28/05/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm và một số quy định về hóa đơn, chứng từNgày 20/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2025. Trong đó một số hành vi bị nghiêm cấm trong mua, bán, sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đồng thời với một số nội dung khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hóa đơn, chứng từ.Xuất phát từ thực tế triển khai thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trong thời gian qua cho thấy đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Chẳng hạn như vẫn còn tình trạng gian lận, lập hóa đơn khống để trốn thuế; việc tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử còn bất cập, chưa bảo đảm an toàn; chưa quy định rõ về thời điểm lập hóa đơn của một số ngành, nghề đặc thù… Theo đó, để khắc phục, ngăn chặn và hạn chế gian lận về sử dụng hóa đơn điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận tiện cho người nộp thuế, tăng tính minh bạch và bảo đảm an toàn thông tin, cùng với việc bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm, Nghị định số 70/2025/NĐ-CP đã quy định cụ thể một số về thời điểm lập hóa đơn, việc tích hợp giữa biên lai thu thuế, phí, lệ phí và hóa đơn đối với người mua, cùng với các cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
1. Sửa đổi, bổ sung 05 nhóm hành vi bị nghiêm cấm
Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, Nghị định số 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, đó là:
(i) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(ii) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ.
(iii) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.
(iv) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
(v) Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Việc mở rộng các hành vi bị nghiêm cấm cho thấy quyết tâm của Nhà nước trong việc siết chặt quản lý, đảm bảo tính minh bạch và kỷ cương trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Do đó, các doanh nghiệp và tổ chức cần chủ động rà soát lại hệ thống hóa đơn, quy trình nội bộ cũng như năng lực công nghệ thông tin để đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định mới, tránh các rủi ro pháp lý trong thời gian tới. Trong đó có hai hành vi đáng chú ý là làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật; không thực hiện nghĩa vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế đúng quy định.
2. Một số điểm mới về hóa đơn, chứng từ điện tử
(i) Bổ sung luồng xác thực sinh trắc học của người nộp thuế khi đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử
Nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo thông tin cá nhân để thành lập doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, Nghị định 70 đã bổ sung quy định về xác thực sinh trắc học trong quy trình đăng ký và thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử. Biện pháp này góp phần tăng cường tính bảo mật và đảm bảo tính xác thực trong quản lý thuế điện tử, phù hợp với định hướng chuyển đổi số.
Cụ thể, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sẽ tự động đối chiếu thông tin người nộp thuế (bao gồm dữ liệu sinh trắc học) với Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Nếu thông tin không khớp, hệ thống sẽ gửi thông báo từ chối kèm chi tiết các trường thông tin sai lệch để người nộp thuế điều chỉnh. Nếu thông tin chính xác, hệ thống sẽ gửi yêu cầu xác nhận qua email hoặc số điện thoại; người nộp thuế phải xác nhận trong ngày hoặc chậm nhất ngày làm việc tiếp theo. Nếu không xác nhận hoặc xác nhận không thành công, hồ sơ sẽ bị từ chối.
Trường hợp người nộp thuế thuộc nhóm có rủi ro như: mã số thuế không hoạt động, nợ thuế, vi phạm về hóa đơn hoặc có lịch sử vi phạm, cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình hoặc tiến hành xác minh thực tế tại địa chỉ đăng ký. Nếu giải trình hợp lệ hoặc xác minh xác nhận hoạt động thực tế, hồ sơ sẽ được chấp thuận; ngược lại, cơ quan thuế sẽ từ chối đăng ký và nêu rõ lý do.
(ii) Tích hợp hóa đơn điện tử với biên lai thu ngân sách
Quy định này là một bước tiến đáng kể về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hóa đơn, chứng từ. Trước đây, doanh nghiệp và tổ chức phải lập đồng thời hóa đơn và biên lai riêng biệt, gây trùng lặp và tốn kém trong công tác quản lý. Giờ đây, theo quy định tại khoản 3 Điều 1Nghị định 70/2025/NĐ-CP, từ ngày 01/6/2025, trong trường hợp tổ chức thu đồng thời tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thuế, phí, lệ phí từ cùng một khách hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc tổ chức thu có thể lập một chứng từ điện tử duy nhất để giao cho khách hàng. Chứng từ này vừa đóng vai trò là hóa đơn điện tử, vừa là biên lai thu thuế, phí, lệ phí – với điều kiện đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu của cả hai loại giấy tờ và tuân thủ định dạng dữ liệu điện tử do cơ quan thuế quy định.
Việc hợp nhất hai loại chứng từ này giúp giảm thiểu giấy tờ, tiết kiệm chi phí và thuận tiện hơn trong kê khai, quyết toán thuế. Việc này cũng tạo thuận lợi trong công tác kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế, đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc dữ liệu. Tuy nhiên, việc triển khai tích hợp phải tuân thủ định dạng chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính và đáp ứng điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, bảo mật dữ liệu và khả năng kết nối hệ thống với cơ quan thuế.
3. Một số điểm mới về nội dung hóa đơn
Đối với tên, địa chỉ, mã số thuế người mua: Nếu người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách, phải ghi rõ mã số đơn vị. Nếu người mua cung cấp mã số thuế hoặc số định danh cá nhân, hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các thông tin này.
Đối với Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Dịch vụ vận tải phải ghi rõ biển số xe, hành trình. Giao dịch khuyến mại, cho, biếu, tặng phải có hóa đơn tổng, kèm danh sách chi tiết; doanh nghiệp chịu trách nhiệm lưu hồ sơ và cung cấp khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Về thời điểm ký số: Là thời điểm ký chữ ký số, hiển thị theo ngày/tháng/năm. Nếu thời điểm ký số khác với thời điểm lập hóa đơn, việc gửi dữ liệu lên cơ quan thuế phải hoàn thành chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo.
Các trường hợp hóa đơn không bắt buộc đầy đủ thông tin: Hóa đơn bán tại siêu thị, trung tâm thương mại cho cá nhân không kinh doanh không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua. Hóa đơn bán xăng dầu và hoạt động casino, trò chơi điện tử có thưởng cũng tương tự./.
Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Ngày 20/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2025. Trong đó một số hành vi bị nghiêm cấm trong mua, bán, sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đồng thời với một số nội dung khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hóa đơn, chứng từ.
Xuất phát từ thực tế triển khai thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trong thời gian qua cho thấy đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Chẳng hạn như vẫn còn tình trạng gian lận, lập hóa đơn khống để trốn thuế; việc tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử còn bất cập, chưa bảo đảm an toàn; chưa quy định rõ về thời điểm lập hóa đơn của một số ngành, nghề đặc thù… Theo đó, để khắc phục, ngăn chặn và hạn chế gian lận về sử dụng hóa đơn điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận tiện cho người nộp thuế, tăng tính minh bạch và bảo đảm an toàn thông tin, cùng với việc bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm, Nghị định số 70/2025/NĐ-CP đã quy định cụ thể một số về thời điểm lập hóa đơn, việc tích hợp giữa biên lai thu thuế, phí, lệ phí và hóa đơn đối với người mua, cùng với các cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
1. Sửa đổi, bổ sung 05 nhóm hành vi bị nghiêm cấm
Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, Nghị định số 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, đó là:
(i) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(ii) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ.
(iii) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.
(iv) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
(v) Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Việc mở rộng các hành vi bị nghiêm cấm cho thấy quyết tâm của Nhà nước trong việc siết chặt quản lý, đảm bảo tính minh bạch và kỷ cương trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Do đó, các doanh nghiệp và tổ chức cần chủ động rà soát lại hệ thống hóa đơn, quy trình nội bộ cũng như năng lực công nghệ thông tin để đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định mới, tránh các rủi ro pháp lý trong thời gian tới. Trong đó có hai hành vi đáng chú ý là làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật; không thực hiện nghĩa vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế đúng quy định.
2. Một số điểm mới về hóa đơn, chứng từ điện tử
(i) Bổ sung luồng xác thực sinh trắc học của người nộp thuế khi đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử
Nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo thông tin cá nhân để thành lập doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, Nghị định 70 đã bổ sung quy định về xác thực sinh trắc học trong quy trình đăng ký và thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử. Biện pháp này góp phần tăng cường tính bảo mật và đảm bảo tính xác thực trong quản lý thuế điện tử, phù hợp với định hướng chuyển đổi số.
Cụ thể, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sẽ tự động đối chiếu thông tin người nộp thuế (bao gồm dữ liệu sinh trắc học) với Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Nếu thông tin không khớp, hệ thống sẽ gửi thông báo từ chối kèm chi tiết các trường thông tin sai lệch để người nộp thuế điều chỉnh. Nếu thông tin chính xác, hệ thống sẽ gửi yêu cầu xác nhận qua email hoặc số điện thoại; người nộp thuế phải xác nhận trong ngày hoặc chậm nhất ngày làm việc tiếp theo. Nếu không xác nhận hoặc xác nhận không thành công, hồ sơ sẽ bị từ chối.
Trường hợp người nộp thuế thuộc nhóm có rủi ro như: mã số thuế không hoạt động, nợ thuế, vi phạm về hóa đơn hoặc có lịch sử vi phạm, cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình hoặc tiến hành xác minh thực tế tại địa chỉ đăng ký. Nếu giải trình hợp lệ hoặc xác minh xác nhận hoạt động thực tế, hồ sơ sẽ được chấp thuận; ngược lại, cơ quan thuế sẽ từ chối đăng ký và nêu rõ lý do.
(ii) Tích hợp hóa đơn điện tử với biên lai thu ngân sách
Quy định này là một bước tiến đáng kể về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hóa đơn, chứng từ. Trước đây, doanh nghiệp và tổ chức phải lập đồng thời hóa đơn và biên lai riêng biệt, gây trùng lặp và tốn kém trong công tác quản lý. Giờ đây, theo quy định tại khoản 3 Điều 1Nghị định 70/2025/NĐ-CP, từ ngày 01/6/2025, trong trường hợp tổ chức thu đồng thời tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thuế, phí, lệ phí từ cùng một khách hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc tổ chức thu có thể lập một chứng từ điện tử duy nhất để giao cho khách hàng. Chứng từ này vừa đóng vai trò là hóa đơn điện tử, vừa là biên lai thu thuế, phí, lệ phí – với điều kiện đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu của cả hai loại giấy tờ và tuân thủ định dạng dữ liệu điện tử do cơ quan thuế quy định.
Việc hợp nhất hai loại chứng từ này giúp giảm thiểu giấy tờ, tiết kiệm chi phí và thuận tiện hơn trong kê khai, quyết toán thuế. Việc này cũng tạo thuận lợi trong công tác kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế, đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc dữ liệu. Tuy nhiên, việc triển khai tích hợp phải tuân thủ định dạng chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính và đáp ứng điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, bảo mật dữ liệu và khả năng kết nối hệ thống với cơ quan thuế.
3. Một số điểm mới về nội dung hóa đơn
Đối với tên, địa chỉ, mã số thuế người mua: Nếu người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách, phải ghi rõ mã số đơn vị. Nếu người mua cung cấp mã số thuế hoặc số định danh cá nhân, hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các thông tin này.
Đối với Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Dịch vụ vận tải phải ghi rõ biển số xe, hành trình. Giao dịch khuyến mại, cho, biếu, tặng phải có hóa đơn tổng, kèm danh sách chi tiết; doanh nghiệp chịu trách nhiệm lưu hồ sơ và cung cấp khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Về thời điểm ký số: Là thời điểm ký chữ ký số, hiển thị theo ngày/tháng/năm. Nếu thời điểm ký số khác với thời điểm lập hóa đơn, việc gửi dữ liệu lên cơ quan thuế phải hoàn thành chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo.
Các trường hợp hóa đơn không bắt buộc đầy đủ thông tin: Hóa đơn bán tại siêu thị, trung tâm thương mại cho cá nhân không kinh doanh không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua. Hóa đơn bán xăng dầu và hoạt động casino, trò chơi điện tử có thưởng cũng tương tự./.
Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý