06/01/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luậtỨng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống xã hội và chuyển đổi số trong ngành Tư pháp là xu hướng tất yếu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Để xây dựng xã hội số, nền kinh tế số và Chính phủ số, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 09/10/2024 phê duyệt chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.Nhận thức được điều đó, Bộ, ngành Tư pháp luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL. Các văn bản, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ được cập nhật, đăng tải công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương. Bộ Tư pháp thường xuyên đăng tải các tin, bài giới thiệu, phổ biến các văn bản, chính sách mới trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, Facebook “Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp” và Zalo “Phổ biến, giáo dục pháp luật”. Các địa phương chú trọng sử dụng trang mạng xã hội (Zalo, Facebook) hoặc xây dựng chuyên mục riêng về “Tiếp cận pháp luật” trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và cập nhật tin bài, các hoạt động triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn TCPL. Tỉnh Gia Lai đã ứng dụng “Hệ thống rà soát dữ liệu kết quả thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” nền tảng Biểu mẫu và Trang tính của Google từ năm 2021, giúp việc cập nhật và thống kê số liệu được đồng bộ từ cấp xã lên cấp tỉnh, việc theo dõi, quản lý dữ liệu được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Mô hình này đã được nhiều địa phương trên cả nước học tập và áp dụng hiệu quả. Công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận TCPL cũng được nhiều địa phương áp dụng theo hình thức trực tuyến kết nối các điểm cầu cấp huyện trên địa bàn để tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực[1]. Một số địa phương tổ chức các Cuộc thi trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn TCPL” (Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau), “Tìm hiểu quy định về xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã đạt chuẩn TCPL” (Thành phố Hồ Chí Minh), “Thực hiện đúng, đầy đủ các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL” (Trà Vinh). Thông qua cuộc thi này đã góp phần phổ biến các quy định về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL cũng như mục đích, ý nghĩa của công tác này trong việc tăng cường năng lực TCPL của người dân đến đông đảo cán bộ, công chức và Nhân dân.
Đặc biệt, điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg giao Bộ Tư pháp “xây dựng, quản lý, vận hành phần mềm đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong phạm vi cả nước”. Năm 2023, Bộ Tư pháp đã tổ chức khảo sát tại 04 tỉnh Quảng Ngãi, Hòa Bình, Trà Vinh, Sơn La. Năm 2024, Bộ Tư pháp tiếp tục khảo sát trực tuyến đối với các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch trên toàn quốc để xác định nhu cầu và thực trạng đáp ứng xây dựng, vận hành phần mềm. Kết quả khảo sát cho thấy, việc đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL hiện nay căn cứ chủ yếu vào hồ sơ, tài liệu giấy do đó việc thu thập thông tin, số liệu và lập hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn mất nhiều thời gian, việc lưu trữ gặp khó khăn, việc đánh giá, chấm điểm không chính xác, dễ dẫn đến sai sót. Có đến 92% người được khảo sát cho rằng cần thiết phải sớm xây dựng và triển khai phần mềm đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên. Phần mềm cần được thiết kế đơn giản; vận hành nhanh; có nhiều tiện ích hiện đại và khoa học; trích xuất được dữ liệu thống kế số liệu, tài liệu kiểm chứng để phục vụ chấm điểm từng chỉ tiêu, tiêu chí. Đặc biệt, cần có tính năng tự động kết nối với phần mềm thống kê của Bộ Tư pháp và các hệ thống khác có liên quan để tránh việc phải thực hiện nhiều lần nhập liệu một nội dung thông tin với từng phần mềm khác nhau.
Hiện nay, Bộ Tư pháp cũng đang triển khai dự án đầu tư công về xây dựng “Hệ thống thông tin PBGDPL” và sẽ nghiên cứu đưa nội dung xây dựng phần mềm “đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL” thành một hợp phần của cơ sở dữ liệu về TCPL tại dự án này với lộ trình cụ thể như sau: (i) Giai đoạn 2022-2025: Xây dựng “cơ sở dữ liệu về TCPL” để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về đánh giá, công nhận đạt chuẩn TCPL; (ii) Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn với đầy đủ các chức năng theo dõi, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí TCPL và thực hiện các bước trong quy trình đánh giá, công nhận trên môi trường điện tử, có sự liên thông, liên kết dữ liệu với các phần mềm có liên quan./.
Nguyễn Thị Tâm
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
[1] Các tỉnh: Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Long, Thành phố Hà Nội, Bình Định, Đồng Tháp, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái.
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống xã hội và chuyển đổi số trong ngành Tư pháp là xu hướng tất yếu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Để xây dựng xã hội số, nền kinh tế số và Chính phủ số, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 09/10/2024 phê duyệt chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.
Nhận thức được điều đó, Bộ, ngành Tư pháp luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL. Các văn bản, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ được cập nhật, đăng tải công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương. Bộ Tư pháp thường xuyên đăng tải các tin, bài giới thiệu, phổ biến các văn bản, chính sách mới trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, Facebook “Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp” và Zalo “Phổ biến, giáo dục pháp luật”. Các địa phương chú trọng sử dụng trang mạng xã hội (Zalo, Facebook) hoặc xây dựng chuyên mục riêng về “Tiếp cận pháp luật” trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và cập nhật tin bài, các hoạt động triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn TCPL. Tỉnh Gia Lai đã ứng dụng “Hệ thống rà soát dữ liệu kết quả thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” nền tảng Biểu mẫu và Trang tính của Google từ năm 2021, giúp việc cập nhật và thống kê số liệu được đồng bộ từ cấp xã lên cấp tỉnh, việc theo dõi, quản lý dữ liệu được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Mô hình này đã được nhiều địa phương trên cả nước học tập và áp dụng hiệu quả. Công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận TCPL cũng được nhiều địa phương áp dụng theo hình thức trực tuyến kết nối các điểm cầu cấp huyện trên địa bàn để tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực
[1]. Một số địa phương tổ chức các Cuộc thi trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn TCPL” (Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau), “Tìm hiểu quy định về xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã đạt chuẩn TCPL” (Thành phố Hồ Chí Minh), “Thực hiện đúng, đầy đủ các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL” (Trà Vinh). Thông qua cuộc thi này đã góp phần phổ biến các quy định về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL cũng như mục đích, ý nghĩa của công tác này trong việc tăng cường năng lực TCPL của người dân đến đông đảo cán bộ, công chức và Nhân dân.
Đặc biệt, điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg giao Bộ Tư pháp “xây dựng, quản lý, vận hành phần mềm đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong phạm vi cả nước”. Năm 2023, Bộ Tư pháp đã tổ chức khảo sát tại 04 tỉnh Quảng Ngãi, Hòa Bình, Trà Vinh, Sơn La. Năm 2024, Bộ Tư pháp tiếp tục khảo sát trực tuyến đối với các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch trên toàn quốc để xác định nhu cầu và thực trạng đáp ứng xây dựng, vận hành phần mềm. Kết quả khảo sát cho thấy, việc đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL hiện nay căn cứ chủ yếu vào hồ sơ, tài liệu giấy do đó việc thu thập thông tin, số liệu và lập hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn mất nhiều thời gian, việc lưu trữ gặp khó khăn, việc đánh giá, chấm điểm không chính xác, dễ dẫn đến sai sót. Có đến 92% người được khảo sát cho rằng cần thiết phải sớm xây dựng và triển khai phần mềm đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên. Phần mềm cần được thiết kế đơn giản; vận hành nhanh; có nhiều tiện ích hiện đại và khoa học; trích xuất được dữ liệu thống kế số liệu, tài liệu kiểm chứng để phục vụ chấm điểm từng chỉ tiêu, tiêu chí. Đặc biệt, cần có tính năng tự động kết nối với phần mềm thống kê của Bộ Tư pháp và các hệ thống khác có liên quan để tránh việc phải thực hiện nhiều lần nhập liệu một nội dung thông tin với từng phần mềm khác nhau.
Hiện nay, Bộ Tư pháp cũng đang triển khai dự án đầu tư công về xây dựng “Hệ thống thông tin PBGDPL” và sẽ nghiên cứu đưa nội dung xây dựng phần mềm “đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL” thành một hợp phần của cơ sở dữ liệu về TCPL tại dự án này với lộ trình cụ thể như sau: (i) Giai đoạn 2022-2025: Xây dựng “cơ sở dữ liệu về TCPL” để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về đánh giá, công nhận đạt chuẩn TCPL; (ii) Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn với đầy đủ các chức năng theo dõi, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí TCPL và thực hiện các bước trong quy trình đánh giá, công nhận trên môi trường điện tử, có sự liên thông, liên kết dữ liệu với các phần mềm có liên quan./.
Nguyễn Thị Tâm
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
[1] Các tỉnh: Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Long, Thành phố Hà Nội, Bình Định, Đồng Tháp, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái.