21/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Bộ Tư pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp đến năm 2030Công tác cán bộ trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa “then chốt của then chốt”, bởi nguồn nhân lực pháp luật luôn được đánh giá là nhân tố trung tâm, đột phá trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật tức là nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, thi hành pháp luật các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ chính trị. Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, đặc biệt là các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp; Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 21/12/2024, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 193-NQ/BCSĐ về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp đến năm 2030. Nghị quyết đề ra mục tiêu chung nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính, chí công vô tư, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới; đồng thời đặt ra các mục tiêu cụ thể gồm: Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của lãnh đạo và cán bộ, đảng viên tại các đơn vị thuộc Bộ về ý thức, trách nhiệm không ngừng học tập, tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm xây dựng, phát triển năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt; đặc biệt hoàn thành mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Bảo đảm đến năm 2027 có ít nhất là 03 công chức và đến năm 2030 có ít nhất 05 công chức có đủ kiến thức năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gồm:
Tăng cường lãnh đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức
Cần tiếp tục, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật và của Bộ về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong bối cảnh tiếp tục tinh giản biên chế và khối lượng công việc ngày càng tăng; đổi mới cách tiếp cận, tầm nhìn dài hạn, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ của đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chủ động và có định hướng rõ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nhất là xây dựng năng lực thực tiễn, đào tạo tại chỗ, tự đào tạo, truyền nghề giữa các thế hệ cán bộ của đơn vị.
Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp
Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đặc biệt, cần rà soát sửa đổi, ban hành mới các quy định, quy chế về đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ bảo đảm phù hợp với các quy định của Đảng, pháp luật mới ban hành và đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp trong tình hình mới.
Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí việc làm và quy hoạch đã được phê duyệt và xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực công tác của Bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ, các kiến thức, kỹ năng thực tiễn, chuyển đổi số, nhất là công chức, viên chức trẻ, công chức mới được tuyển dụng; hướng dẫn thực hiện nghiêm quy định bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm, tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.
Ngoài ra, cần xây dựng mô hình tổ chức học tập, đào tạo, bồi dưỡng và thiết kế chương trình các khóa đào tạo, bồi dưỡng hướng tới việc tự học; có độ mở và linh hoạt phù hợp để cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện liên thông trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giữa các đơn vị xây dựng pháp luật và đơn vị quản lý nhà nước, giữa các đơn vị này với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ để gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa xây dựng và thực thi pháp luật...
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức của Bộ
Rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, quy chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp bảo đảm phù hợp với chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách thức, phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật...
Nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp.
Tăng cường sự chủ động, trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong tham mưu Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị để thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Thủ trưởng các đơn vị trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của các đơn vị. Đồng thời, cần ưu tiên bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật và các quy định của Bộ về công tác đào tạo, bồi dưỡng; động viên, khen thưởng kịp thời với những công chức, viên chức đạt thành tích xuất sắc trong học tập và tự học tập./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác cán bộ trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa “then chốt của then chốt”, bởi nguồn nhân lực pháp luật luôn được đánh giá là nhân tố trung tâm, đột phá trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật tức là nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, thi hành pháp luật các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ chính trị.
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, đặc biệt là các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp; Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 21/12/2024, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 193-NQ/BCSĐ về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp đến năm 2030. Nghị quyết đề ra mục tiêu chung nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính, chí công vô tư, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới; đồng thời đặt ra các mục tiêu cụ thể gồm: Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của lãnh đạo và cán bộ, đảng viên tại các đơn vị thuộc Bộ về ý thức, trách nhiệm không ngừng học tập, tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm xây dựng, phát triển năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt; đặc biệt hoàn thành mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên sâu về pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Bảo đảm đến năm 2027 có ít nhất là 03 công chức và đến năm 2030 có ít nhất 05 công chức có đủ kiến thức năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gồm:
Tăng cường lãnh đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức
Cần tiếp tục, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật và của Bộ về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong bối cảnh tiếp tục tinh giản biên chế và khối lượng công việc ngày càng tăng; đổi mới cách tiếp cận, tầm nhìn dài hạn, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ của đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chủ động và có định hướng rõ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nhất là xây dựng năng lực thực tiễn, đào tạo tại chỗ, tự đào tạo, truyền nghề giữa các thế hệ cán bộ của đơn vị.
Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp
Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đặc biệt, cần rà soát sửa đổi, ban hành mới các quy định, quy chế về đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ bảo đảm phù hợp với các quy định của Đảng, pháp luật mới ban hành và đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp trong tình hình mới.
Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí việc làm và quy hoạch đã được phê duyệt và xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực công tác của Bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ, các kiến thức, kỹ năng thực tiễn, chuyển đổi số, nhất là công chức, viên chức trẻ, công chức mới được tuyển dụng; hướng dẫn thực hiện nghiêm quy định bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm, tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.
Ngoài ra, cần xây dựng mô hình tổ chức học tập, đào tạo, bồi dưỡng và thiết kế chương trình các khóa đào tạo, bồi dưỡng hướng tới việc tự học; có độ mở và linh hoạt phù hợp để cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện liên thông trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giữa các đơn vị xây dựng pháp luật và đơn vị quản lý nhà nước, giữa các đơn vị này với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ để gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa xây dựng và thực thi pháp luật...
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức của Bộ
Rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, quy chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp bảo đảm phù hợp với chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách thức, phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật...
Nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp.
Tăng cường sự chủ động, trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong tham mưu Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị để thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Thủ trưởng các đơn vị trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của các đơn vị. Đồng thời, cần ưu tiên bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật và các quy định của Bộ về công tác đào tạo, bồi dưỡng; động viên, khen thưởng kịp thời với những công chức, viên chức đạt thành tích xuất sắc trong học tập và tự học tập./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật