19/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại Vĩnh PhúcMô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả phải bảo đảm chú trọng đến các vấn đề như nhóm đối tượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng đến, đặc trưng của nhóm đối tượng, những hoạt động chủ thể cần phải triển khai, cách thức triển khai các hoạt động đó. Bên cạnh đó, các mô hình phải có tính lan tỏa. Đây là tiêu chí rất quan trọng, bởi lẽ một mô hình hiệu quả phải có khả năng tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể, được nhiều người đón nhận. Sự lan tỏa thể hiện cụ thể bằng việc mọi người đều nhận thức đầy đủ về những vấn đề pháp lý một cách tự nhiên, từ đó tự học tập tìm hiểu pháp luật, tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật.Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, trong năm 2024, các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể đã tích cực triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến công chức, viên chức, người lao động và tuyên truyền đến Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được lựa chọn, đảm bảo thiết thực, trọng tâm, trọng điểm bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các vấn đề “nóng” mà dư luận xã hội quan tâm và các chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả nổi bật cả về hình thức lẫn nội dung, góp phần quan trọng đưa chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn về việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật được nâng cao. Người dân được thông tin pháp luật, có ý thức tự chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung, hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới đảm bảo thiết thực, trọng tâm, trọng điểm, gắn với từng đối tượng, địa bàn, tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Những kết quả này đã góp phần ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy nhiệm vụ pháp triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Công văn số 2643/BTP-PBGDPL ngày 23/5/2024 của Bộ Tư pháp về việc rà soát báo cáo về mô hình điểm phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đã rà soát, đề xuất 02 mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở gồm:
1. Mô hình: Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ làm trái pháp luật tại thôn Núi, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung mô hình:Thông qua các buổi sinh hoạt của Mô hình để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là các cháu thanh thiếu niên; phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý, giáo dục giúp đỡ thanh thiếu niên hư trở thành người có ích cho xã hội. Mô hình hoạt động thường xuyên, định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết đánh giá hoạt động của Mô hình hoặc theo tình hình nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tính hiệu quả của mô hình: Thông qua các buổi sinh hoạt, nhiều chủ trương chính sách mới của Đảng và văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành đã được Ban chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn biết để thực hiện. Mô hình đã làm thay đổi nhận thức của người dân đối với pháp luật đặc biệt là các cháu thanh thiếu niên, giúp họ hiểu biết thêm về pháp luật, tác động tích cực đến đời sống, nâng cao việc chấp hành pháp luật, đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước. Từ đó tuyên truyền vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Qua việc xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động của Mô hình đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thôn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và phối hợp với các cấp chính quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các cháu thanh thiếu niên.
2. Mô hình: “5 tự quản” về an ninh trật tự thôn Nhật Chiêu 1, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung mô hình: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chủ trương, đường lối của Đảng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân địa phương về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo vệ tài sản; phòng chống cháy, nổ; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý tốt người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận biết các thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, từ đó có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh tố giác và phòng tránh, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn dân cư và gia đình.
Tính hiệu quả của mô hình: Qua thời gian thực hiện Mô hình “5 tự quản” về an ninh trật tự thôn Nhật Chiêu 1, xã Liên Châu đã nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân trên địa bàn; tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững ổn định, các hành vi vi phạm pháp luật được kiềm chế, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được ngăn chặn, đẩy lùi. Thông qua mô hình này đã tuyên truyền, vận động, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật và có biểu hiện vi phạm pháp luật chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là việc chấp hành các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Từ đó, nhân dân địa phương an tâm, phấn khởi, đoàn kết chung lòng xây dựng Nông thôn mới, xây dựng địa phương ngày càng phát triển, giàu mạnh./.
Nguyễn Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả phải bảo đảm chú trọng đến các vấn đề như nhóm đối tượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng đến, đặc trưng của nhóm đối tượng, những hoạt động chủ thể cần phải triển khai, cách thức triển khai các hoạt động đó. Bên cạnh đó, các mô hình phải có tính lan tỏa. Đây là tiêu chí rất quan trọng, bởi lẽ một mô hình hiệu quả phải có khả năng tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể, được nhiều người đón nhận. Sự lan tỏa thể hiện cụ thể bằng việc mọi người đều nhận thức đầy đủ về những vấn đề pháp lý một cách tự nhiên, từ đó tự học tập tìm hiểu pháp luật, tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật.
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, trong năm 2024, các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể đã tích cực triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến công chức, viên chức, người lao động và tuyên truyền đến Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được lựa chọn, đảm bảo thiết thực, trọng tâm, trọng điểm bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các vấn đề “nóng” mà dư luận xã hội quan tâm và các chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả nổi bật cả về hình thức lẫn nội dung, góp phần quan trọng đưa chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn về việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật được nâng cao. Người dân được thông tin pháp luật, có ý thức tự chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung, hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới đảm bảo thiết thực, trọng tâm, trọng điểm, gắn với từng đối tượng, địa bàn, tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Những kết quả này đã góp phần ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy nhiệm vụ pháp triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Công văn số 2643/BTP-PBGDPL ngày 23/5/2024 của Bộ Tư pháp về việc rà soát báo cáo về mô hình điểm phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đã rà soát, đề xuất 02 mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở gồm:
1. Mô hình: Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ làm trái pháp luật tại thôn Núi, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung mô hình:Thông qua các buổi sinh hoạt của Mô hình để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là các cháu thanh thiếu niên; phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý, giáo dục giúp đỡ thanh thiếu niên hư trở thành người có ích cho xã hội. Mô hình hoạt động thường xuyên, định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết đánh giá hoạt động của Mô hình hoặc theo tình hình nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tính hiệu quả của mô hình: Thông qua các buổi sinh hoạt, nhiều chủ trương chính sách mới của Đảng và văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành đã được Ban chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn biết để thực hiện. Mô hình đã làm thay đổi nhận thức của người dân đối với pháp luật đặc biệt là các cháu thanh thiếu niên, giúp họ hiểu biết thêm về pháp luật, tác động tích cực đến đời sống, nâng cao việc chấp hành pháp luật, đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước. Từ đó tuyên truyền vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Qua việc xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động của Mô hình đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thôn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và phối hợp với các cấp chính quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các cháu thanh thiếu niên.
2. Mô hình: “5 tự quản” về an ninh trật tự thôn Nhật Chiêu 1, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung mô hình: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chủ trương, đường lối của Đảng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân địa phương về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo vệ tài sản; phòng chống cháy, nổ; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý tốt người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận biết các thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, từ đó có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh tố giác và phòng tránh, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn dân cư và gia đình.
Tính hiệu quả của mô hình: Qua thời gian thực hiện Mô hình “5 tự quản” về an ninh trật tự thôn Nhật Chiêu 1, xã Liên Châu đã nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân trên địa bàn; tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững ổn định, các hành vi vi phạm pháp luật được kiềm chế, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được ngăn chặn, đẩy lùi. Thông qua mô hình này đã tuyên truyền, vận động, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật và có biểu hiện vi phạm pháp luật chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là việc chấp hành các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Từ đó, nhân dân địa phương an tâm, phấn khởi, đoàn kết chung lòng xây dựng Nông thôn mới, xây dựng địa phương ngày càng phát triển, giàu mạnh./.
Nguyễn Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật