20/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Sóc Trăng ban hành Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bànLà một trong 06 tỉnh được lựa chọn thí điểm triển khai Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL” được phê duyệt theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng đã kịp thời ban hành ban hành Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn. Thông qua đó góp phần đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân.Thời gian qua, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL tạo sự chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; kịp thời đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống. Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PBGDPL được quan tâm. Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn hơn về số lượng và chất lượng, bảo đảm vai trò giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện ngày càng hiệu quả công tác PBGDPL. Qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, một số đơn vị, địa phương vẫn còn gặp hạn chế, khó khăn trong công tác PBGDPL như: việc chấp hành pháp luật tại địa phương chưa nghiêm, vẫn xảy tình trạng vi phạm; một số địa phương người dân ít tham dự các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL...
Để khắc phục tình trạng nêu trên, thực hiện Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 04/11/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp đã tham mưu xây dựng Quyết định số 3430/QĐ-UBND ngày 30/12/2024 ban hành Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn. Theo đó, các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm gồm: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao Dung. Về nội dung chi tiết và các mức điểm được chia theo 02 nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm quản lý nhà nước về PBGDPL và nhóm tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra của hoạt động PBGDPL của các địa phương trên địa bàn.
Để đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm quản lý nhà nước về PBGDPL được chia rõ thành các mức độ hoàn thành trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL/cơ quan, đơn vị trong công tác PBGDPL; mức độ bảo đảm nguồn nhân lực cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL theo Kế hoạch PBGDPL năm đã được phê duyệt; mức độ bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động PBGDPL theo Kế hoạch PBGDPL năm đã đưọc phê duyệt; mức độ xã hội hóa công tác PBGDPL; mức độ đáp ứng yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; mức độ hoàn thành trách nhiệm về xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả về PBGDPL trong đó có việc định kỳ hàng năm kiểm tra, đánh giá chất lượng các mô hình, cách làm hiệu quả.
Về nhóm tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra của hoạt động PBGDPL của các địa phương trên địa bàn nhấn mạnh mức độ đánh giá của đối tưọng thụ hưởng về chất lượng tổ chức các hoạt động PBGDPL cụ thể trong đó phân định rõ được tỷ lệ % số lượng người biết về nội dung, thông tin pháp luật được PBGDPL so với số lượng dự kiến đạt được theo Kế hoạch và mức độ hài lòng của đối tượng thụ hưởng các hoạt đông PBGDPL cụ thể về các nội dung như tỷ lệ % đối tượng hài lòng chất lượng thông tin pháp luật được cung cấp; tỷ lệ % đối tượng hài lòng chất lượng báo cáo viên pháp luật; tỷ lệ % đối tượng hài lòng về địa điểm tổ chức; tỷ lệ % đối tượng hài lòng về phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ và tỷ lệ % đối tượng hài lòng về các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.
Riêng đối với tiêu chí mức độ tác động của các hoạt động PBGDPL cụ thể tập trung phân định rõ được tỷ lệ % số lượng người biết về nội dung, thông tin pháp luật được PBGDPL so với số lượng dự kiến đạt được theo Kế hoạch và tỷ lệ % số lượng người đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật lĩnh vực được PBGDPL trên địa bàn trước và sau hoạt động PBGDPL. Trên cơ sở Tiêu chí riêng này tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, lấy ý kiến đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL trong lĩnh vực chính sách dân tộc, bảo vệ môi trường; bình đẳng giới (Ban Dân tộc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) và lĩnh vực quản lý nhà nước về hụi (Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao).
Trước đó, để khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý; đồng thời tạo cơ sở để tỉnh Sóc Trăng xây dựng và ban hành tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tiêu chí chung của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện sử dụng pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024 (Sở tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 29/5/2024 phê duyệt phương án tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện sử dụng pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp thực hiện điều tra, khảo sát dưới hình thức gửi phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với 500 phiếu đối tượng là người dân tại các xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng).
Như vậy, với việc ban hành Tiêu chí riêng và triển khai thực hiện Kế hoạch đánh giá thí điểm công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có thể nói đây là cơ sở vững chắc để lựa chọn, xác định đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, phương pháp, cách thức để đánh giá hoạt động PBGDPL bảo đảm khoa học, khả thi, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng loại hoạt động PBGDPL trên địa bàn. Trên cơ sở đó, cũng yêu cầu các việc tổ chức đánh giá hiệu quả PBGDPL phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc, đầy đủ, bảo đảm nội dung, nhiệm vụ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh; góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Chuyên viên Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Là một trong 06 tỉnh được lựa chọn thí điểm triển khai Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL” được phê duyệt theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng đã kịp thời ban hành ban hành Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn. Thông qua đó góp phần đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân.
Thời gian qua, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL tạo sự chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; kịp thời đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống. Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PBGDPL được quan tâm. Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn hơn về số lượng và chất lượng, bảo đảm vai trò giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện ngày càng hiệu quả công tác PBGDPL. Qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, một số đơn vị, địa phương vẫn còn gặp hạn chế, khó khăn trong công tác PBGDPL như: việc chấp hành pháp luật tại địa phương chưa nghiêm, vẫn xảy tình trạng vi phạm; một số địa phương người dân ít tham dự các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL...
Để khắc phục tình trạng nêu trên, thực hiện Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 04/11/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp đã tham mưu xây dựng Quyết định số 3430/QĐ-UBND ngày 30/12/2024 ban hành Tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn. Theo đó, các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm gồm: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao Dung. Về nội dung chi tiết và các mức điểm được chia theo 02 nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm quản lý nhà nước về PBGDPL và nhóm tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra của hoạt động PBGDPL của các địa phương trên địa bàn.
Để đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm quản lý nhà nước về PBGDPL được chia rõ thành các mức độ hoàn thành trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL/cơ quan, đơn vị trong công tác PBGDPL; mức độ bảo đảm nguồn nhân lực cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL theo Kế hoạch PBGDPL năm đã được phê duyệt; mức độ bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động PBGDPL theo Kế hoạch PBGDPL năm đã đưọc phê duyệt; mức độ xã hội hóa công tác PBGDPL; mức độ đáp ứng yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; mức độ hoàn thành trách nhiệm về xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả về PBGDPL trong đó có việc định kỳ hàng năm kiểm tra, đánh giá chất lượng các mô hình, cách làm hiệu quả.
Về nhóm tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra của hoạt động PBGDPL của các địa phương trên địa bàn nhấn mạnh mức độ đánh giá của đối tưọng thụ hưởng về chất lượng tổ chức các hoạt động PBGDPL cụ thể trong đó phân định rõ được tỷ lệ % số lượng người biết về nội dung, thông tin pháp luật được PBGDPL so với số lượng dự kiến đạt được theo Kế hoạch và mức độ hài lòng của đối tượng thụ hưởng các hoạt đông PBGDPL cụ thể về các nội dung như tỷ lệ % đối tượng hài lòng chất lượng thông tin pháp luật được cung cấp; tỷ lệ % đối tượng hài lòng chất lượng báo cáo viên pháp luật; tỷ lệ % đối tượng hài lòng về địa điểm tổ chức; tỷ lệ % đối tượng hài lòng về phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ và tỷ lệ % đối tượng hài lòng về các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.
Riêng đối với tiêu chí mức độ tác động của các hoạt động PBGDPL cụ thể tập trung phân định rõ được tỷ lệ % số lượng người biết về nội dung, thông tin pháp luật được PBGDPL so với số lượng dự kiến đạt được theo Kế hoạch và tỷ lệ % số lượng người đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật lĩnh vực được PBGDPL trên địa bàn trước và sau hoạt động PBGDPL. Trên cơ sở Tiêu chí riêng này tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, lấy ý kiến đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL trong lĩnh vực chính sách dân tộc, bảo vệ môi trường; bình đẳng giới (Ban Dân tộc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) và lĩnh vực quản lý nhà nước về hụi (Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao).
Trước đó, để khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý; đồng thời tạo cơ sở để tỉnh Sóc Trăng xây dựng và ban hành tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tiêu chí chung của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện sử dụng pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024 (Sở tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 29/5/2024 phê duyệt phương án tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện sử dụng pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp thực hiện điều tra, khảo sát dưới hình thức gửi phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với 500 phiếu đối tượng là người dân tại các xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng).
Như vậy, với việc ban hành Tiêu chí riêng và triển khai thực hiện Kế hoạch đánh giá thí điểm công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có thể nói đây là cơ sở vững chắc để lựa chọn, xác định đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, phương pháp, cách thức để đánh giá hoạt động PBGDPL bảo đảm khoa học, khả thi, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng loại hoạt động PBGDPL trên địa bàn. Trên cơ sở đó, cũng yêu cầu các việc tổ chức đánh giá hiệu quả PBGDPL phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc, đầy đủ, bảo đảm nội dung, nhiệm vụ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh; góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Chuyên viên Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật