Hôm qua (16/7) đã bắt đầu phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII. Một số vấn đề lớn của hai dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Người cao tuổi và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 5 cũng như công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII là những nội dung chính trong ngày làm việc đầu tiên của phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường vừa ký Tờ trình số 24/TTr-BTP báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra văn và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Theo Bộ Tư pháp, cần thiết phải ban hành một Nghị định mới thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP này.
Thuật ngữ "cartel" bắt nguồn gốc từ tiếng Đức ("Kartell"), có nội hàm dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp có vị trí độc lập với nhau (hợp tác theo chiều ngang) nhằm nâng cao sức mạnh của các bên trên thị trường. Cartel được sử dụng rộng rãi tại các nước Anh-Mỹ, tuy nhiên tại Pháp nó lại được thể hiện bằng thuật ngữ "entente", nhưng nội hàm hai khái niệ...
Tại “Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin và báo cáo đánh giá tác động của Luật Tiếp cận thông tin” do Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức cuối tuần qua, đã có một người dân nói rằng: “Chúng tôi không đói ăn, đói mặc... nhưng đói thông tin vô cùng” và hy vọng luật sẽ được ban hành sớm hơn chứ không phải tới năm 2012 mới có hiệu lực.
Ngày 28/5/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN), trong đó quy định các phương thức và nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho DN. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm Nghị định số 66 được ban hành, các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN chưa thực sự thu hút sự tham gia của đối tượng được hỗ trợ.
Trong lịch sử về tổ chức và hoạt động luật sư Việt Nam thì sự kiện ra đời Tổ chức luật sư toàn quốc với tên gọi Liên đoàn luật sư Việt Nam là một dấu mốc quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Sự ra đời của Liên đoàn luật sư Việt Nam bắt đầu được đặt nền móng từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong khi các lớp tập huấn cho chấp hành viên về những quy định mới của Luật Thi hành án dân sự (THADS) đang diễn ra tại khu vực miền Trung và miền Nam thì các địa phương đã chủ động trong các khâu chuẩn bị để việc triển khai Luật có hiệu quả. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật VN tại một số địa phương.
Có hiệu lực từ 1/7/2009, Luật Thi hành án dân sự (THADS) là một văn bản quan trọng chứa nhiều quy định mới. Các công tác chuẩn bị cho việc thi hành Luật ra sao, có những vấn đề gì cần quan tâm giải quyết, cuối tuần qua, PV Báo Pháp luật VN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Luyện – Cục trưởng Cục THADS, Bộ Tư pháp. Ông Luyện cho biết:
Trong các ngày 25, 26/6/2009, Đồng chí Hà Hùng Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình theo Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh sau kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá XII.
Với tỷ lệ đồng thuận khá cao (92,09%), hôm qua 18/6, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cùng với Luật này các Dự thảo Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài, Luật sửa đổi bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa và Luật Điện ảnh (sửa đổi) cũng đã được thông qua.