triển khai kịp thời, hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 nói chung và quy định về truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, trong thời gian tới các cơ quan, tổ chức, địa phương cần tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm.
Một là, Bộ Tư pháp với chức năng quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng 02 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Đối với công tác truyền thông chính sách, các văn bản này cần quy định và hướng dẫn cụ thể, quy định rõ hơn về thực hiện công tác truyền thông chính sách, nhằm tạo cơ sở nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng thời bảo đảm cho công tác truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thống nhất, đồng bộ, kịp thời, từ sớm, từ xa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với chính sách, dự thảo văn bản ngay từ khi soạn thảo. Trong đó tập trung vào một số nội dung về thời điểm truyền thông, phạm vi truyền thông, nội dung truyền thông, trách nhiệm xây dựng các nội dung truyền thông và đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì và Cổng thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia… Các chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được truyền thông tập trung vào các nội dung về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết; các nội dung cơ bản, quan trọng của chính sách và dự thảo văn bản; những nội dung mới, sửa đổi, bổ sung có tác động đến xã hội, quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; những nội dung có nhiều ý kiến khác nhau, phức tạp… trừ các văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong xây dựng kịp thời các tài liệu giới thiệu, phổ biến sau khi văn bản được thông qua hoặc ban hành, thể chế hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý và vận hành Cổng thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, hướng tới xây dựng kho dữ liệu số cung cấp thông tin pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; nghiên cứu có chính sách đặc thù huy động tối đa nguồn lực xã hội, nhất là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong hỗ trợ các hoạt động PBGDPL, ưu tiên cho nhóm đặc thù, yếu thế…
Hai là, đổi mới cả về nội dung và hình thức triển khai công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân, doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi, dễ dàng hơn với các thông tin pháp luật, các chính sách, pháp luật có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích, trách nhiệm. Trong đó ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phải được xác định là một giải pháp quan trọng, ưu tiên hàng đầu, có ý nghĩa thúc đẩy và tạo đột phá cho công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, từ quản lý nhà nước đến tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; ứng dụng AI để cung cấp thông tin pháp luật, truyền thông pháp luật cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể. Trên cơ sở bám sát định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cơ quan, tổ chức, địa phương chủ động nghiên cứu, sáng tạo giải pháp chuyển đổi số để truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; việc ứng dụng AI để hiệu quả có thể kết nối, sử dụng dữ liệu thông tin, văn bản của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia cần được nâng cấp, phát triển chức năng chính là trung tâm cung cấp thông tin pháp luật cho người dân, doanh nghiệp...
Ba là, tiếp tục triển khai hiệu quả, nghiêm túc, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (ban hành kèm theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản cần chủ động, tích cực và quan tâm đầu tư nguồn lực để thực hiện Đề án, ban hành kịp thời kế hoạch truyền thông và phân công nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu 5 rõ: “rõ việc, rõ người, rõ thời hạn, rõ trách nhiệm, rõ kết quả”.
Sẽ có 07 Nghị định quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phải trình Chính phủ trong tháng 03/2025; có 45 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực phải trình chậm nhất trong tháng 04/2025; các bộ, cơ quan phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành 108 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2025. Bên cạnh đó, có nhiều luật, văn bản sẽ được sửa đổi trong năm 2025 để phù hợp với định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã. Trong khi đó, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đã được đổi mới theo hướng linh hoạt, thời gian và trình tự xây dựng văn bản được rút gọn hơn. Thực tế này yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án và tiến độ ban hành các văn bản nêu trên để triển khai đồng thời, khẩn trương nhiều nhiệm vụ truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Bốn là, các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng bám sát chương trình lập pháp của Quốc hội, danh mục văn bản quy phạm pháp luật hằng năm và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo phát huy vai trò, tăng cường phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo để triển khai truyền thông có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề, nội dung trong quá trình xây dựng chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang có nhiều ý kiến khác nhau, những vấn đề có tác động lớn đến xã hội, có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, trách nhiệm, lợi ích của người dân, doanh nghiệp…
Nguyễn Thị Thạo – Hoàng Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Tại Thông báo kết luận Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV (số 123/TB-VPCP ngày 18/3/2025), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có đổi mới hình thức, công tác truyền thông đã được đẩy mạnh, tuy nhiên chưa có nhiều đột phá.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường quán triệt, phổ biến luật, nghị quyết để các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng, hiểu đầy đủ các quy định; chú trọng công tác truyền thông chính sách, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trước hết là trong cán bộ, đảng viên của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Hiện nay, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã quy định cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm trước cơ quan trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Để khắc phục hạn chế, thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, góp phần triển khai kịp thời, hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 nói chung và quy định về truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, trong thời gian tới các cơ quan, tổ chức, địa phương cần tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm.
Một là, Bộ Tư pháp với chức năng quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng 02 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Đối với công tác truyền thông chính sách, các văn bản này cần quy định và hướng dẫn cụ thể, quy định rõ hơn về thực hiện công tác truyền thông chính sách, nhằm tạo cơ sở nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng thời bảo đảm cho công tác truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thống nhất, đồng bộ, kịp thời, từ sớm, từ xa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với chính sách, dự thảo văn bản ngay từ khi soạn thảo. Trong đó tập trung vào một số nội dung về thời điểm truyền thông, phạm vi truyền thông, nội dung truyền thông, trách nhiệm xây dựng các nội dung truyền thông và đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì và Cổng thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia… Các chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được truyền thông tập trung vào các nội dung về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết; các nội dung cơ bản, quan trọng của chính sách và dự thảo văn bản; những nội dung mới, sửa đổi, bổ sung có tác động đến xã hội, quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; những nội dung có nhiều ý kiến khác nhau, phức tạp… trừ các văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong xây dựng kịp thời các tài liệu giới thiệu, phổ biến sau khi văn bản được thông qua hoặc ban hành, thể chế hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý và vận hành Cổng thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, hướng tới xây dựng kho dữ liệu số cung cấp thông tin pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; nghiên cứu có chính sách đặc thù huy động tối đa nguồn lực xã hội, nhất là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong hỗ trợ các hoạt động PBGDPL, ưu tiên cho nhóm đặc thù, yếu thế…
Hai là, đổi mới cả về nội dung và hình thức triển khai công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân, doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi, dễ dàng hơn với các thông tin pháp luật, các chính sách, pháp luật có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích, trách nhiệm. Trong đó ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phải được xác định là một giải pháp quan trọng, ưu tiên hàng đầu, có ý nghĩa thúc đẩy và tạo đột phá cho công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, từ quản lý nhà nước đến tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; ứng dụng AI để cung cấp thông tin pháp luật, truyền thông pháp luật cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể. Trên cơ sở bám sát định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cơ quan, tổ chức, địa phương chủ động nghiên cứu, sáng tạo giải pháp chuyển đổi số để truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; việc ứng dụng AI để hiệu quả có thể kết nối, sử dụng dữ liệu thông tin, văn bản của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia cần được nâng cấp, phát triển chức năng chính là trung tâm cung cấp thông tin pháp luật cho người dân, doanh nghiệp...
Ba là, tiếp tục triển khai hiệu quả, nghiêm túc, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (ban hành kèm theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản cần chủ động, tích cực và quan tâm đầu tư nguồn lực để thực hiện Đề án, ban hành kịp thời kế hoạch truyền thông và phân công nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu 5 rõ: “rõ việc, rõ người, rõ thời hạn, rõ trách nhiệm, rõ kết quả”.
Sẽ có 07 Nghị định quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phải trình Chính phủ trong tháng 03/2025; có 45 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực phải trình chậm nhất trong tháng 04/2025; các bộ, cơ quan phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành 108 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2025. Bên cạnh đó, có nhiều luật, văn bản sẽ được sửa đổi trong năm 2025 để phù hợp với định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã. Trong khi đó, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đã được đổi mới theo hướng linh hoạt, thời gian và trình tự xây dựng văn bản được rút gọn hơn. Thực tế này yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án và tiến độ ban hành các văn bản nêu trên để triển khai đồng thời, khẩn trương nhiều nhiệm vụ truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Bốn là, các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng bám sát chương trình lập pháp của Quốc hội, danh mục văn bản quy phạm pháp luật hằng năm và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo phát huy vai trò, tăng cường phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo để triển khai truyền thông có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề, nội dung trong quá trình xây dựng chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang có nhiều ý kiến khác nhau, những vấn đề có tác động lớn đến xã hội, có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, trách nhiệm, lợi ích của người dân, doanh nghiệp…
Nguyễn Thị Thạo – Hoàng Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý