16/04/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030”Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng, tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Đặt trong bối cảnh đó ở Việt Nam, chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặt ra và yêu cầu triển khai kịp thời, khẩn trương, hiệu quả.Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến nay đã được tổ chức triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng, kết hợp giữa truyền thống với các hình thức mới, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đạt được những kết quả cụ thể. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế, chất lượng, hiệu quả chưa đồng đều. Một số bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và vận hành Chuyên mục PBGDPL trên Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL nhưng còn mang tính hình thức, chưa thực chất, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Chưa có phần mềm, ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động PBGDPL như tổ chức các diễn đàn trực tuyến; tư vấn, hỏi đáp pháp luật trực tuyến... Các sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL chưa phong phú. Dữ liệu, thông tin pháp luật ở Cổng/Trang Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương chưa được chia sẻ, kết nối dữ liệu với Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia. Nguồn nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL còn thiếu, hầu hết các bộ, ngành, địa phương chưa có cơ chế phù hợp trong việc bố trí, sắp xếp đầu mối phụ trách về nhiệm vụ này. Việc thực hiện xã hội hóa về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL gặp nhiều khó khăn.
Nhiều văn kiện, văn bản được Đảng, Nhà nước ban hành đã xác định rõ yêu cầu chuyển đổi số đối với quốc gia và trong mọi lĩnh vực. Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể trung ương có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030” (Đề án). Việc ban hành Đề án tạo cơ sở đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực PBGDPL, từ khâu quản lý nhà nước đến triển khai thực hiện PBGDPL cụ thể cho người dân, doanh nghiệp.
Đề án đặt ra mục tiêu tổng quát là đổi mới toàn diện, căn bản công tác quản lý, phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL cho người dân, doanh nghiệp thông qua ưu tiên ứng dụng công nghệ số kết hợp phương thức truyền thống phù hợp. Bảo đảm cung cấp thông tin pháp luật nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, tiếp cận mọi đối tượng, tăng cường tương tác; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tối ưu chi phí, thực chất, đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Có 06 mục tiêu cụ thể được Đề án đề ra và phấn đấu thực hiện trong đó giai đoạn 01 (từ năm 2025 đến năm 2027) và 05 mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 02 (từ năm 2028 đến năm 2030). Trong đó có mục tiêu về hoàn thiện thể chế thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; nâng cấp, hoàn thiện Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia với chức năng chính là cung cấp thông tin pháp luật, PBGDPL cho người dân, doanh nghiệp; thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các Cổng/Trang thông tin PBGDPL của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương. Xây dựng kho dữ liệu PBGDPL dùng chung, bảo đảm cung cấp thông tin pháp luật đầy đủ, toàn diện, nhanh chóng, phục vụ nhu cầu khai thác, tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Các mục tiêu hướng tới người dân được tiếp cận, tìm hiểu thông tin pháp luật qua sử dụng, khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật, ứng dụng số được xác định rõ trong Đề án. Theo đó phấn đấu có 80% người dân thành thị trong giai đoạn 01 và 90% trong giai đoạn 02, 60% người dân nông thôn trong giai đoạn 01 và 70% trong giai đoạn 02; có 80% (giai đoạn 01) và 100% (giai đoạn 02) cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân tham mưu thực hiện công tác PBGDPL, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn kỹ năng thực hiện chuyển đổi số về PBGDPL, trong đó, 75% hoạt động tập huấn (giai đoạn 01) và 90% hoạt động tập huấn (giai đoạn 02) được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sử dụng, khai thác các tính tiện ích, nền tảng, ứng dụng số PBGDPL tham gia đánh giá đạt 90% (giai đoạn 02).
Về nhiệm vụ, giải pháp, Đề án đề ra 10 nhóm: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (2) Hoàn thiện chính sách, thể chế về chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (3) Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL; (4) Chuyển đổi số trong hoạt động PBGDPL phục vụ người dân, doanh nghiệp; (5) Hỗ trợ một số địa phương thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (6) Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (7) Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế; (8) Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (9) Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong thực hiện chuyển đổi số công tác PBGDPL; (10) Tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án và có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án trong trường hợp cần thiết; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương có liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án.
Các bộ, cơ quan có trách nhiệm tham mưu, triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo chức năng và phạm vi quản lý, bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo; đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Đề án.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hoặc lồng ghép nội dung triển khai trong các chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án; kết nối, chia sẻ dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia, kho dữ liệu số PBGDPL dùng chung, Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phục vụ nhu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, người dân, doanh nghiệp; bố trí kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án; rà soát, đánh giá, thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL...
Thanh Trang
Cục phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng, tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Đặt trong bối cảnh đó ở Việt Nam, chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặt ra và yêu cầu triển khai kịp thời, khẩn trương, hiệu quả.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến nay đã được tổ chức triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng, kết hợp giữa truyền thống với các hình thức mới, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đạt được những kết quả cụ thể. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế, chất lượng, hiệu quả chưa đồng đều. Một số bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và vận hành Chuyên mục PBGDPL trên Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL nhưng còn mang tính hình thức, chưa thực chất, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Chưa có phần mềm, ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động PBGDPL như tổ chức các diễn đàn trực tuyến; tư vấn, hỏi đáp pháp luật trực tuyến... Các sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL chưa phong phú. Dữ liệu, thông tin pháp luật ở Cổng/Trang Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương chưa được chia sẻ, kết nối dữ liệu với Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia. Nguồn nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL còn thiếu, hầu hết các bộ, ngành, địa phương chưa có cơ chế phù hợp trong việc bố trí, sắp xếp đầu mối phụ trách về nhiệm vụ này. Việc thực hiện xã hội hóa về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL gặp nhiều khó khăn.
Nhiều văn kiện, văn bản được Đảng, Nhà nước ban hành đã xác định rõ yêu cầu chuyển đổi số đối với quốc gia và trong mọi lĩnh vực. Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể trung ương có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030” (Đề án). Việc ban hành Đề án tạo cơ sở đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực PBGDPL, từ khâu quản lý nhà nước đến triển khai thực hiện PBGDPL cụ thể cho người dân, doanh nghiệp.
Đề án đặt ra mục tiêu tổng quát là đổi mới toàn diện, căn bản công tác quản lý, phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL cho người dân, doanh nghiệp thông qua ưu tiên ứng dụng công nghệ số kết hợp phương thức truyền thống phù hợp. Bảo đảm cung cấp thông tin pháp luật nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, tiếp cận mọi đối tượng, tăng cường tương tác; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tối ưu chi phí, thực chất, đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Có 06 mục tiêu cụ thể được Đề án đề ra và phấn đấu thực hiện trong đó giai đoạn 01 (từ năm 2025 đến năm 2027) và 05 mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 02 (từ năm 2028 đến năm 2030). Trong đó có mục tiêu về hoàn thiện thể chế thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; nâng cấp, hoàn thiện Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia với chức năng chính là cung cấp thông tin pháp luật, PBGDPL cho người dân, doanh nghiệp; thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các Cổng/Trang thông tin PBGDPL của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương. Xây dựng kho dữ liệu PBGDPL dùng chung, bảo đảm cung cấp thông tin pháp luật đầy đủ, toàn diện, nhanh chóng, phục vụ nhu cầu khai thác, tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Các mục tiêu hướng tới người dân được tiếp cận, tìm hiểu thông tin pháp luật qua sử dụng, khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật, ứng dụng số được xác định rõ trong Đề án. Theo đó phấn đấu có 80% người dân thành thị trong giai đoạn 01 và 90% trong giai đoạn 02, 60% người dân nông thôn trong giai đoạn 01 và 70% trong giai đoạn 02; có 80% (giai đoạn 01) và 100% (giai đoạn 02) cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân tham mưu thực hiện công tác PBGDPL, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được tập huấn kỹ năng thực hiện chuyển đổi số về PBGDPL, trong đó, 75% hoạt động tập huấn (giai đoạn 01) và 90% hoạt động tập huấn (giai đoạn 02) được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sử dụng, khai thác các tính tiện ích, nền tảng, ứng dụng số PBGDPL tham gia đánh giá đạt 90% (giai đoạn 02).
Về nhiệm vụ, giải pháp, Đề án đề ra 10 nhóm: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (2) Hoàn thiện chính sách, thể chế về chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (3) Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL; (4) Chuyển đổi số trong hoạt động PBGDPL phục vụ người dân, doanh nghiệp; (5) Hỗ trợ một số địa phương thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (6) Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (7) Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế; (8) Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; (9) Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong thực hiện chuyển đổi số công tác PBGDPL; (10) Tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án và có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án trong trường hợp cần thiết; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương có liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án.
Các bộ, cơ quan có trách nhiệm tham mưu, triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo chức năng và phạm vi quản lý, bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo; đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Đề án.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hoặc lồng ghép nội dung triển khai trong các chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án; kết nối, chia sẻ dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia, kho dữ liệu số PBGDPL dùng chung, Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phục vụ nhu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, người dân, doanh nghiệp; bố trí kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án; rà soát, đánh giá, thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL...
Thanh Trang
Cục phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
File đính kèm: