09/11/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh - Trưởng Ban Tổ chức tại Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường”Kính thưa đ/c …
Thưa quý vị đại biểu, khách quý; các thầy giáo, cô giáo,
Các em học sinh thân mến!
Hôm nay, trong không khí cả nước sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11 và hướng tới kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup long trọng tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu kiến thức pháp luật với tên gọi “Pháp luật học đường”. Cách đây tròn 01 năm, Lễ phát động Cuộc thi đã được tổ chức và nhận được sự đón nhận, hưởng ứng tích cực của các em học sinh, sinh viên, học viên, các thầy cô giáo, các nhà trường và địa phương trên phạm vi cả nước.
Thay mặt Ban Tổ chức Cuộc thi, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Lãnh đạo, các quý vị đại biểu, khách quý; các thầy giáo, cô giáo; các em học sinh, học viên, sinh viên đã về dự Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi. Kính chúc các đồng chí lãnh đạo; các vị đại biểu; các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, học viên, sinh viên mạnh khỏe, đạt nhiều thành tích mới trong học tập, công tác. Chúc buổi Lễ của chúng ta thành công tốt đẹp!
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, học viên, sinh viên,
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường, những năm qua, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn để đưa pháp luật đến với các em học sinh, học viên, sinh viên. Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cả chính khóa và ngoại khóa đã được thực hiện nhằm trang bị kiến thức pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; nhận thức về trách nhiệm xã hội, về nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng nếp sống tuân thủ Hiến pháp và pháp luật cho các em. Đặc biệt, nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, năm 2016, năm 2017, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh THPT “Luật gia tương lai” tại một số địa phương. Trong 02 năm tổ chức, Cuộc thi đã thu hút gần 270 ngàn học sinh đăng ký dự thi và hơn 600 ngàn lượt dự thi, tạo hiệu ứng xã hội tích cực và sức lan tỏa rộng lớn. Tiếp nối thành công đó, năm 2019, chúng ta tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật với tên gọi “Pháp luật học đường” và được mở rộng trong phạm vi toàn quốc, với sự tham gia dự thi của các em học sinh trung học phổ thông; các em học sinh, học viên, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ban Tổ chức đã ghi nhận gần 320 ngàn lượt thi trong suốt thời gian diễn ra Vòng loại, Vòng bán kết và Vòng chung kết. Nhiều thí sinh, trường học, cơ quan, đơn vị ở địa phương đã tích cực, hưởng ứng tham gia Cuộc thi và đạt kết cao trong suốt Vòng loại, Vòng bán kết như: Trường CĐ công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, Lâm Đồng, Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam, Trường THPT Trần Bình Trọng, Khánh Hòa. Rất nhiều thí sinh đạt giải từ 03 tuần của Vòng loại trở lên, thậm chí có thí sinh còn đạt 5/6 giải của Vòng loại. Vòng chung kết Cuộc thi được tổ chức với hình thức trực tuyến online tại địa điểm thuận tiện của 29 tỉnh, thành phố với hơn 300 thí sinh đủ điều kiện tham gia thi. Căn cứ kết quả thi, Ban Tổ chức đã công nhận kết quả thi cho 26 thí sinh đạt giải, gồm: 01 giải Nhất; 03 giải Nhì; 06 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
Kết quả của Cuộc thi đã chứng minh đây là sân chơi tìm hiểu pháp luật thực sự bổ ích, lý thú đối với các em học sinh, sinh viên, học viên, qua đó góp phần nâng cao ý thức tự giác nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh, thiếu niên. Cuộc thi thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI và quy định của Luật Giáo dục mới được Quốc hội thông qua, cũng như định hướng mới của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đó là tập trung mạnh vào hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; đa dạng hóa và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, thí sinh đạt giải Nhất, giải Nhì Vòng chung kết Cuộc thi sẽ được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Luật Hà Nội đã khẳng định mục đích, ý nghĩa, giá trị của Cuộc thi đối với công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em. Thành công của Cuộc thi còn là một minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Và không thể không nhắc đến sự tích cực tham gia hưởng ứng, triển khai Cuộc thi của các Sở, Ban, ngành, các nhà trường, Ban giám hiệu, các thầy/cô giáo và đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, học viên – nhân tố quan trọng quyết định thành công của Cuộc thi.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức cuộc thi vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế như: Một số địa phương chưa phát huy vai trò, trách nhiệm, chưa tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi thể hiện qua số lượng thí sinh tham gia Cuộc thi còn thấp. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến online, do đó có nhiều yếu tố khách quan tác động đến việc tổ chức Cuộc thi như nghẽn mạng, đường truyền, công tác xác minh thông tin thí sinh gặp khó khăn... Giá trị Giải thưởng còn tương đối thấp. Đặc biệt, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 nên thời gian tổ chức Cuộc thi bị kéo dài nên công tác truyền thông, hưởng ứng, triển khai Cuộc thi có phần bị ảnh hưởng.
Thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên!
Sau 01 năm triển khai, Cuộc thi được tổ chức thành công tốt đẹp, tạo được hiệu ứng xã hội rộng lớn và để lại dấu ấn tốt đẹp trong các em học sinh, học viên, sinh viên cả nước. Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi nhằm tôn vinh, khích lệ các cá nhân đạt giải, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong tổ chức Cuộc thi. Đây là hoạt động có ý nghĩa được tổ chức vào Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020. Nhân dịp này, thay mặt Ban Tổ chức cuộc thi, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo các đơn vị: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp tổ chức thành công Cuộc thi. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh, thành phố, Ban Giám hiệu các nhà trường, các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên, học viên trên cả nước đã có nhiều những đóng góp quan trọng, góp phần tạo nên thành công của Cuộc thi.
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, học viên, sinh viên,
Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi của chúng ta diễn ra ở thời điểm hết sức có ý nghĩa. Kết quả tốt đẹp của Cuộc thi hôm nay thực sự là hành động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và cũng là những đóa hoa tươi thắm kính dâng lên các thầy, các cô nhân ngày Hiến chương các nhà giáo. Trên tinh thần ấy, một lần nữa, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Cuộc thi, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công Cuộc thi. Tôi hi vọng trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc duy trì, nâng cao hiệu quả các hình thức PBGDPL nói chung và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc buổi lễ của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh

Kính thưa đ/c …
Thưa quý vị đại biểu, khách quý; các thầy giáo, cô giáo,
Các em học sinh thân mến!
Hôm nay, trong không khí cả nước sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11 và hướng tới kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup long trọng tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu kiến thức pháp luật với tên gọi “Pháp luật học đường”. Cách đây tròn 01 năm, Lễ phát động Cuộc thi đã được tổ chức và nhận được sự đón nhận, hưởng ứng tích cực của các em học sinh, sinh viên, học viên, các thầy cô giáo, các nhà trường và địa phương trên phạm vi cả nước.
Thay mặt Ban Tổ chức Cuộc thi, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Lãnh đạo, các quý vị đại biểu, khách quý; các thầy giáo, cô giáo; các em học sinh, học viên, sinh viên đã về dự Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi. Kính chúc các đồng chí lãnh đạo; các vị đại biểu; các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, học viên, sinh viên mạnh khỏe, đạt nhiều thành tích mới trong học tập, công tác. Chúc buổi Lễ của chúng ta thành công tốt đẹp!
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, học viên, sinh viên,
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường, những năm qua, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn để đưa pháp luật đến với các em học sinh, học viên, sinh viên. Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cả chính khóa và ngoại khóa đã được thực hiện nhằm trang bị kiến thức pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; nhận thức về trách nhiệm xã hội, về nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng nếp sống tuân thủ Hiến pháp và pháp luật cho các em. Đặc biệt, nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, năm 2016, năm 2017, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh THPT “Luật gia tương lai” tại một số địa phương. Trong 02 năm tổ chức, Cuộc thi đã thu hút gần 270 ngàn học sinh đăng ký dự thi và hơn 600 ngàn lượt dự thi, tạo hiệu ứng xã hội tích cực và sức lan tỏa rộng lớn. Tiếp nối thành công đó, năm 2019, chúng ta tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật với tên gọi “Pháp luật học đường” và được mở rộng trong phạm vi toàn quốc, với sự tham gia dự thi của các em học sinh trung học phổ thông; các em học sinh, học viên, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ban Tổ chức đã ghi nhận gần 320 ngàn lượt thi trong suốt thời gian diễn ra Vòng loại, Vòng bán kết và Vòng chung kết. Nhiều thí sinh, trường học, cơ quan, đơn vị ở địa phương đã tích cực, hưởng ứng tham gia Cuộc thi và đạt kết cao trong suốt Vòng loại, Vòng bán kết như: Trường CĐ công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, Lâm Đồng, Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam, Trường THPT Trần Bình Trọng, Khánh Hòa. Rất nhiều thí sinh đạt giải từ 03 tuần của Vòng loại trở lên, thậm chí có thí sinh còn đạt 5/6 giải của Vòng loại. Vòng chung kết Cuộc thi được tổ chức với hình thức trực tuyến online tại địa điểm thuận tiện của 29 tỉnh, thành phố với hơn 300 thí sinh đủ điều kiện tham gia thi. Căn cứ kết quả thi, Ban Tổ chức đã công nhận kết quả thi cho 26 thí sinh đạt giải, gồm: 01 giải Nhất; 03 giải Nhì; 06 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
Kết quả của Cuộc thi đã chứng minh đây là sân chơi tìm hiểu pháp luật thực sự bổ ích, lý thú đối với các em học sinh, sinh viên, học viên, qua đó góp phần nâng cao ý thức tự giác nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh, thiếu niên. Cuộc thi thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI và quy định của Luật Giáo dục mới được Quốc hội thông qua, cũng như định hướng mới của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đó là tập trung mạnh vào hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; đa dạng hóa và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, thí sinh đạt giải Nhất, giải Nhì Vòng chung kết Cuộc thi sẽ được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Luật Hà Nội đã khẳng định mục đích, ý nghĩa, giá trị của Cuộc thi đối với công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em. Thành công của Cuộc thi còn là một minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Và không thể không nhắc đến sự tích cực tham gia hưởng ứng, triển khai Cuộc thi của các Sở, Ban, ngành, các nhà trường, Ban giám hiệu, các thầy/cô giáo và đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, học viên – nhân tố quan trọng quyết định thành công của Cuộc thi.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức cuộc thi vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế như: Một số địa phương chưa phát huy vai trò, trách nhiệm, chưa tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi thể hiện qua số lượng thí sinh tham gia Cuộc thi còn thấp. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến online, do đó có nhiều yếu tố khách quan tác động đến việc tổ chức Cuộc thi như nghẽn mạng, đường truyền, công tác xác minh thông tin thí sinh gặp khó khăn... Giá trị Giải thưởng còn tương đối thấp. Đặc biệt, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 nên thời gian tổ chức Cuộc thi bị kéo dài nên công tác truyền thông, hưởng ứng, triển khai Cuộc thi có phần bị ảnh hưởng.
Thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên!
Sau 01 năm triển khai, Cuộc thi được tổ chức thành công tốt đẹp, tạo được hiệu ứng xã hội rộng lớn và để lại dấu ấn tốt đẹp trong các em học sinh, học viên, sinh viên cả nước. Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi nhằm tôn vinh, khích lệ các cá nhân đạt giải, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong tổ chức Cuộc thi. Đây là hoạt động có ý nghĩa được tổ chức vào Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020. Nhân dịp này, thay mặt Ban Tổ chức cuộc thi, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo các đơn vị: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp tổ chức thành công Cuộc thi. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh, thành phố, Ban Giám hiệu các nhà trường, các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên, học viên trên cả nước đã có nhiều những đóng góp quan trọng, góp phần tạo nên thành công của Cuộc thi.
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, học viên, sinh viên,
Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi của chúng ta diễn ra ở thời điểm hết sức có ý nghĩa. Kết quả tốt đẹp của Cuộc thi hôm nay thực sự là hành động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và cũng là những đóa hoa tươi thắm kính dâng lên các thầy, các cô nhân ngày Hiến chương các nhà giáo. Trên tinh thần ấy, một lần nữa, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Cuộc thi, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công Cuộc thi. Tôi hi vọng trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc duy trì, nâng cao hiệu quả các hình thức PBGDPL nói chung và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc buổi lễ của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh