Thực hiện quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Công an đã chỉ đạo cải tiến nội dung, chương trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục pháp luật cho các đối tượng trên, lồng ghép trong các chương trình học văn hóa, học nghề, tổ chức lớp học đầu vào, các lớp tái hòa nhập cộng đồng, thông qua các buổi giáo dục chung tập trung vào các nội dung như: Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013; chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với phạm nhân, trại viên, học sinh; quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, trại viên, học sinh trong thời gian chấp hành án phạt tù, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; nội quy, tiêu chuẩn thi đua, thực hiện nếp sống kỷ luật, trật tự, văn minh; điều kiện tiêu chuẩn phạm nhân được xét giảm án, đặc xá, tạm đình chỉ; chế độ ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế; chế độ lao động; kết quả xét giảm án, đặc xá, xếp loại thi đua; các hình thức kỷ luật, khen thưởng; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy định của pháp luật về hướng nghiệp dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của địa phương nơi đơn vị đóng quân triển khai chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phối hợp với các cơ sở giáo dục mở các lớp xóa mù chữ, phối hợp với Công an, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, Hội liên hiệp Thanh niên mở nhiều lớp phổ biến Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS),… cho phạm nhân, trại viên, học sinh.
Hoạt động PBGDPL của Công an tỉnh Lâm Đồng
Tính riêng năm 2024, các trại giam đã tổ chức: Giáo dục chung
52.311 lần cho
6.495.850 lượt phạm nhân, giáo dục riêng
222.812 lượt cho
205.687 phạm nhân (số chuyển biến:
200.332 phạm nhân, số chưa chuyển biến
: 5.355 phạm nhân); tổ chức
4.718 lớp cho
3.805.596 lượt phạm nhân tham gia học tập thời sự, chính trị;
3.392 lớp cho
1.647.362 lượt phạm nhân học tập giáo dục pháp luật, Nội quy trại giam;
1.148 lớp cho
505.981 lượt phạm nhân học tập về phòng, chống tác hại của ma túy, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS;
86 lớp cho
2.253 lượt phạm nhân học văn hóa xóa mù chữ, cấp chứng chỉ xóa mù chữ cho
419 phạm nhân. Về giáo dục công dân: Tổ chức
2.297 lớp “đầu vào” cho
61.575 phạm nhân mới đến trại;
1.057 lớp “đang chấp hành án phạt tù” cho
139.179 phạm nhân và
1.146 lớp “đầu ra” cho
46.625 phạm nhân.
Các cơ sở giáo dục bắt buộc đã tổ chức
03 lớp xóa mù chữ cho
42 trại viên;
16 lớp cho trại viên mới với tổng số
375 trại viên;
15 lớp giáo dục pháp luật cho
474 trại viên;
11 lớp giáo dục công dân
cho 1.391 trại viên;
11 lớp cho trại viên sắp hết hạn với tổng số
224 trại viên. Tiến hành
87 lần giáo dục chung cho
8.250 lượt trại viên; gặp gỡ giáo dục riêng
172 lượt học trại viên.
Các trường giáo dưỡng đã tổ chức
36 lớp dạy chương trình Tiểu học cho
209 học sinh
; 17 lớp dạy chương trình THCS cho
245 học sinh;
18 lớp dạy nghề cho
110 học sinh;
26 lớp cho học sinh mới với tổng số
282 học sinh;
37 lớp giáo dục pháp luật cho
348 học sinh;
17 lớp giáo dục công dân cho
251 học sinh
; 20 học sinh sắp ra trường cho
194 học sinh. Tiến hành
194 lần giáo dục chung cho
31.716 lượt học sinh; gặp gỡ giáo dục riêng
823 lượt học sinh.
Hoạt động PBGDPL tại Phân trại số 1, trại giam Xuân Nguyên, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng đã phối hợp với Sở Tư pháp, Công an, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, Hội liên hiệp Thanh niên trên địa bàn đóng quân mở nhiều lớp phổ biến, giáo dục pháp luật như Luật Thi hành án hình sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, Luật Căn cước công dân, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, hướng dẫn cách phòng, chống các bệnh xã hội,… cho phạm nhân, trại viên, học sinh chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Duy trì các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức cho phạm nhân nghe bản tin, xem truyền hình, đọc sách báo theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, toàn bộ các phân trại, phân khu, phân hiệu của các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng đã có hệ thống truyền thanh, truyền hình, tủ sách pháp luật, báo nhân dân để phục vụ việc PBGDPL cho phạm nhân, trại viên, học sinh.
Bên cạnh đó, công tác PBGDPL cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong án phạt tù cũng được lực lượng Công an nhân dân quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Bộ đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và ngân hàng chính sách xã hội thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an đơn vị, địa phương sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Công an tỉnh Hà Nam ra mắt mô hình tái hòa nhập cộng đồng
“Phiên chợ của tình người”, Công an tỉnh Nam Định tổ chức Hội thi cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã làm công tác Thi hành án hình sự tại cộng đồng, tái hòa nhập cộng đồng giỏi; phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam phát sóng 07 phóng sự về công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Công an các địa phương đã chủ động đề ra các biện pháp sáng tạo, xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả
355 mô hình tiêu biểu về tái hòa nhập cộng đồng, qua đó, giúp được nhiều người chấp hành xong hình phạt tù có cuộc sống ổn định, không tái phạm và vi phạm pháp luật. Các mô hình tái hòa nhập cộng đồng được xây dựng đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện, hoàn cảnh ở địa phương như: mô hình “
phiên chợ tình người” tạo phiên giao dịch việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù; mô hình “
đối thoại với người lầm lỡ” tạo diễn đàn trao đổi giữa Công an và các ban, ngành đoàn thể với người chấp hành xong hình phạt tù để nắm tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ và đồng hành với người chấp hành xong hình phạt tù.
Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các cấp ủy, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù; tổng kết, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong PBGDPL cho đối tượng đặc thù; nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL đặc thù theo hướng lấy người dân làm trung tâm và phù hợp với từng đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ.../.