15/07/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Một số nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2025 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2025 (sau đây gọi là Luật 2025) đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào ngày 25/6/2025 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Việc sửa đổi, bổ sung Luật lần này xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, công bằng và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Các điểm mới của Luật 2025 tập trung vào việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quy trình xử lý, tối ưu hóa các biện pháp xử phạt và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Luật 2025 có những điểm mới cơ bản sau:Thứ nhất, Luật 2025 điều chỉnh mức phạt tiền đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56). Theo quy định mới, mức phạt tiền tối đa được áp dụng cho hình thức xử phạt này đã tăng gấp đôi so với trước đây. Cụ thể, đối với cá nhân, mức phạt tiền không lập biên bản được nâng từ 250.000 đồng lên đến 500.000 đồng. Đối với tổ chức, mức phạt này tăng từ 500.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, Luật 2025 cũng quy định trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trên thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực cho cả cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức vi phạm, đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ việc đơn giản. Từ đó, nâng cao hiệu quả tổng thể của công tác xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phản ánh sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội và giá trị tiền tệ hiện nay.
Thứ hai, Luật 2025 đã cho phép xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử (Điều 18a), đây là một bước đột phá quan trọng trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước. Việc xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và thông tin. Quy định này yêu cầu việc thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng dữ liệu phải đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực, an toàn và đúng mục đích, phạm vi theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải đảm bảo kết nối hệ thống, chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ quản lý nhà nước và giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc áp dụng các quy trình điện tử trong xử lý vi phạm hành chính sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, nó tăng cường hiệu quả bằng cách tự động hóa các bước thủ tục, giảm thiểu giấy tờ và thời gian xử lý và nâng cao tính minh bạch và khả năng giám sát, vì mọi hoạt động đều được ghi lại điện tử, giúp dễ dàng truy vết và kiểm tra, bên cạnh đó, việc tích hợp dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan sẽ cải thiện sự phối hợp và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, kịp thời.
Thứ ba, quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể được gửi bằng phương thức điện tử (Điều 70). Theo quy định mới, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định đó cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và các cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Các hình thức gửi quyết định xử phạt hiện nay bao gồm: (1) Giao trực tiếp cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt; (2) Gửi qua dịch vụ bưu chính bằng hình thức bảo đảm; (3) Gửi bằng phương thức điện tử; (4) Trường hợp không thể thực hiện được các hình thức trên, có thể niêm yết công khai quyết định xử phạt tại nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của tổ chức bị xử phạt, hoặc gửi quyết định xử phạt đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của tổ chức bị xử phạt. Việc bổ sung hình thức gửi bằng phương thức điện tử là một bước tiến quan trọng, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận thông tin của cá nhân, tổ chức, đồng thời đẩy nhanh quá trình thi hành quyết định xử phạt.
Thứ tư, Luật 2025 sửa đổi về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (Điều 6). Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Như vậy, Luật 2025 đã bổ sung lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Bên cạnh đó, Luật 2025 sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với vi phạm về thuế, kiểm toán độc lập: “Vi phạm hành chính về thuế, kiểm toán độc lập thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, kiểm toán độc lập”.
Thứ năm, Luật 2025 đã có quy định về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định mới, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cấp trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Quy định này nhằm tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác xử phạt, giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ việc, đặc biệt trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt hoặc có quá nhiều vụ việc cần xử lý.
Thứ sáu, tăng quyền cho Công an cấp xã trong xử lý hồ sơ vi phạm hành chính với cá nhân từ 01/7/2025, kế thừa thẩm quyền của Trưởng công an cấp huyện trước đây. Cụ thể, theo quy định tại khoản 17, 18, 19, 20 Điều 1 Luật 2025, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như đưa vào trường giáo dưỡng,đưa vào cơ sở cai nghiện đối với người nghiện ma túy, hoặc đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người vi phạm khác khi đủ điều kiện./.
Lại Nhật Quang
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2025 (sau đây gọi là Luật 2025) đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào ngày 25/6/2025 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Việc sửa đổi, bổ sung Luật lần này xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, công bằng và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Các điểm mới của Luật 2025 tập trung vào việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quy trình xử lý, tối ưu hóa các biện pháp xử phạt và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Luật 2025 có những điểm mới cơ bản sau:
Thứ nhất, Luật 2025 điều chỉnh mức phạt tiền đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56). Theo quy định mới, mức phạt tiền tối đa được áp dụng cho hình thức xử phạt này đã tăng gấp đôi so với trước đây. Cụ thể, đối với cá nhân, mức phạt tiền không lập biên bản được nâng từ 250.000 đồng lên đến 500.000 đồng. Đối với tổ chức, mức phạt này tăng từ 500.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, Luật 2025 cũng quy định trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trên thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực cho cả cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức vi phạm, đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ việc đơn giản. Từ đó, nâng cao hiệu quả tổng thể của công tác xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phản ánh sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội và giá trị tiền tệ hiện nay.
Thứ hai, Luật 2025 đã cho phép xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử (Điều 18a), đây là một bước đột phá quan trọng trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước. Việc xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và thông tin. Quy định này yêu cầu việc thu thập, lưu trữ, khai thác, sử dụng dữ liệu phải đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực, an toàn và đúng mục đích, phạm vi theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải đảm bảo kết nối hệ thống, chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ quản lý nhà nước và giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc áp dụng các quy trình điện tử trong xử lý vi phạm hành chính sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, nó tăng cường hiệu quả bằng cách tự động hóa các bước thủ tục, giảm thiểu giấy tờ và thời gian xử lý và nâng cao tính minh bạch và khả năng giám sát, vì mọi hoạt động đều được ghi lại điện tử, giúp dễ dàng truy vết và kiểm tra, bên cạnh đó, việc tích hợp dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan sẽ cải thiện sự phối hợp và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, kịp thời.
Thứ ba, quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể được gửi bằng phương thức điện tử (Điều 70). Theo quy định mới, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định đó cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và các cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Các hình thức gửi quyết định xử phạt hiện nay bao gồm: (1) Giao trực tiếp cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt; (2) Gửi qua dịch vụ bưu chính bằng hình thức bảo đảm; (3) Gửi bằng phương thức điện tử; (4) Trường hợp không thể thực hiện được các hình thức trên, có thể niêm yết công khai quyết định xử phạt tại nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của tổ chức bị xử phạt, hoặc gửi quyết định xử phạt đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của tổ chức bị xử phạt. Việc bổ sung hình thức gửi bằng phương thức điện tử là một bước tiến quan trọng, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận thông tin của cá nhân, tổ chức, đồng thời đẩy nhanh quá trình thi hành quyết định xử phạt.
Thứ tư, Luật 2025 sửa đổi về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (Điều 6). Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Như vậy, Luật 2025 đã bổ sung lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Bên cạnh đó, Luật 2025 sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với vi phạm về thuế, kiểm toán độc lập: “Vi phạm hành chính về thuế, kiểm toán độc lập thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, kiểm toán độc lập”.
Thứ năm, Luật 2025 đã có quy định về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định mới, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cấp trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Quy định này nhằm tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác xử phạt, giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ việc, đặc biệt trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt hoặc có quá nhiều vụ việc cần xử lý.
Thứ sáu, tăng quyền cho Công an cấp xã trong xử lý hồ sơ vi phạm hành chính với cá nhân từ 01/7/2025, kế thừa thẩm quyền của Trưởng công an cấp huyện trước đây. Cụ thể, theo quy định tại khoản 17, 18, 19, 20 Điều 1 Luật 2025, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như đưa vào trường giáo dưỡng,đưa vào cơ sở cai nghiện đối với người nghiện ma túy, hoặc đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người vi phạm khác khi đủ điều kiện./.
Lại Nhật Quang
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý