21/07/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Quân khu 4 - Đẩy mạnh hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc Ngày 18/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1219/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền” (sau gọi là Đề án 1219). Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện hiệu quả Đề án 1219 không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là giải pháp thiết thực nhằm giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Quân khu 4 sau khi sáp nhập gồm 04 tỉnh, 01 thành phố (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, thành phố Huế) - địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, đa dân tộc, đa tôn giáo nhưng thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực mạnh mẽ trong việc cụ thể hóa và đưa Đề án 1219 vào cuộc sống.Quân khu 4 có 483 đơn vị hành chính cấp xã với 64 xã biên giới đất liền tiếp giáp với 7 tỉnh, 16 huyện của nước bạn Lào. Tuyến biên giới dài gần 1.400 km trải dài là nơi sinh sống của 34 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90%, còn lại là Thái, Mường, Pa Cô, Mông và các dân tộc thiểu số khác.
Với đặc điểm địa hình, xã hội và văn hóa đặc thù của khu vực này đòi hỏi công tác tuyên truyền cần được thực hiện có trọng tâm, sát thực tế và linh hoạt trong từng hình thức. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân, việc tiếp cận thông tin, truyền thông, internet, mạng xã hội càng phổ biến thì việc tận dụng các công cụ truyền thông hiện đại kết hợp với phương pháp tuyên truyền truyền thống là chìa khóa để nâng cao nhận thức cộng đồng.
Những năm gần đây, khu vực biên giới Quân khu 4 đã có nhiều kết quả đời sống người dân ngày càng nâng cao, hạ tầng được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Nhân dân các dân tộc đã có ý thức rõ hơn về vai trò trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được hưởng ứng sâu rộng.
Đặc biệt, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Công tác tuyển quân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu; công tác dân vận được triển khai hiệu quả với phương châm “ba bám, bốn cùng” đã giúp quân – dân đoàn kết, gắn bó mật thiết.
Đề án 1219 - Chuyển từ nhận thức chính trị sang hành động thực tiễn
Quán triệt sâu sắc ý nghĩa và mục tiêu của Đề án 1219, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã chủ động, linh hoạt chỉ đạo các đơn vị triển khai kế hoạch thực hiện với lộ trình rõ ràng, đồng bộ và phù hợp đặc điểm từng địa phương như: xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án và đôn đốc triển khai tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đặc biệt là Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, các Đoàn Kinh tế - Quốc phòng, Tổng công ty Hợp tác kinh tế. Cùng với đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện, tài liệu quán triệt, tuyên truyền sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong toàn lực lượng vũ trang Quân khu.
Nâng cao năng lực tuyên truyền viên, bồi dưỡng tiếng dân tộc và kiến thức dân tộc học
Một trong những giải pháp được Quân khu 4 chú trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tiếp tục triển khai nội dung bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác dân vận. Trong 2 năm 2023 - 2024, đã có hơn 2.000 lượt cán bộ được bồi dưỡng kiến thức dân tộc, 320 cán bộ học tiếng dân tộc tại các lớp chuyên sâu. Trong thời gian tới, Quân khu 4 sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng tập huấn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, đài phát thanh địa phương để tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường truyền thông đa phương tiện - gần dân, sát dân
Đổi mới hình thức tuyên truyền là điểm sáng trong thực hiện Đề án 1219. Bên cạnh các hội nghị, lớp tập huấn, tuyên truyền qua loa truyền thanh, cấp phát tài liệu, tờ rơi… Quân khu 4 đã sáng tạo nhiều cách làm hiệu quả như: lồng ghép tuyên truyền trong lễ hội văn hóa dân gian; chiếu phim lưu động, triển lãm ảnh chuyên đề; tổ chức các phiên tòa giả định, sân khấu hóa tình huống pháp luật; giao lưu văn hóa giữa các cơ quan, đơn vị với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào; đẩy mạnh tuyên truyền qua mạng xã hội, internet, video clip, phát thanh, báo chí; tranh thủ uy tín người có vị trí ảnh hưởng trong đồng bào dân tộc; xây dựng tin bài lan tỏa mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả...
Việc sử dụng tổng hợp các kênh truyền thông đã tạo sự lan tỏa, thu hút sự quan tâm của người dân, nhất là thế hệ trẻ.
Bảo đảm hậu cần, thiết bị và nguồn lực triển khai Đề án
Một yếu tố quan trọng để Đề án đi vào thực tiễn là cơ sở vật chất và hậu cần. Trong năm 2025, Quân khu 4 xác định ưu tiên trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền cho các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp tại địa bàn biên giới. Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được cấp, tránh dàn trải, lãng phí. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương huy động các nguồn lực tại chỗ, tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ, nhân rộng mô hình hay, khen thưởng tập thể, cá nhân có sáng kiến, hiệu quả cao trong việc thực hiện Đề án.
Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách dân tộc ở khu vực biên giới không chỉ nhằm nâng cao hiểu biết cho nhân dân, mà còn có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển. Qua đó, góp phần tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động giữa các cấp ủy, chính quyền và nhân dân; giữ vững thế trận lòng dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc.
Việc triển khai thành công Đề án 1219 tại Quân khu 4 không chỉ thể hiện sự sáng tạo, quyết tâm của lực lượng vũ trang, mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần “Quân với dân một ý chí”, bảo vệ vững chắc tổ quốc trong tình hình mới.
Thu Hiền
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Ngày 18/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1219/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền” (sau gọi là Đề án 1219). Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện hiệu quả Đề án 1219 không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là giải pháp thiết thực nhằm giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Quân khu 4 sau khi sáp nhập gồm 04 tỉnh, 01 thành phố (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, thành phố Huế) - địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, đa dân tộc, đa tôn giáo nhưng thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực mạnh mẽ trong việc cụ thể hóa và đưa Đề án 1219 vào cuộc sống.
Quân khu 4 có 483 đơn vị hành chính cấp xã với 64 xã biên giới đất liền tiếp giáp với 7 tỉnh, 16 huyện của nước bạn Lào. Tuyến biên giới dài gần 1.400 km trải dài là nơi sinh sống của 34 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90%, còn lại là Thái, Mường, Pa Cô, Mông và các dân tộc thiểu số khác.
Với đặc điểm địa hình, xã hội và văn hóa đặc thù của khu vực này đòi hỏi công tác tuyên truyền cần được thực hiện có trọng tâm, sát thực tế và linh hoạt trong từng hình thức. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân, việc tiếp cận thông tin, truyền thông, internet, mạng xã hội càng phổ biến thì việc tận dụng các công cụ truyền thông hiện đại kết hợp với phương pháp tuyên truyền truyền thống là chìa khóa để nâng cao nhận thức cộng đồng.
Những năm gần đây, khu vực biên giới Quân khu 4 đã có nhiều kết quả đời sống người dân ngày càng nâng cao, hạ tầng được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Nhân dân các dân tộc đã có ý thức rõ hơn về vai trò trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được hưởng ứng sâu rộng.
Đặc biệt, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Công tác tuyển quân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu; công tác dân vận được triển khai hiệu quả với phương châm “ba bám, bốn cùng” đã giúp quân – dân đoàn kết, gắn bó mật thiết.
Đề án 1219 - Chuyển từ nhận thức chính trị sang hành động thực tiễn
Quán triệt sâu sắc ý nghĩa và mục tiêu của Đề án 1219, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã chủ động, linh hoạt chỉ đạo các đơn vị triển khai kế hoạch thực hiện với lộ trình rõ ràng, đồng bộ và phù hợp đặc điểm từng địa phương như: xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án và đôn đốc triển khai tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đặc biệt là Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, các Đoàn Kinh tế - Quốc phòng, Tổng công ty Hợp tác kinh tế. Cùng với đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện, tài liệu quán triệt, tuyên truyền sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong toàn lực lượng vũ trang Quân khu.
Nâng cao năng lực tuyên truyền viên, bồi dưỡng tiếng dân tộc và kiến thức dân tộc học
Một trong những giải pháp được Quân khu 4 chú trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tiếp tục triển khai nội dung bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác dân vận. Trong 2 năm 2023 - 2024, đã có hơn 2.000 lượt cán bộ được bồi dưỡng kiến thức dân tộc, 320 cán bộ học tiếng dân tộc tại các lớp chuyên sâu. Trong thời gian tới, Quân khu 4 sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng tập huấn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, đài phát thanh địa phương để tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường truyền thông đa phương tiện - gần dân, sát dân
Đổi mới hình thức tuyên truyền là điểm sáng trong thực hiện Đề án 1219. Bên cạnh các hội nghị, lớp tập huấn, tuyên truyền qua loa truyền thanh, cấp phát tài liệu, tờ rơi… Quân khu 4 đã sáng tạo nhiều cách làm hiệu quả như: lồng ghép tuyên truyền trong lễ hội văn hóa dân gian; chiếu phim lưu động, triển lãm ảnh chuyên đề; tổ chức các phiên tòa giả định, sân khấu hóa tình huống pháp luật; giao lưu văn hóa giữa các cơ quan, đơn vị với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào; đẩy mạnh tuyên truyền qua mạng xã hội, internet, video clip, phát thanh, báo chí; tranh thủ uy tín người có vị trí ảnh hưởng trong đồng bào dân tộc; xây dựng tin bài lan tỏa mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả...
Việc sử dụng tổng hợp các kênh truyền thông đã tạo sự lan tỏa, thu hút sự quan tâm của người dân, nhất là thế hệ trẻ.
Bảo đảm hậu cần, thiết bị và nguồn lực triển khai Đề án
Một yếu tố quan trọng để Đề án đi vào thực tiễn là cơ sở vật chất và hậu cần. Trong năm 2025, Quân khu 4 xác định ưu tiên trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền cho các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp tại địa bàn biên giới. Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được cấp, tránh dàn trải, lãng phí. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương huy động các nguồn lực tại chỗ, tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ, nhân rộng mô hình hay, khen thưởng tập thể, cá nhân có sáng kiến, hiệu quả cao trong việc thực hiện Đề án.
Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách dân tộc ở khu vực biên giới không chỉ nhằm nâng cao hiểu biết cho nhân dân, mà còn có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển. Qua đó, góp phần tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động giữa các cấp ủy, chính quyền và nhân dân; giữ vững thế trận lòng dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc.
Việc triển khai thành công Đề án 1219 tại Quân khu 4 không chỉ thể hiện sự sáng tạo, quyết tâm của lực lượng vũ trang, mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần “Quân với dân một ý chí”, bảo vệ vững chắc tổ quốc trong tình hình mới.
Thu Hiền
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý