19/10/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Đa dạng hóa các hình thức đưa pháp luật đến khu vực biên giới, hải đảoMiền núi cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo là những địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiệu số. Đây là những vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng của đất nước. Từ các chính sách quan tâm, đầu tư cho vùng đặc biệt quan trọng này, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng ưu tiên đầu tư, phát triển đưa kinh tế - xã hội phát triển và đời sống Nhân dân nơi đây cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin, kiến thức pháp luật của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế, do đó tình trạng người dân vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết pháp luật vẫn còn xảy ra. Đặc biệt là tuyến biên giới đất liền, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mặt bằng dân trí thấp, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến hơn.Xác định nhiệm vụ tuyên tryền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, các ngành, các cấp chính quyền và địa phương, đặc biệt là Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phong phú, phù hợp, góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên hai tuyến biên giới đất liền và vùng biển, qua đó, góp phần nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biên giới, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo
Nhận thức rõ tầm quan trọng và yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL có nêu rõ: “Cần bố trí một khoản ngân sách cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách trợ giá các loại sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc phát miễn phí các loại sách và tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định rõ tại Điều 17 như sau:
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống.
- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
Tại Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2020 (ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã xác định: “Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động Nhân dân, thành viên, hội viên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại cơ sở.
Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng.”
Tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW tiếp tục nhấn mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trước yêu cầu tăng cường tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại vùng biên giới, hải đảo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021”. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân các địa phương vùng biên giới, hải đảo; qua đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ các đơn vị quân đội ở địa bàn này, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đề án xác định, các đơn vị bộ đội biên phòng tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân Dân vùng biên giới, hải đảo bằng các hình thức phù hợp theo các nhóm đối tượng sau:
- Cán bộ, Nhân dân 03 tuyến biên giới đất liền, gồm: Việt Nam – Trung Quốc; Việt Nam – Lào và Việt Nam – Camphuchia;
- Cán bộ, Nhân dân tuyến biên giới biển, hải đảo và ngư dân đi biển dài ngày.
2. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng biên giới, hải đảo
Nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, để giúp người dân khu vực biên giới nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các đối tượng thù địch, thức đẩy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa lực lượng bộ đội biên phòng với người dân và chính quyền địa phương trong bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, việc phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng, đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức thực hiện.
Để hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố đã phối hợp với cơ quan Tư pháp các cấp, các ban, ngành tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Bộ đội Biên phòng và cán bộ các xã, phường, người có uy tín tại địa bàn; tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các xã, phường thuộc các huyện, thành phố biên giới, ven biển; tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tình hình vi phạm pháp luật trên đị bàn biên giới, ven biển; xây dựng các tiêu phẩm pháp luật và tổ chức đi lưu diễn trên hai tuyến biên giới và các đồn biên phòng.
Đặc biệt, các đồn biên phòng đã áp dụng mô hình “04 cùng”: cử cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống địa bàn thực hiện “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm cùng nói tiếng dân tộc” với Nhân dân, giúp Nhân dân đưa cây, con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từ bỏ các tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa. Qua đó, chủ động nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến khu vực biên giới, hải đảo; kịp thời nắm bắt, giải quyết các vụ việc xảy ra trong đời sống. Những nội dung pháp luật đã được Bộ đội Biên phòng chú trọng phổ biến, gôm pháp luật về quốc phòng, an ninh, tín ngưỡng, tôn giáo, hôn nhân – gia đình, đất đai….
Bám sát nội dung Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021”, thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố đã đa dạng hóa các hình thức nhằm đưa pháp luật đến với người dân khu vực biên giới. Không chỉ tuyên truyền thông qua tài liệu, tờ gấp, các đơn vị còn chủ động đa dạng hóa hình thức thông qua biểu diễn văn nghệ, lồng ghép qua tiểu phẩm, kịch ngắn; các mô hình tổ tự quản đường biên, cột mốc, mô hình tổ tàu thuyền tự quản gắn với bến bãi an toàn…
Ở biên giới, cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng đã chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức pháp luật trên các Báo giấy, Báo điện tử để chuyển tải và trở thành cầu nối quan trọng để tuyên truyền pháp luật đến người dân. Các chủ trương, chính sách, pháp luật được chuyển tải thuộc các lĩnh vực về định canh, định cư, ổn định sản suất, hôn nhân – gia đình (không kết hôn sớm, không sinh con thứ 3…), phát hiện tố giác những hành vi buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, vận chuyển buôn bán ma túy và các chất gây nghiện… Nhờ đó, những năm gần đây, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Tại khu vực biên giới biển, việc phổ biến, tuyên truyền đã trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngư dân khi thực hiện khai thác thủy sản; đồng thời, giúp ngư dân đánh bắt xa bờ hiểu hơn về pháp luật cũng như các vấn đề liên quan đến quy định vùng đánh bắt, xử phạt đối với vi phạm trong nghề thủy, hải sản và chủ quyền biển đảo…Đảm bảo hoạt động đánh bắt, khai thác đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, với phương châm dựa vào dân, lấy dân làm gốc, Nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, ngoài nhiệm vụ giữ vững biên cương, chủ quyền biên giới, Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành còn luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động xã hội, giúp đỡ đồng bào còn nhiều khó khăn trên tuyến biên giới, qua đó, thực hiện mô hình kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: các chương trình, phong trào tiêu biểu: “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”; “xây dựng nhà đại đoàn kết”; “bò giống cho đồng bào nghèo nơi biên giới”; “ nâng bước em tới trường”; “đồng hành với phụ nữ biên cương”; “xuân biên phòng ấm lòng dân bản”; “vì những con tàu xa khơi”…Thông qua các phong trào, chương trình an sinh xã hội, Bộ đội Biên phòng đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo bà con Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào bảo vệ biên giới, vùng biển.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới, hải đảo đã giúp bà con Nhân dân các dân tộc trên địa bàn các xã biên giới nâng cao hiểu biết pháp luật, tự mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, góp phần hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại không có cơ sở, khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông ngườu trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giúp cán bộ, Nhân dân hiểu sâu hơn về chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, từ đó, tự giác tham gia cùng Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và giữ gìn an toàn xã hội trên địa bàn./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Miền núi cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo là những địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiệu số. Đây là những vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng của đất nước. Từ các chính sách quan tâm, đầu tư cho vùng đặc biệt quan trọng này, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng ưu tiên đầu tư, phát triển đưa kinh tế - xã hội phát triển và đời sống Nhân dân nơi đây cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin, kiến thức pháp luật của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế, do đó tình trạng người dân vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết pháp luật vẫn còn xảy ra. Đặc biệt là tuyến biên giới đất liền, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mặt bằng dân trí thấp, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến hơn.
Xác định nhiệm vụ tuyên tryền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, các ngành, các cấp chính quyền và địa phương, đặc biệt là Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phong phú, phù hợp, góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên hai tuyến biên giới đất liền và vùng biển, qua đó, góp phần nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biên giới, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo
Nhận thức rõ tầm quan trọng và yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL có nêu rõ: “Cần bố trí một khoản ngân sách cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách trợ giá các loại sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc phát miễn phí các loại sách và tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định rõ tại Điều 17 như sau:
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống.
- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
Tại Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2020 (ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã xác định: “Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động Nhân dân, thành viên, hội viên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại cơ sở.
Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng.”
Tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW tiếp tục nhấn mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trước yêu cầu tăng cường tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại vùng biên giới, hải đảo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021”. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân các địa phương vùng biên giới, hải đảo; qua đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ các đơn vị quân đội ở địa bàn này, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đề án xác định, các đơn vị bộ đội biên phòng tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân Dân vùng biên giới, hải đảo bằng các hình thức phù hợp theo các nhóm đối tượng sau:
- Cán bộ, Nhân dân 03 tuyến biên giới đất liền, gồm: Việt Nam – Trung Quốc; Việt Nam – Lào và Việt Nam – Camphuchia;
- Cán bộ, Nhân dân tuyến biên giới biển, hải đảo và ngư dân đi biển dài ngày.
2. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng biên giới, hải đảo
Nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, để giúp người dân khu vực biên giới nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các đối tượng thù địch, thức đẩy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa lực lượng bộ đội biên phòng với người dân và chính quyền địa phương trong bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, việc phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng, đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức thực hiện.
Để hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố đã phối hợp với cơ quan Tư pháp các cấp, các ban, ngành tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Bộ đội Biên phòng và cán bộ các xã, phường, người có uy tín tại địa bàn; tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các xã, phường thuộc các huyện, thành phố biên giới, ven biển; tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tình hình vi phạm pháp luật trên đị bàn biên giới, ven biển; xây dựng các tiêu phẩm pháp luật và tổ chức đi lưu diễn trên hai tuyến biên giới và các đồn biên phòng.
Đặc biệt, các đồn biên phòng đã áp dụng mô hình “04 cùng”: cử cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống địa bàn thực hiện “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm cùng nói tiếng dân tộc” với Nhân dân, giúp Nhân dân đưa cây, con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từ bỏ các tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa. Qua đó, chủ động nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến khu vực biên giới, hải đảo; kịp thời nắm bắt, giải quyết các vụ việc xảy ra trong đời sống. Những nội dung pháp luật đã được Bộ đội Biên phòng chú trọng phổ biến, gôm pháp luật về quốc phòng, an ninh, tín ngưỡng, tôn giáo, hôn nhân – gia đình, đất đai….
Bám sát nội dung Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021”, thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố đã đa dạng hóa các hình thức nhằm đưa pháp luật đến với người dân khu vực biên giới. Không chỉ tuyên truyền thông qua tài liệu, tờ gấp, các đơn vị còn chủ động đa dạng hóa hình thức thông qua biểu diễn văn nghệ, lồng ghép qua tiểu phẩm, kịch ngắn; các mô hình tổ tự quản đường biên, cột mốc, mô hình tổ tàu thuyền tự quản gắn với bến bãi an toàn…
Ở biên giới, cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng đã chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức pháp luật trên các Báo giấy, Báo điện tử để chuyển tải và trở thành cầu nối quan trọng để tuyên truyền pháp luật đến người dân. Các chủ trương, chính sách, pháp luật được chuyển tải thuộc các lĩnh vực về định canh, định cư, ổn định sản suất, hôn nhân – gia đình (không kết hôn sớm, không sinh con thứ 3…), phát hiện tố giác những hành vi buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, vận chuyển buôn bán ma túy và các chất gây nghiện… Nhờ đó, những năm gần đây, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Tại khu vực biên giới biển, việc phổ biến, tuyên truyền đã trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngư dân khi thực hiện khai thác thủy sản; đồng thời, giúp ngư dân đánh bắt xa bờ hiểu hơn về pháp luật cũng như các vấn đề liên quan đến quy định vùng đánh bắt, xử phạt đối với vi phạm trong nghề thủy, hải sản và chủ quyền biển đảo…Đảm bảo hoạt động đánh bắt, khai thác đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, với phương châm dựa vào dân, lấy dân làm gốc, Nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, ngoài nhiệm vụ giữ vững biên cương, chủ quyền biên giới, Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành còn luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động xã hội, giúp đỡ đồng bào còn nhiều khó khăn trên tuyến biên giới, qua đó, thực hiện mô hình kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: các chương trình, phong trào tiêu biểu: “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”; “xây dựng nhà đại đoàn kết”; “bò giống cho đồng bào nghèo nơi biên giới”; “ nâng bước em tới trường”; “đồng hành với phụ nữ biên cương”; “xuân biên phòng ấm lòng dân bản”; “vì những con tàu xa khơi”…Thông qua các phong trào, chương trình an sinh xã hội, Bộ đội Biên phòng đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo bà con Nhân dân khu vực biên giới, hải đảo, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào bảo vệ biên giới, vùng biển.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới, hải đảo đã giúp bà con Nhân dân các dân tộc trên địa bàn các xã biên giới nâng cao hiểu biết pháp luật, tự mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, góp phần hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại không có cơ sở, khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông ngườu trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giúp cán bộ, Nhân dân hiểu sâu hơn về chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, từ đó, tự giác tham gia cùng Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và giữ gìn an toàn xã hội trên địa bàn./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật